Trong thời gian mang thai vì tình trạng khó ngủ xảy ra thường xuyên nên nhiều mẹ thường nằm võng để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên nhiều mẹ cũng lo lắng không biết bà bầu nằm võng được không, có ảnh hưởng gì đến em bé không? Bài viết dưới đây Aplicaps sẽ giải đáp chi tiết cho các mẹ nhé.
Nằm võng đem lại lợi ích gì?
Nhiều người không biết nằm võng có ích lợi gì và bà bầu nằm võng được không? Nằm võng để đọc sách hay để ngủ trưa là thói quen phổ biến của rất nhiều người. Một số lợi ích của việc nằm võng đã được ghi nhận dưới đây.
Một số lợi ích khi nằm võng:
Dễ đi vào giấc ngủ
Tại sao cứ đặt lưng lên võng là cơ thể không thể cưỡng được giấc ngủ vừa được các nhà nghiên cứu ở Thụy Sĩ giải đáp. Phân tích sóng điện não trên người ngủ võng quan sát thấy trạng thái đong đưa trung bình giúp nhanh chìm vào giấc ngủ. Hơn nữa còn ngủ sâu hơn so với ngủ trên giường.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Genève khẳng định trạng thái đưa qua lại của võng có ảnh hưởng lên nhiều giác quan. Đưa võng có khả năng đồng bộ hóa hoạt động trong não tạo nên một hoạt động đi đôi với giấc ngủ. Nghiên cứu này cũng giúp làm rõ vì sao từ xưa tới nay, các mẹ hay dỗ trẻ con ngủ bằng nôi hoặc trên võng.

Tư thế ngủ thoải mái
Người ta cho rằng nằm ngủ trên võng sẽ giảm được áp lực cho vai, lưng và mông. Khi nằm võng sẽ giúp bề mặt cơ thể được linh hoạt hơn, tạo tư thế thoải mái lúc ngủ. Nằm võng cũng tạo ra các đường cong tự nhiên cho cơ thể.
Một chiếc võng thường được thiết kế không mang thêm những điểm áp lực và mang đến một tư thế ngủ tự nhiên cho con người. Ngủ võng còn giúp đỡ đau lưng hơn so với nằm nệm.
4 lý do bà bầu không nên nằm võng
Tuy nằm võng có mang lại lợi ích khi ngủ nhưng các những tác hại khi ngủ võng gây nên cũng sẽ khiến các mẹ phải cân nhắc. Để giải đáp thắc mắc bà bầu nằm võng được không, các chuyên gia đã đưa các lý do mà mẹ không nên nằm võng khi mang bầu [1]
Thai nhi bị chèn ép khi mẹ bầu nằm võng
Võng có hình dạng cong xuống vì thế khi nằm phần bụng sẽ bị chèn ép bởi cơ thể khi nằm võng. Khi mang thai mà nằm võng kéo dài và thường xuyên sẽ gây tăng áp lực lên tử cung. Việc này làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Khi nằm võng mà mẹ lại nằm nghiêng có thể chèn ép thai nhi khiến em bé bị bức bối, khó chịu.
Bầu nằm võng dễ bị ngã
Khi nằm võng, đầu đặt ở trên cao làm quá trình vận chuyển máu tới não trở nên khó khăn, não không đủ oxy làm chóng mặt và tê bì chân tay. Mẹ có nguy cơ bị ngã vì chóng mặt nếu đứng lên đột ngột sau khi nằm võng.
Bầu nằm võng dễ bị khó thở
Cơ thể mẹ sẽ bị bó hẹp lại khi nằm trên võng, phần đầu với chân cao mà phần thân lại thụt hẳn xuống phía dưới. Điều này có thể gây sức ép cho ngực, làm cho mẹ thấy khó thở, việc hô hấp bị ảnh hưởng.

Bầu nằm võng bị đau cột sống
Phụ nữ có thai là đối tượng có khả năng cao bị thiếu canxi vì thế độ chắc khỏe của xương khớp sẽ giảm đi khá nhiều. Khi mẹ bầu nằm võng sẽ có khả năng mắc những bệnh lý như đau dây thần kinh cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Bà bầu nằm võng có tốt không?
Nằm võng không tốt đối với mẹ bầu bởi những lý do đã kể trên, đặc biệt là với mẹ bầu đã gần ngày sinh. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bầu không có gì nằm ngoài võng hay phải nằm võng mới ngủ được thì vẫn có thể lựa chọn võng.
Vì vậy, bên cạnh thắc mắc bà bầu nằm võng được không thì mẹ bầu cũng cần quan tâm tới vấn đề làm sao để giúp an toàn khi nằm võng. Dưới đây là một số biện pháp để hạn chế nguy cơ có hại khi nằm võng:
- Không nằm quá 30 phút: Khi nằm võng quá lâu sẽ làm mẹ bầu bị khó thở, đau mỏi lưng, tê tay chân vì máu lưu thông kém.
- Điều chỉnh độ cong của võng: Võng có độ cong thích hợp sẽ giúp mẹ thấy dễ chịu hơn, nằm ngửa cũng không bị khó thở. Khi võng cong quá mức làm người mẹ bị gập lại gây tức bụng, khó chịu.
- Chọn loại võng chắc chắn: Mẹ bầu nên kiểm tra cẩn thận võng có bị rách, thủng hay mục chỗ nào hay không, dây đã buộc chắc chưa. Tốt nhất mẹ nên dùng võng còn mới sẽ giảm khả năng bị đứt, thủng võng lúc nằm.
Biện pháp giúp bà bầu dễ vào giấc trong 40 tuần thai
Trong thời gian mang thai mẹ bầu thường hay bị mất ngủ mà chưa tìm được giải pháp thích hợp. Hãy cùng tham khảo các biện pháp giúp mẹ bầu dễ ngủ được chuyên gia khuyến nghị sau đây nhé:
- Mẹ không nên ăn quá no và uống quá nhiều nước trước lúc ngủ.
- Tăng cường bổ sung thức ăn giàu vitamin B cho cơ thể bao gồm rau xanh, ngũ cốc nguyên cám.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm và nhai kỹ giúp dạ dày không bị quá tải, hạn chế hiện tượng ợ nóng, ợ chua.
- Hạn chế ăn đồ ăn ngọt vì có khả năng gây tiểu đường thai kỳ.
- Hạn chế tối đa đồ uống kích thích như: cafe, trà, socola.
- Hãy tập thói quen ngủ nằm nghiêng về bên trái, đầu gối để cong, có thể gác chân lên cao.
- Xây dựng cho mình một thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng khi mang bầu.
- Tập những bài tập thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.
- Khẩu phần ăn cần cung cấp đủ muối và canxi, do nếu thiếu hai chất có khả năng dẫn đến bị chuột rút ở bà bầu, làm mất ngủ khi mang thai [2].
Bên cạnh khẩu phần ăn cung cấp muối và canxi cho mẹ bầu giúp dễ ngủ, mẹ cũng nên bổ sung dưỡng chất bằng viên uống để cải thiện giấc ngủ. Bộ 3 Aplicaps luôn là bộ sản phẩm cung cấp hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất cần thiết cho mẹ trong thời kỳ mang thai.
Bộ 3 sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu với các thành phần đã được kiểm định nghiêm ngặt về sự an toàn và hiệu quả chắc chắn sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm vui lòng gọi tới số hotline 1900 636 985 để được tư vấn giải đáp đầy đủ nhất.

Bài viết trên đây, Aplicaps đã giải đáp thắc mắc bà bầu nằm võng được không cho mẹ bầu. Hy vọng rằng qua bài viết trên, các mẹ đã lựa chọn cho mình giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Aplicaps chúc mẹ sức khỏe và bình an!
Đọc thêm:
Quan hệ trong 3 tháng đầu thai kỳ có sao không? Tư vấn chuyên sâu
Mẹ bầu nói to có ảnh hưởng đến thai nhi không? 6 tác động xấu đến trẻ
Tài liệu tham khảo
↑1 | Pregnant women’s knowledge and awareness of nutrition, truy cập ngày 10/11/2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29422153/ |
---|---|
↑2 | The effects of magnesium-zinc-calcium-vitamin D co-supplementation on biomarkers of inflammation, oxidative stress and pregnancy outcomes in gestational diabetes, truy cập 10/12/2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30922259/ |