Trên khắp các diễn đàn và hội nhóm về mang thai, đâu đâu cũng thấy mẹ bầu mắc covid. Hầu hết các bà bầu đều lo lắng và mong muốn xin lời khuyên để tự điều trị tại nhà. Trong đó, câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm nhất đó là bà bầu bị covid có nên xông không, làm sao để giảm nhẹ các triệu chứng như ho, sốt, đau họng. Bài viết dưới đây của Aplicaps sẽ giải đáp thắc mắc này cho mẹ.
Bà bầu bị covid có nên xông không?
Với thắc mắc bà bầu bị covid có nên xông không, câu trả lời là CÓ. Mẹ nên xông, bởi vì phương pháp này mang lại cho mẹ rất nhiều lợi ích trong việc vệ sinh đường thở và cải thiện triệu chứng của COVID-19.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ về phương pháp và các lưu ý khi xông, không nên xông “vô tội vạ”, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và thai nhi.

Phương pháp xông để diệt khuẩn và cải thiện triệu chứng covid
Nhiều bà bầu lầm tưởng rằng, xông hơi ở đây có nghĩa là phải xông cả người, giống như khi bị cảm cúm. Đây là một hiểu nhầm tai hại. Bởi xông cả người không mang lại tác gì trong việc cải thiện triệu chứng của covid. Bên cạnh đó, thân nhiệt lên quá cao còn tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Do vậy, bà bầu chỉ nên áp dụng 2 phương pháp xông hơi phòng ngừa covid dưới đây. Những phương pháp này cũng có thể áp dụng cho tất cả người thân trong gia đình.
Xông phòng ở, phòng làm việc
Khi xông hơi, tinh dầu có trong các thảo dược theo hơi nước bay lên và khuếch tán khắp phòng, tiêu diệt hoặc làm suy yếu những mầm bệnh lơ lửng trong không khí và bám ở trên các bề mặt.
Về cơ bản, việc xông hơi phòng ở và phòng làm việc cũng giống như việc phun khử khuẩn, nó chỉ có tác dụng diệt khuẩn và vệ sinh. Do vậy, bạn chỉ cần xông trong vòng 20 – 30 phút. Tránh tình trạng đóng kín phòng và xông “nghi ngút” khói cả ngày. Điều này không những không cần thiết, mà thậm chí còn phản tác dụng. Vì việc đóng kín phòng làm gia tăng nguy cơ lây lan covid.
Cách 1:
Nguyên liệu xông phòng: hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió… Mỗi loại 200 – 400 gam, tùy diện tích phòng.
Hướng dẫn xông:
- Cho dược liệu vào nồi đun sôi lăn tăn, mở nắp để tinh dầu khuếch tán khắp phòng.
- Thời gian xông 30 phút, đóng cửa phòng 20 phút.
- Ngày xông 2 lần sáng chiều.

Cách 2:
Hòa 2 – 4ml tinh dầu (tương ứng với phòng từ 20 – 40m2) với cồn 75 độ, lượng tinh dầu tùy thuộc vào độ lớn của phòng. Xịt dung dịch trên xung quanh phòng, đặc biệt là trên các bề mặt hay tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa,…
Xịt xong đóng cửa 20 phút, rồi mở cửa để không khí lưu thông. Mỗi ngày xịt 2 – 3 lần.
Xông mũi họng
Xông hơi vùng mũi họng giúp làm loãng dịch tiết, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, đồng thời dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi. Do đó, xông hơi đúng cách giúp bảo vệ lớp niêm mạc mũi họng, cải thiện các triệu chứng hô hấp như nghẹt mũi, khô họng, nhiều đờm ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Bên cạnh đó, tinh dầu có trong dược liệu còn giúp sát khuẩn vùng hầu họng, cải thiện triệu chứng đau rát họng. Nhờ đó, người bệnh có cảm giác thư giãn, thoải mái hơn.
Có 2 cách xông mũi họng mà bạn có thể áp dụng.
Cách 1:
Tương tự như xông phòng, bạn có thể dùng các dược liệu như hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió… để đun nước xông hơi. Sau khi nước sôi, bạn trùm khăn để xông phần mặt mũi họng hầu. Lưu ý, chỉ xông phần đầu, không xông cả người. Thời gian xông khoảng 10 – 15 phút.
Cách 2:
Lấy 1 củ tỏi, lột sạch vỏ và đâm nhuyễn. Phải đập nát rồi giã nhuyễn, bởi băm và xay không mang lại hiệu quả. Sau đó để yên 5 phút để hình thành chất allicin trong tỏi.
Đun sôi hỗn hợp tỏi với 1 lít nước, dùng khăn trùm đầu xông mặt. Nếu nhiều người cùng xông thì có thể dùng đến 2-3 củ tỏi, thêm gừng sống, sả và tăng lượng nước sao cho phù hợp. Xông 10 – 15 phút, bỏ khăn, hít một hơi thật mạnh bằng mũi và miệng cho hỗn hợp allicin và hơi nước vào phổi, rồi lau khô mặt, tránh ra gió.

Theo GS.TS Trương Việt Bình – nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam: “Chất allicin này có tác dụng diệt virus vô cùng mạnh, làm tan các cục máu đông. Phổi sẽ thông thoáng và thở tốt không cần các biện pháp trợ thở. Nếu bệnh nhân đã nhiễm bệnh thì mỗi ngày xông 3 lần, sau bữa ăn. Nếu bị nhẹ thì xông trong 3 ngày, nặng thì xông trong 5 ngày.
Phương pháp này đặc biệt giúp những người có bệnh nền nặng vẫn thoát được dịch bệnh. Các dịch chất của tỏi khi được hấp thu qua xông hơi sẽ ức chế và tiêu diệt virus. Ngoài ra, còn kích hoạt cơ thể sản xuất tế bào T của hệ miễn dịch”. [1]
Hiểu nhầm về hiệu quả của xông hơi trong phòng và điều trị covid
Xông hơi thực sự mang lại hiệu quả trong việc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân mắc covid. Tuy nhiên, nhiều người đã “thần thánh hóa” phương pháp này và đưa những thông tin sai lệch như “xông hơi có thể phòng nhiễm covid”, “xông hơi có thể điều trị covid”. Những thông tin này là không chính xác.
Theo TS.BS Ngô Quang Hải – Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương – mục đích của phương pháp xông là để vệ sinh mũi họng, giúp bảo vệ lớp niêm mạc, đồng thời cải thiện triệu chứng. Do xông chỉ tác động ở bên ngoài bề mặt nên không ảnh hưởng đến virus ở bên trong tế bào. Nên phương pháp này không có tác dụng chữa khỏi bệnh, cũng như không ngăn chặn được việc lây nhiễm.
Điều này cũng được các chuyên gia hàng đầu trong ngành khẳng định là đúng: Xông hơi chỉ giúp giảm triệu chứng thường gặp và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, chứ không có tác dụng điều trị bệnh.
Những lưu ý khi xông hơi
Khi xông hơi, mẹ bầu và người thân cần lưu ý những điều sau:
- Nếu bị sốt không ra mồ hôi, bạn không nên xông.
- Không xông trực tiếp vào người, chỉ xông phòng hoặc xông mũi họng.
- Mỗi lần xông không nên quá 20 phút. Sau khi xông, bạn cần lau khô, giữ ấm và tránh gió. Bởi khi xông nhiệt độ rất cao, gặp lạnh đột ngột dễ gây sốc nhiệt.
- Bên cạnh đó, trong quá trình xông, nếu bạn thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng xông ngay.
- Không xông tinh dầu khi trong phòng ngủ có trẻ dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
- Người già yếu, người có bệnh mạn tính hoặc suy nhược cơ thể, khi xông cần có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai, tránh bị ngã gây bỏng nước sôi.
- Về sản phẩm sát khuẩn họng, hiện nay trên thị trường có bán nhiều sản phẩm xịt họng, súc họng sát khuẩn. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng dùng được cho bà bầu. Trước khi mua và sử dụng, mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc, để biết loại nào có thể dùng được, loại nào không.
- Hãy mở cửa để thông gió hàng ngày, tránh tồn đọng không khí bẩn, ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn và virus trong phòng ở, nơi làm việc.

Hy vọng bài viết trên đây của Aplicaps đã giúp mẹ bầu giải đáp được câu hỏi bà bầu bị covid có nên xông không. Qua đó giúp mẹ biết cách xông hơi thế nào cho đúng và hiệu quả, đồng thời tránh được những hiểu nhầm không đáng có về tác dụng của phương pháp này.
Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và bình an vượt qua đại dịch!
Dược sĩ Tú Oanh
Tài liệu tham khảo
↑1 | Người bệnh COVID-19 có nên xông hơi? https://suckhoedoisong.vn/nguoi-benh-covid-19-co-nen-xong-hoi-169220222112350924.htm |
---|