Táo là một trong những thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới và là thức ăn yêu thích của nhiều người. Chúng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin C, chất xơ hoặc chất chống oxy hóa. Vậy bà bầu ăn được táo không? Loại trái cây này mang lại những lợi ích như thế nào? Vậy bầu ăn táo được không? Xin mời các mẹ hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Quả táo chứa những dưỡng chất gì tốt cho bà bầu?
Từ xưa, táo không chỉ được sử dụng như thực phẩm ngon lành mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Trong 100g táo chưa gọt vỏ có thể tìm thấy rất nhiều loại dưỡng chất như trong bảng dưới đây:
Thành phần | Hàm lượng | Thành phần | Hàm lượng | Thành phần | Hàm lượng |
Calo | 52 | Vitamin A | 3ug | Folate | 3ug |
Nước | 86% | Vitamin C | 4,6mg | Choline | 3,4mg |
Protein | 0,3g | Vitamin E | 0,18mg | Canxi | 6mg |
Carbonhydrate | 13,8g | Vitamin K | 2,2ug | Sắt | 0,12mg |
Đường | 10,4g | Vitamin B1 | 0,02mg | Magie | 5mg |
Chất xơ | 2,4g | Vitamin B2 | 0,03mg | Phospho | 11mg |
Chất béo | 0,2g | Vitamin B3 | 0,09mg | Kali | 107mg |
Omega- 3 | 0,01g | Vitamin B5 | 0,06mg | Natri | 1mg |
Omega – 6 | 0,04g | Vitamin B6 | 0,04mg | Kẽm | 0,04mg |
Đồng | 0,03mg | Mangan | 0,04mg | Chất chống Oxy hóa | 19mg |
Có thể thấy, trong táo có đến 24 loại chất dinh dưỡng với hàm lượng khác nhau. Đây là thực phẩm an toàn mà bà bầu có thể sử dụng trong thai kỳ với công dụng đa dạng như:
- Điều hòa đường huyết và tiểu đường tuýp 2: Táo là thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp nên có thể dùng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn táo có thể giảm đường máu, ngăn ngừa tiểu đường.
- Giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim: Thành phần pectin trong táo có khả năng làm giảm LDL, góp phần giảm cholesterol xấu. Nhờ đó mẹ bầu hạn chế mảng bám trên thành động mạch hoặc ngăn ngừa bệnh tim mạch rất tốt.
- Tăng cường sức khỏe miễn dịch: Do trong táo có chứa vitamin C. Đây là vitamin quan trọng giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai.
- Giảm nguy cơ ung thư: Trong táo có chứa quercetin. Đây là hợp chất chống oxy hóa điển hình, có khả năng chống lại ung thư, chống viêm. Ăn mỗi quả táo mỗi ngày giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ ung thư trực tràng đến 20%, giảm 18% tỷ lệ mắc ung thư vú.
Tổng hợp 5 cách sử dụng táo cho bà bầu ngon nhất
Với những lợi ích như vậy với sức khỏe, bà bầu được khuyến cáo nên sử dụng táo thường xuyên hơn. Trong đó, mẹ có thể linh hoạt nhiều cách dùng tùy sở thích, thói quen và khẩu vị,…
Ăn trực tiếp
Như nhiều loại trái cây khác, mẹ có thể ăn trực tiếp táo. Những miếng táo giòn thơm, ngọt thanh tuyệt vời. Tuy nhiên, trước khi thưởng thức trực tiếp, mẹ cần gọt sạch vỏ. Bởi để giữ táo tươi lâu hơn, nhiều người bán hàng có thể ngâm táo trong chất bảo quản. Vì vậy, bỏ vỏ táo trước khi ăn giúp mẹ không bị ngộ độc bởi bất kỳ hòa chất nào.
Mẹ nên chọn những quả táo tròn, nặng, có màu sáng và vỏ không bị sần sùi. Mỗi ngày, mẹ có thể ăn 1 – 2 quả táo. Nếu ăn quá nhiều, thai phụ dễ bị:
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Làm đường máu tăng đột ngột.
- Đau bụng.
- Đi tiểu nhiều lần.
Ép lấy nước
Nước ép táo cũng là lựa chọn được nhiều mẹ bầu ưa thích nhờ hương vị thơm ngon. Để làm nước ép táo rất đơn giản. Mẹ có thể tham khảo những bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 quả táo tươi, chanh, muối, nước lọc.
Bước 2: Gọt vỏ táo thành những miếng nhỏ rồi ngâm vào nước lọc vắt chanh và thêm chút muối. Nhờ đó miếng táo không bị thâm và nước táo có màu sắc đẹp mắt.
Bước 3: Cho táo vào máy ép trái cây. Mẹ có thể cho thêm vài viên đá để nước ép thêm tươi mát hơn.
Bánh táo
Bánh táo không phải là một món ăn quá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, với những mẹ bầu thích ăn táo thì chắc chắn không thể bỏ qua công thức này. Nguyên liệu bao gồm bột mì, 1 quả táo, bột nở, trứng gà, đường, sữa tươi không đường, bơ nhạt. Ngoài ra mẹ có thể chuẩn bị thêm khuôn làm bánh và nồi chiên không dầu.
Táo sau khi được rửa sạch, mẹ hãy bỏ hạt, cuống nhưng giữ nguyên vỏ. Sau đó, mẹ hãy thái chúng thành những miếng táo mỏng chỉ dày khoảng 5mm.
Bước tiếp theo là chuẩn bị hỗn hợp bột bánh. Mẹ trộn bột mì và bột nở trong một chiếc bát tô hoặc đĩa nhỏ, tạo một lỗ ở giữa. Sau đó mẹ cho đường, sữa tươi, bơ, trứng gà theo tỉ lệ phù hợp rồi nhào nặn cho đến khi tạo thành khối bột dính vừa phải.
Mẹ tiếp tục chuẩn bị nước caramel phía trên bánh bằng cách nấu chảy đường trên bếp cho đến khi thành màu cánh gián. Sau đó mẹ chuẩn bị một chiếc khuôn bánh, lót giấy nến phía dưới. Mẹ hãy xếp táo đã cắt miếng dưới cùng, đổ lớp bột lên trên, dàn đều rồi đưa vào nồi chiên không dầu trong 25 phút và ở nhiệt độ 130 độC. Miếng bánh táo rất mềm, xốp thơm hấp dẫn. Phần caramel đã làm được tưới lên mặt bánh để tăng độ ngọt và hương thơm cho món ăn này.
Trà táo
Với ly trà táo mát, mẹ bầu có thể dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực. Mẹ hãy chuẩn bị những túi lọc đựng trà, táo, chanh, đường phèn, muối, hương táo hoặc vani. Những bước để tạo nên những tách trà táo thơm ngon như sau:
Bước 1: Táo được rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt và ngâm trong nước muối loãng.
Bước 2: Cho 3 – 4 trà túi lọc mẹ thích ngâm với nước sôi. Sau đó cho tiếp vào nước trà đường phèn, một chút muối và để yên trong khoảng 15 phút.
Bước 3: Sau đó, mẹ sử dụng máy xay để xay nhuyễn hỗn hợp táo, nước chanh. Sau đó mẹ hãy dùng rây để lọc bã và giữ lại phần nước.
Bước 4: Pha trà táo theo tỉ lệ 2 thìa canh trà, 1 giọt hương liệu, 2 thìa nước ép, 1 lát chanh rồi khuấy đều. Thành phẩm là những cốc trà táo có màu vàng rất đẹp và bổ dưỡng cho cơ thể.
Món ăn từ táo
Không chỉ dùng để ăn vặt, làm trà uống, bánh ngọt, táo cũng có thể được sử dụng trong các món ăn hàng ngày khác như mứt táo, giò chả táo, bánh crepe nhân táo, gỏi táo thịt, salad táo, tôm chiên sốt táo,…
Một số câu hỏi khi sử dụng táo cho bà bầu
Như vậy, chỉ với một quả táo, bà bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng mà không sợ bị nhàm chán. Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc:
Bầu có ăn được táo ta hay không?
Táo ta hay còn gọi là táo xanh, có kích thước nhỏ hơn các loại táo đỏ thông thường. Trong táo ta có nhiều loại vitamin & khoáng chất khác nhau, điển hình nhất là vitamin C. Hàm lượng vitamin này thậm chí cao hơn 100 lần so với táo tàu đỏ. Do đó, táo ta có rất nhiều công dụng như tốt cho da, cải thiện cảm xúc, hỗ trợ trị thiếu máu, giảm đau đầu,… Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Bầu có ăn được táo tàu không
Táo tàu được sử dụng nhiều trong đông y nhờ những công dụng tuyệt vời với sức khỏe, đặc biệt với bà bầu. Khi sử dụng táo tàu trong thai kỳ, bà bầu có thể cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhiễm, giảm căng thẳng,… Do đó, mẹ bầu có thể ăn được táo tàu nhưng mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 5 quả/ngày. Nếu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên tránh xa loại quả này. Hàm lượng đường trong táo tàu khá cao nên dễ làm tăng đường huyết. Mẹ bầu nên ăn táo tàu sấy khô thay vì ăn mứt. Nếu ăn táo tàu tươi, mẹ nên gọt vỏ để dễ tiêu hóa hơn.
Bầu nhỡ ăn hạt táo có sao không?
Táo ta hoặc táo tàu có hạt khá to nên rất ít trường hợp nuốt phải hạt táo. Với các loại táo đỏ có hạt nhỏ hơn nên dễ nuốt phải hơn. Trong hạt táo này có chứa amygdalin, khi tiếp xúc với enzym tiêu hóa có thể giải phóng chất độc cyanide.
Do hàm lượng cyanide rất nhỏ nên nếu chỉ nuốt một vài hạt táo thì không sao. Nếu liên tục nuốt quá nhiều hạt (khoảng 143 hạt) thì lượng cyanide tích tụ đủ lớn để có thể gây tử vong. Tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu không nên ăn hạt táo.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi “Bầu ăn táo được không?”. Nếu mẹ đang thắc mắc các vấn đề liên quan đến thai kỳ khác, mẹ có thể truy cập website aplicaps.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985!
Xem thêm:
- Ăn gì vào con không vào mẹ: Có tốt không? Nguyên tắc lựa chọn và 7 thực đơn cho 1 tuần
- Bà bầu gần sinh nên ăn gì? Thực phẩm giúp chuyển dạ nhan và an toàn cho bà đẻ? Dinh dưỡng sau sinh từ dược sĩ
- Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Thời điểm mẹ nên sử dụng