ăn măng có sảy thai không

Ăn măng có sảy thai không? 6 lợi ích của măng với sức khỏe

Măng là thực phẩm quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam vừa thơm ngon, vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn quan ngại về tác động của măng đối với sức khoẻ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy ăn măng có sảy thai không? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp câu hỏi trên nhé!

Ăn măng có sảy thai không?

Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn măng vì có thể gây sảy thai. Vậy sự thật là gì? Có thai ăn măng có sao không? Hiện nay, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn măng gây sảy thai. Do đó, lời đồn kia là hoàn toàn không có căn cứ. [1]

Trên thực tế, măng chứa một lượng nhỏ độc tố cyanide taxiphyllin có thể gây hại nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, mẹ bầu nên chế biến đúng cách và ăn với lượng vừa phải, khoảng 1 – 2 lần trong tháng và mỗi lần tối đa 200 gram. Đây là cách đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. [2]

Lưu ý khi ăn măng mẹ bầu nên biết

Sau khi giải đáp được câu hỏi “Ăn măng có sảy thai không?”, mời mẹ tìm hiểu thêm những lưu ý hết sức quan trọng nếu muốn tiêu thụ loại thực phẩm này:

  • Tránh ăn măng sống hoặc chưa nấu chín.
  • Không dùng nước luộc măng để chế biến thành món ăn.
  • Không nên ăn măng sau khi tiêu thụ thức ăn lạnh như hải sản, rau má, dưa chuột… để tránh bị đầy hơi, khó tiêu.
  • Hạn chế các món ăn làm từ măng nếu mẹ bầu mắc các bệnh về tiêu hoá, sỏi thận, sỏi mật, đau dạ dày, gout.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để cơ thể dễ dàng tiêu hoá chất xơ có trong măng, giảm nguy cơ bị đầy bụng.
  • Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: đau bụng, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh… mẹ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.
Mẹ bầu cần sơ chế măng kỹ trước khi dùng làm thực phẩm nấu ăn
Mẹ bầu cần sơ chế măng kỹ trước khi dùng làm thực phẩm nấu ăn

6 lợi ích của măng đối với sức khoẻ mẹ bầu

Nếu chế biến đúng cách, măng mang đến nhiều lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khoẻ mẹ bầu, bao gồm:

Tăng cường hệ miễn dịch

Măng cung cấp nhiều vitamin A, E, folate, thiamin… giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ và bé khỏi nguy cơ nhiễm vi khuẩn và virus gây bệnh.

Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch

Măng chứa nhiều hoạt chất như kali, magie, niacin và pantothenic acid. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà huyết áp, ổn định tuần hoàn máu, tăng cường sức khoẻ tim mạch.

Ngoài ra, măng còn giàu chất xơ, đồng thời chứa lượng chất béo và calo không đáng kể giúp giảm cholesterol xấu, thanh lọc động mạch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. [3]

Cải thiện hệ tiêu hoá

Như đã nói ở trên, măng là một thực phẩm giàu chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa táo bón – vấn đề thường gặp và gây khó chịu ở nhiều mẹ bầu. Quá trình tiêu hoá được cải thiện còn làm giảm áp lực lên dạ dày, từ đó đẩy lùi tình trạng trào ngược và ợ nóng.

Măng làm giảm tình trạng trào ngược và ợ nóng ở mẹ bầu
Măng làm giảm tình trạng trào ngược và ợ nóng ở mẹ bầu

Kiểm soát cân nặng

Với đặc điểm giàu chất xơ, ít calo, măng là sự lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ bầu no lâu và kiểm soát tốt cân nặng. Điều này còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Phòng ngừa ung thư

Măng giàu các chất chống oxy hoá như vitamin C và carotenoid. Ưu điểm của những chất này là khả năng trung hoà gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hoá. Ngoài ra, polyphenol có nhiều trong măng còn ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u, từ đó phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Hỗ trợ các vấn đề hô hấp

Với đặc tính chống viêm tự nhiên, măng bảo vệ tốt niêm mạc cổ họng, hỗ trợ giảm ho khan, ho do cảm lạnh, giảm sưng viêm và cảm giác đau rát, khó chịu.

Hướng dẫn cách lựa chọn và chế biến măng an toàn cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên chọn măng tươi, có mùi thơm tự nhiên, vỏ trơn, không xuất hiện các vết đốm. Mẹ tránh các loại măng đã được sơ chế sẵn có màu trắng hoặc vàng vì chúng thường được tẩm nhiều hoá chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ khi sử dụng.

Cách chế biến măng thơm ngon mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ mẹ bầu:

  • Bước 1: Gọt bỏ vỏ măng, cắt thành những lát mỏng, rửa sạch, rồi đem ngâm qua đêm với nước.
  • Bước 2: Hấp hoặc luộc ở nhiệt độ cao nhiều lần, mỗi lần trong khoảng 10 -15 phút để loại bỏ độc tố, vi khuẩn và ký sinh trùng có hại. Lưu ý: Không đậy nắp vung trong suốt quá trình hấp hoặc luộc.
  • Bước 3: Rửa lại với nước sạch. Sau đó, mẹ có thể chế biến bất kỳ món ăn này từ măng.
Luộc kỹ nhiều lần để loại bỏ hết các chất độc có trong măng
Luộc kỹ nhiều lần để loại bỏ hết các chất độc có trong măng

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi mẹ muốn ăn măng trong thời gian mang thai:

Ăn măng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu ăn với lượng vừa phải và chế biến đúng cách thì ăn măng KHÔNG ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu nên tránh ăn măng vào thời điểm nào?

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, thai chưa ổn định. Nếu không lựa chọn và chế biến cẩn thận, măng có thể chứa một số độc tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và gián tiếp tác động lên thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh tiêu thụ măng trong giai đoạn nhạy cảm này.

Bà bầu có ăn được măng chua không?

Măng chua chứa hàm lượng lớn natri, không tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là người bị cao huyết áp. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, mẹ không nên ăn măng chua.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ăn măng có sảy thai không?”. Mời bạn truy cập vào website aplicaps.vn để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 The Nutritional Facts of Bamboo Shoots and Their Usage as Important Traditional Foods of Northeast India. Truy cập ngày 29/ 10/ 2024.
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1155/2014/679073
2 Bamboo Shoots: Nutrients, Benefits, and More. Truy cập ngày 29/ 10/ 2024.
https://www.healthline.com/nutrition/are-bamboo-shoots-good-for-you#downsides
3 6 Proven Benefits of Bamboo Shoots – Healthy Focus. Truy cập ngày 29/ 10/ 2024.
https://healthyfocus.org/benefits-of-bamboo-shoots/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ