Tê bì tay chân là tình trạng không còn gì xa lạ với mẹ bầu. Đó là lý do khiến nhiều chị em lơ mà đâu biết rằng đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó? Trong bài viết dưới đây, Aplicaps sẽ giúp bà bầu bị tê tay hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như các biện pháp cải thiện hiệu quả. Mời mẹ cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân tê tay khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, phần lớn mẹ bầu đều có cảm giác tê bì tay chân, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ. Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
- Tăng cân gây tê tay khi mang thai. Mang trong mình một sinh mệnh lớn lên từng ngày, cân nặng của mẹ bầu cũng theo đó tăng lên nhanh chóng. Sự thay đổi đột ngột này khiến mạch máu bị chèn ép, dẫn đến mẹ bầu bị tê bì tay chân.
- Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng. Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên đáng kể. Mẹ cần bổ sung đủ chất, đủ lượng để giúp thai nhi phát triển toàn diện nhất. Tuy nhiên, khi bị thiếu hụt dinh dưỡng, sức đề kháng của mẹ sẽ giảm sút, máu lưu thông kém gây tê tay chân.
- Lười vận động. Với cơ thể nặng nề cùng những mệt mỏi khi mang thai khiến mẹ bầu ngại phải vận động. Hậu quả là khí huyết khó lưu thông, đặc biệt máu tại các vùng tay, chân khó được cung cấp đầy đủ. Do đó, nếu mẹ bầu ít vận động sẽ thường xuyên bị tê bì tay chân hơn.
- Nội tiết tố thay đổi: Hệ thống nội tiết trong cơ thể mẹ cũng thay đổi đáng kể trong thai kỳ, đặc biệt là hormone relaxin. Hormon này giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn nhưng cũng có thể khiến thai nhi chèn lên dây thần kinh, gây tê nhức tại các chi.
- Bệnh lý khác. Bên cạnh điều kiện sinh lý, các lý do bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây tê tay chân trong thời kỳ mang thai. Một số bệnh lý điển hình là hội chứng ống cổ tay, tiểu đường, rối loạn thần kinh, thiếu máu, hạ huyết áp, béo phì, mỡ máu,… Phần lớn trong các trường hợp này, dây thần kinh bị chèn ép hoặc cơ thể thiếu chất nuôi dưỡng mạch máu, gây tê tại các chi.
Bà bầu bị tê chân tay có nguy hiểm không?
Tê bì chân tay là triệu chứng rất phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng cuối. Triệu chứng có thể xuất hiện ở tay, chân, thậm chí lan đến cổ chân, đùi, hông, thắt lưng. Nếu chỉ là triệu chứng do thay đổi sinh lý thì hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Chúng chỉ khiến mẹ bầu khó chịu trong thời gian ngắn nhưng cũng nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý nếu tê bì tay chân do bệnh lý kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, co cơ, khó cử động tay chân,… thì mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Bởi nếu tê bì tay chân do béo phì, hạ huyết áp, tiểu đường,… có thể để lại nhiều biến chứng như sảy thai, sinh non, tiền sản giật, thậm chí tử vong.
Bà bầu bị tê tay phải làm sao?
Để giảm thiểu những cơn tê bì tay chân thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:
- Tạm dừng những công việc không cần thiết để tay chân được nghỉ ngơi.
- Massage hàng ngày những vùng bị tê bì sẽ giúp cải thiện dòng chảy của máu và giảm đáng kể triệu chứng này.
- Đeo nẹp để giữ cổ tay, chân được thẳng, giúp khí huyết dễ dàng lưu thông, đặc biệt vào ban đêm.
- Chườm đá trong khoảng 10 phút hoặc ngâm tay trong nước lạnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể sử dụng phương pháp chườm nóng và lạnh luân phiên nhau. Mỗi lần cách nhau khoảng 5-6 phút, chườm 3-4 lần một ngày.
- Thực hiện các bài tập để kéo căng cơ, giúp khí huyết lưu thông hiệu quả tại bàn tay và cánh tay. Một số bài tập mẹ có thể tập hàng ngày như:
- Giữ các ngón tay thẳng, gập cổ tay để bàn tay lần lượt di chuyển lên và xuống. Mỗi ngày thực hiện 10 lần.
- Nắm tay lại rồi lại duỗi các ngón tay ra. Mỗi ngày lặp lại 10 lần.
- Chạm ngón tay cái vào từng ngón tay tạo thành hình chữ O. [1]
Phòng ngừa tê tay ở bà bầu
Tê bì tay chân do thay đổi sinh lý xuất hiện thường xuyên khi mang thai. Mẹ bầu hoàn toàn có thể giảm tần suất và mức độ những cơn tê bì tay chân bằng cách:
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần bổ sung canxi, DHA, axit folic, vitamin B1, K2, D3,… từ thức ăn và viên uống bổ sung hàng ngày. Như vậy, mẹ và bé sẽ có đủ dưỡng chất để khỏe mạnh suốt thai kỳ.
- Sử dụng gối êm khi nằm. Mẹ bầu nên đầu tư các loại gối chuyên dụng dành cho bà bầu. Những loại này sẽ giúp kê cao phần tay, chân, tránh hiện tượng gập tay chân quá lâu gây chèn ép dòng máu.
- Massage tay chân thường xuyên. Mẹ bầu hãy nhờ người thân dành 30 phút mỗi ngày để xoa bóp những phần tay, chân hay bị tê bì. Không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn mà biện pháp này còn giúp khí huyết lưu thông, giảm tê bì chân tay nhanh chóng.
- Tập thể dục. Mẹ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, pilates,… để giảm cơn đau nhức do tê bì gây ra.
Những phương pháp này vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, chúng cần sự kiên trì của mẹ bầu để giảm bớt những khó chịu của tê bì gây ra.
Câu hỏi về bà bầu bị tê tay
Aplicaps nhận được rất nhiều thắc mắc của mẹ bầu về triệu chứng tê tay. Dưới đây là những câu hỏi được nhiều chị em băn khoăn nhất khi gặp tình trạng này.
Bà bầu bị tê tay là thiếu chất gì?
Bà bầu bị tê bì tay chân có thể do thiếu các chất sau đây:
- Canxi. Liên quan đến xương khớp không thể không nhắc đến canxi. Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây tê bì tay chân điển hình nhất.
- Kali (K). Mẹ bầu bị thiếu kali sẽ làm giảm hàm lượng oxy trong mạch máu, biểu hiện là tê tay chân.
- Magie (Mg). Đây là loại khoáng chất giúp kiểm soát xung thần kinh. Ngoài ra, nó cũng có vai trò trong hình thành xương và năng lượng cơ thể như canxi. Vì vậy, thiếu Mg cũng gây tình trạng tê bì tại các chi.
- Vitamin B1. Bà bầu bị thiếu vitamin B1 sẽ xuất hiện triệu chứng như mệt mỏi, tê bì tay chân, cứng khớp, châm chích,…
- Vitamin B12. Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây tê bì. Máu không thể đi đến các chi khiến mẹ bầu mệt mỏi, đau nhức tay chân.
- Acid folic. Đóng vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh, việc thiếu hụt acid folic sẽ làm giảm khả năng dẫn truyền đến các chi, gây tê bì. [2]
Trong các trường hợp thiếu máu, mẹ bầu có thể tham khảo bổ bầu Aplicaps Befoma. Đây là sản phẩm giúp bổ sung acid folic thế hệ 4, sắt amin cùng nhiều loại dưỡng chất khác như canxi, magie, iod,… Đây đều là các chất liên quan mật thiết đến tình trạng tê bì tay chân. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng hàng ngày để giảm những ảnh hưởng do triệu chứng này gây ra trong thai kỳ.
Bà bầu bị tê tay có phải thiếu canxi?
Tê bì tay chân là một trong những triệu chứng của việc hạ canxi máu thai kỳ. Các triệu chứng tê tay chân xuất hiện đột ngột nhưng có xu hướng giảm dần khi vận động. Ngoài ra, khi hạ canxi máu, mẹ bầu sẽ kèm theo các biểu hiện như đau cơ, chuột rút, ngứa râm ran bàn tay, bàn chân,… [3]
Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết theo cả hai nguồn. Đó là từ thức ăn hàng ngày và viên uống bổ sung. Trong đó, nổi bật nhất là viên uống Aplicaps Menacal giúp bổ sung canxi tự nhiên từ tảo biển và san hô biển theo tỷ lệ Ca: Mg = 2:1.
Với cấu trúc lỗ xốp, canxi trong Aplicaps Menacal được tăng hoạt tính sinh học, mẹ bầu dễ dàng hấp thu vào cơ thể và hạn chế gây lắng đọng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung Magie (Mg) và vitamin D3, vitamin K2, kẽm, selen để hỗ trợ cho sự hấp thu canxi của mẹ tốt nhất.
Bà bầu bị tê tay nên ăn gì?
Bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao mỗi ngày là cách hiệu quả để hỗ trợ giảm những cơn tê bì chân tay trong thai kỳ. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm như:
Thực phẩm giàu Omega-3. Nhiều nghiên cứu chứng minh sử dụng Omega-3 có thể làm giảm tê bì tay chân. Các loại thức ăn giàu Omega-3 bao gồm dầu cá, các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá mòi,…
Thức ăn giúp chống oxy hóa. Những loại thực phẩm này sẽ giúp giảm viêm tại các khớp, cơ, thường giảm tê bì trong các trường hợp bệnh lý như hội chứng ống cổ tay. Các loại rau có màu xanh thẫm, hoa quả họ cam, dầu cá, các loại hạt như óc chó cũng là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa được nhiều mẹ bầu lựa chọn.
Thức ăn chứa vitamin B6, B12. Loại vitamin này hoạt động như một thuốc hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin B6 từ thịt lợn, thịt gia cầm, chuối, đậu nành, mầm lúa mì, rau bina, đậu xanh, khoai tây, trứng,… [4]
Như vậy, bà bầu bị tê tay chân đôi khi chỉ là dấu hiệu sinh lý thông thường, nhưng cũng có thể là bệnh lý nguy hiểm. Qua bài viết này, mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về tình trạng này và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ số hotline 1900 636 985 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé!
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Why are my legs and feet numb. Ngày truy cập: 18/5/2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321560#_noHeaderPrefixedContent |
---|---|
↑2 | What cause numbness in hands. Ngày truy cập: 18/5/2022. https://www.healthline.com/health/numbness-in-hands#causes |
↑3 | What happen when calcium levels are low. Ngày truy cập: 18/5/2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321865#symptoms |
↑4 | Foods to eat or avoid if you have carpal tunnel syndrome. Ngày truy cập: 18/5/2022. https://www.healthline.com/health/carpal-tunnel-foods-to-avoid |