Theo các chuyên gia, chóng mặt là một hiện tượng sinh lý thường gặp trong thai kỳ và xảy ra đối với hầu hết thai phụ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cẩn thận vì hiện tượng chóng mặt cũng có thể là lời cảnh báo của cơ thể đối với tình trạng sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tình trạng bà bầu hay bị chóng mặt qua bài viết sau đây nhé.
Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai ở giai đoạn nào?
Chóng mặt khi mang thai là một hiện tượng sinh lý thường gặp khiến mẹ bầu có cảm giác quay cuồng, mất thăng bằng. Đặc biệt, khi đang trong những ngày ốm nghén, cảm giác buồn nôn kết hợp với chóng mặt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
Theo thống kê, thường thai phụ sẽ hay có cảm giác chóng mặt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, sự chóng mặt vẫn có thể xảy ra vào 3 tháng giữa và cuối với nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân bà bầu bị chóng mặt theo từng giai đoạn của thai kỳ.
Tại sao bà bầu hay bị chóng mặt?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt ở phụ nữ mang thai tùy theo từng giai đoạn thai kỳ.
Nguyên nhân bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu
- Do tụt huyết áp: Sau khi mang thai, sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ khiến lưu lượng máu tăng lên nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Khi đó, mẹ bầu có thể đi kèm với tình trạng tụt huyết áp. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng, vì đây là một triệu chứng sinh lý bình thường và sẽ kết thúc sau khi mang thai một thời gian.
- Do chứng ốm nghén: Một hậu quả khác của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai ở phụ nữ là chứng ốm nghén. Cảm giác chóng mặt có thể xuất hiện khi mẹ bầu bị ốm nghén nặng. Triệu chứng buồn nôn và nôn khiến việc ăn uống của mẹ gặp nhiều khó khăn dẫn đến không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và gây ra cảm giác chóng mặt.
- Do mang thai ngoài tử cung: Các triệu chứng của mang thai ngoài tử cung gồm có đau bụng, xuất huyết âm đạo và chóng mặt. Đây là một tình trạng nguy hiểm đối với cơ thể mẹ và việc loại bỏ trứng đã thụ tinh là bắt buộc.
Nguyên nhân bà bầu bị chóng mặt 3 tháng giữa
- Do gia tăng áp lực lên tử cung: Từ 3 tháng giữa thai kỳ, sự phát triển về cân nặng và kích thước của thai nhi đồng nghĩa với việc tăng áp lực lên tử cung của mẹ bầu ngày càng gia tăng, khiến cho các mạch máu bị chèn ép, cản trở tuần hoàn máu từ chi dưới đến tim. Do vậy, tình trạng chóng mặt có thể xuất hiện ở thai phụ.
- Do tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ là một hiện tượng sinh lý khi mang thai và có thể xảy ra trong bất cứ thời điểm nào, đặc biệt trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Cơ thể thai phụ trong thời điểm này không sản xuất đủ insulin – một loại hormon giúp kiểm soát lượng đường trong máu dẫn đến sự sụt giảm đường huyết và khiến thai phụ cảm thấy chóng mặt, run rẩy, đổ mồ hôi, đau đầu. [1]
Nguyên nhân bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối
Thông thường, các nguyên nhân gây chóng mặt trong 3 tháng đầu và giữa thai kỳ có thể tiếp tục kéo dài đến 3 tháng cuối. Tuy nhiên, đây là thời điểm khá nhạy cảm khi ngày sinh sắp đến, thai phụ cần được kiểm tra y tế thường xuyên để tránh các trường hợp gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Ngoài ra, thiếu máu cũng được cho là một nguyên nhân gây chóng mặt cho mẹ bầu và có thể xảy ra trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, khi cơ thể thai phụ không được cung cấp đủ sắt và acid folic. Ngoài chóng mặt, thai phụ thiếu máu còn có thể gặp các triệu chứng như khó thở, xanh xao, mệt mỏi.
Bà bầu bị chóng mặt có nguy hiểm không?
Chóng mặt là một hiện tượng sinh lý thường gặp khi mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu không cần quá căng thẳng khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, cảm giác chóng mặt có thể khiến mẹ bầu khó chịu và bị ngã. Chính vì vậy, khi thấy hiện tượng chóng mặt, mẹ nên cẩn thận ngồi xuống nghỉ ngơi và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người xung quanh.
Đối với triệu chứng chóng mặt do thiếu máu, mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt và acid folic từ các nguồn bên ngoài như thức ăn hay viên uống dinh dưỡng. Tình trạng thiếu máu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, tăng nguy cơ sinh non và trầm cảm sau sinh ở mẹ.
Đặc biệt, khi chóng mặt có đi kèm với xuất huyết âm đạo, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là triệu chứng của hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung là do trứng đã thụ tinh làm tổ ở bên ngoài tử cung, thường xuất hiện ở vị trí vòi tử cung. Thai ngoài tử cung khi vỡ có thể gây những hậu quả nặng nề như tổn thương ống dẫn chứng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau, xuất huyết ồ ạt gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng thai phụ.
Bà bầu nên làm gì khi bị chóng mặt?
Khi xuất hiện tình trạng chóng mặt, bà bầu nên thực hiện một số điều sau:
- Di chuyển đến nơi thông thoáng, nhờ người nhà mở các cửa sổ cho thoáng khí.
- Ngồi xuống từ từ, cẩn thận, đặt đầu ở vị trí giữa 2 khoảng đầu của chiếc gối.
- Nằm nghiêng sang bên trái để hỗ trợ sự tuần hoàn máu đến tim được dễ dàng hơn.
- Ăn nhẹ để tránh trường hợp chóng mặt do suy giảm lượng đường trong máu.
Biện pháp giúp phòng ngừa chóng mặt khi mang thai
Để tránh tình trạng chóng mặt khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Tránh đứng quá lâu một chỗ khiến máu bị ứ trệ, kém lưu thông.
- Cẩn thận và từ từ khi chuyển trạng thái từ nằm, ngồi sang đứng. Không đứng dậy quá nhanh.
- Tránh nằm ngửa trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ để giảm áp lực lên các mạch máu.
- Xây dựng thực đơn lành mạnh, đủ dưỡng chất, chú ý bổ sung thêm sắt và acid folic.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Tránh những nơi ngột ngạt, không thoáng khí.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc bổ sung và thuốc khuyến cáo.
- Hãy lắng nghe các chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc
Bà bầu hay bị chóng mặt nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm bớt tình trạng chóng mặt khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý và thêm vào thực đơn như:
- Gừng: Được biết đến như một vị thuốc cổ truyền tính ấm, gừng có khả năng cải thiện tuần hoàn, tăng lưu lượng máu tới não giúp giảm đáng kể tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. Thai phụ có thể đun nước gừng, pha trà gừng để uống hoặc sử dụng ô mai và kẹo gừng cũng có những tác dụng tương tự.
- Thực phẩm giàu sắt và acid folic: Để tránh trường hợp chóng mặt do thiếu máu, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt và acid folic như ngũ cốc, các loại hạt, thịt bò, trứng gà, cá hồi, một số loại rau xanh (rau cải xoăn, rau chân vịt,…).
- Nước mật ong: Có khả năng vừa giúp đẩy lùi triệu chứng chóng mặt do giảm đường huyết, vừa cung cấp năng lượng nhanh chóng, gia tăng đề kháng cho cơ thể mẹ bầu.
Qua bài viết trên, các mẹ bầu đã có cái nhìn toàn diện hơn về triệu chứng chóng mặt khi mang thai. Câu hỏi “Bà bầu hay bị chóng mặt có nguy hiểm không?” hẳn cũng đã được giải đáp.
Nếu như còn bất cứ thắc mắc gì cần được tư vấn thêm, các mẹ có thể nhấc ngay điện thoại và gọi đến hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để nhận được sự trợ giúp nhiệt tình đến từ các chuyên gia của Aplicaps. Cuối cùng, xin chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ bình an và khỏe mạnh nhé.
Dược sĩ Anh Thư
Đọc thêm:
Đau dạ dày khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
Đau đầu khi mang thai và cách chữa bằng mẹo dân gian
Tài liệu tham khảo
↑1 | Overview – Gestational diabetes. Ngày 11/6/2022. https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/#:~:text=Gestational |
---|