Bầu bị cảm cúm

Bà bầu bị cảm cúm nên điều trị như nào?

Cúm mùa là bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, do đó bà bầu bị cảm cúm cần lưu ý chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để mau khỏi bệnh. Bài viết sau của Aplicaps sẽ giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn cách xử lý khi bà bầu bị cảm cúm như thế nào.

Bà bầu bị cảm cúm ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?

Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch kém hơn bình thường nên dễ bị nhiễm virus, đặc biệt là bị cảm cúm. Bà bầu bị cảm cúm có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, cụ thể.

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra với tất cả mọi người, trong đó phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị mắc bệnh do có hệ miễn dịch bị suy giảm. Triệu chứng phổ biến khi bà bầu bị cảm cúm gồm có: Sốt, ho, đau đầu, nghẹt mũi.. 

Mặc dù không phải bà bầu nào khi bị cúm cũng sẽ bị sốt, ớn lạnh hay bị viêm họng nhưng cảm cúm có thể khiến mẹ bị đau cơ hoặc bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi kéo dài tới 2 tuần.

Bệnh cúm khi tiến triển nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như khiến bà bầu bị viêm phổi, làm suy giảm sức khỏe tổng thể. [1]

Mẹ bầu bị cúm có thể bị nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi kéo dài
Mẹ bầu bị cúm có thể bị nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi kéo dài

Ảnh hưởng đến thai nhi

Bệnh cúm không chỉ khiến bà bầu bị mệt mỏi mà còn có thể gây hại tới thai nhi nếu bệnh không được can thiệp, điều trị kịp thời:

  • Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Các mẹ bầu bị cảm cúm trong thời gian đầu thai kỳ rất nguy hiểm bởi đây là giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng của thai nhi như tim, não, tủy sống. Bà bầu bị cảm cúm nặng, đặc biệt nếu sốt cao có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh như bị sứt môi, dị tật tim hay ống thần kinh. 

Não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương nếu mẹ bị cúm trong thời gian này và có thể dẫn tới rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ sau khi chào đời. Bên cạnh đó, mẹ cũng có nguy cơ cao bị sảy thai do nhiễm trùng hoặc suy giảm sức khỏe tổng thể.

Bà bầu bị cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ rất nguy hiểm cho thai nhi
Bà bầu bị cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ rất nguy hiểm cho thai nhi
  • Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển mạnh về kích thước, các cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu hoàn thiện các chức năng. Mặc dù nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi đã thấp hơn 3 tháng đầu thai kỳ nhưng mẹ bầu nhiễm cúm nặng vẫn có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé.

Nếu mẹ bầu cảm cúm không điều trị đúng cách có thể làm chậm sự phát triển của em bé trong bụng mẹ hoặc gây nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai.

  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là lúc thai nhi hoàn thiện các cơ quan và chuẩn bị cho việc chào đời. Bà bầu bị cảm cúm nặng có thể gây ra tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc giảm khả năng miễn dịch sau sinh. Ngoài ra còn có nguy cơ lây nhiễm virus cúm từ mẹ sang con qua dịch ối hoặc trong quá trình sinh nở.

Bà bầu bị cảm cúm nên điều trị như nào?

Bị cúm khiến nhiều bà bầu lo lắng vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Để tìm hiểu bà bầu bị cảm cúm phải làm sao, mẹ có thể tham khảo những cách sau.

Nguyên tắc điều trị cảm cúm cho bà bầu

Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, mẹ bầu nên tránh dùng tất cả các loại thuốc điều trị trong 12 tuần đầu thai kỳ và nên ưu tiên sử dụng các biện pháp tự nhiên. Bởi đây là khoảng thời gian quan trọng cho sự phát triển các cơ quan của em bé. Tốt nhất các bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.

Các phương pháp điều trị cúm không dùng thuốc

Một số phương pháp điều trị cảm cúm không dùng thuốc gồm có:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn và chú ý giữ ấm cơ thể.
  • Uống nhiều nước ấm, tăng cường thêm vitamin từ trái cây tươi.
  • Súc miệng với nước muối ấm nếu mẹ bị đau họng hoặc ho.
  • Sử dụng tinh dầu hay xông hơi với thảo dược tự nhiên lành tính để đảm bảo an toàn.

Nếu các triệu chứng cảm cúm của mẹ trở nên nghiêm trọng, hãy lưu ý: [2]

  • Sử dụng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%) để làm sạch khoang mũi, làm dịu mô mũi bị viêm.
  • Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi dạng xịt.
  • Điều chỉnh nhiệt độ môi trường ấm áp để giảm bớt tình trạng nghẹt mũi.
  • Xông hơi mặt.
  • Tắm hay lau người với nước ấm.
  • Ăn súp gà để giảm viêm và làm dịu tình trạng nghẹt mũi.
  • Bổ sung thêm chanh mật ong để giảm đau họng.
  • Dùng túi chườm nóng hoặc lạnh để giảm cơn đau đầu.
Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi giúp mũi thông thoáng
Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi giúp mũi thông thoáng

Sử dụng thuốc điều trị cảm cúm khi cần thiết

Thông thường các bác sĩ đều khuyên mẹ bầu không nên sử dụng thuốc trong thai kỳ, nhưng với những trường hợp mẹ bị sốt cao trên 39 độ hoặc bị sốt và ho kéo dài quá 3 ngày thì cần đi khám sớm và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị cảm cúm an toàn cho bà bầu

  • Acetaminophen: Là thuốc hay được sử dụng cho những mẹ bầu cảm cúm.
  • Chlorpheniramine: Là thuốc kháng histamin dành cho phụ nữ có thai được đưa vào danh sách thuốc cảm cúm cho bà bầu.
  • Pseudoephedrine: Là thuốc trị nghẹt mũi nhưng mẹ chỉ nên dùng khi đã qua giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nếu sử dụng sớm thì hệ tiêu hóa của thai nhi có thể bị ảnh hưởng.

Thuốc bà bầu không nên sử dụng

  • Các loại thuốc diệt virus Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: Có nguy cơ cao gây dị tật thai nhi.
  • Aspirin: Là loại thuốc có khả năng gây xuất huyết ở bà bầu.
  • Ibuprofen: Chưa được nghiên cứu thực nghiệm với phụ nữ có thai nên chưa xác định được ảnh hưởng của thuốc với thai nhi.
  • Guaifenesin: Là thành phần có tác dụng long đờm hay có mặt trong thuốc trị cảm cúm. Loại thuốc này cũng chưa xác định được tính an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
  • Dextromethorphan: Là thành phần giảm ho trong các loại thuốc siro ho. Thuốc này được chính minh có liên quan tới biến chứng thai kỳ ở động vật.

Cách phòng tránh cảm cúm hiệu quả dành cho bà bầu

Để trải qua một thai kỳ an toàn và phòng ngừa cảm cúm hiệu quả, bà bầu nên lưu ý những điều sau.

Tiêm phòng cúm trước và trong các giai đoạn thai kỳ

Tháng 9 và tháng 10 là thời điểm tốt nhất để tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Các bà bầu cũng có thể cân nhắc tiêm vắc-xin cúm vào tháng 7 hoặc tháng 8 của thai kỳ để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm trong nhiều tháng sau khi chào đời.

Tiêm vắc xin cúm là hành động giúp bảo vệ chống lại bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Vắc-xin cúm đã được tiêm cho hàng triệu phụ nữ trong thời gian mang thai trong hơn 50 năm với hiệu quả an toàn tuyệt đối. Tổ chức CDC và ACIP khuyến cáo các bà bầu nên tiêm vắc-xin cúm trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.

Tiêm vắc-xin cúm là điều cần thiết giúp phòng bệnh cúm hiệu quả
Tiêm vắc-xin cúm là điều cần thiết giúp phòng bệnh cúm hiệu quả

Duy trì lối sống lành mạnh

Để phòng ngừa cảm cúm, mẹ nên duy trì lối sống lành mạnh với các hành động sau:

  • Ăn uống đủ chất, tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt hơn.
  • Uống đủ nước, ngủ đủ giấc nạp năng lượng cho cơ thể.

Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh

Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh cũng là cách mẹ bầu phòng ngừa cúm hiệu quả: [3]

  • Hạn chế đi đến nơi đông người khi có dịch cúm hoặc khu vực ô nhiễm, tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
  • Đeo khẩu trang giúp hạn chế việc hít thở trực tiếp các giọt không khí chứa virus và các tác nhân gây bệnh khác.
  • Rửa tay thường xuyên để hạn chế sự lây lan của các bệnh đường hô hấp trong đó có cúm.
Các bà bầu nên rửa tay với xà phòng thường xuyên để phòng tránh cúm
Các bà bầu nên rửa tay với xà phòng thường xuyên để phòng tránh cúm

Trên đây là những thông tin giúp mẹ biết cách xử lý khi bà bầu bị cảm cúm và cách phòng ngừa tình trạng cảm cúm như thế nào. Mẹ có thể truy cập vào website aplicaps.vn để biết thêm các thông tin chi tiết và nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy gọi tới đường dây nóng 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia. 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Influenza (flu) and pregnancy. Truy cập ngày 19/2/2025.
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/influenza-flu-and-pregnancy
2 10 Home Remedies for the Flu. Truy cập ngày 19/2/2025.
https://www.webmd.com/cold-and-flu/features/treating-flu-at-home
3 Flu While Pregnant. Truy cập ngày 19/2/2025.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23104-flu-while-pregnant

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ