bổ sung dha cho bà bầu

Bổ sung DHA cho bà bầu như thế nào là tốt nhất? 20 điều cần lưu ý

Trong nhóm dưỡng chất cần thiết cho bà bầu không thể không nhắc đến DHA. Nếu thừa hoặc thiếu DHA, mẹ bầu phải đối mặt với vô số ảnh hưởng sức khỏe nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vậy bổ sung DHA cho bà bầu như thế nào là tốt nhất? Hãy cùng Aplicaps tìm hiểu 5+ cách bổ sung DHA và những lưu ý dành riêng cho bà bầu trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao bà bầu cần bổ sung DHA?

DHA (viết tắt của Docosahexaenoic acid) là một loại Omega-3 được tìm thấy cùng với EPA trong nhiều loại cá nước lạnh như cá ngừ hoặc cá hồi. Với cơ thể người nói chung, DHA đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của mắt và các tế bào thần kinh. DHA cũng giúp làm giảm nguy cơ tim mạch và tuần hoàn máu nhờ khả năng giảm sưng, viêm, giảm nồng độ chất béo trong máu, ngăn ngừa dày thành mạch,… [1]. Còn với phụ nữ mang thai, DHA còn quan trọng hơn nữa nhờ những công dụng dưới đây:

Ngăn ngừa trầm cảm sau sinh

Khoảng 10-20% thai phụ gặp phải những vấn đề tâm lý trước và sau khi mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung DHA hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Cụ thể, các bà mẹ sau sinh sẽ dễ xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm hơn khi hàm lượng DHA trong cơ thể dưới mức 5% và ngược lại.

Bổ sung DHA cho bà bầu chống lại tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng rối loạn nguy hiểm hay thấy ở phụ nữ mang thai thường gặp sau tháng thứ 5. Một số triệu chứng điển hình như huyết áp tăng cao, tăng protein niệu, … Tiền sản giật làm tăng nguy cơ sinh non, con đẻ thiếu cân. Nguy hiểm hơn khi mẹ bầu bắt đầu co giật, mất ý thức dẫn đến hôn mê, ảnh hưởng đến tính mạng. Dù chưa xác định rõ được nguyên nhân nhưng qua các nghiên cứu chứng minh, mẹ bầu được bổ sung DHA đầy đủ sẽ giảm khả năng mắc tiền sản giật hơn.

bo-sung-dha-ngua-tien-san-giat
DHA cực kỳ quan trọng trong ngăn ngừa tiền sản giật và bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Ngăn ngừa sinh non

Thống kê mỗi năm có đến 1 triệu ca sinh non trên toàn thế giới. Trẻ đẻ non rất dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe khác nhau. Điển hình như kém phát triển, chậm tiếp thu, thị lực kém, thậm chí tử vong. Theo nghiên cứu của tổ chức Cochrane (Tổ chức từ thiện Quốc tế của Vương quốc Anh), trong gần 20.000 mẹ bầu bổ sung Omega 3 (kết hợp DHA và EPA) hàng ngày giảm đến 11% tỷ lệ sinh non trước tuần 37, và giảm trên 40% trước tuần 34.

Tốt cho não bộ thai nhi

DHA ảnh hưởng đến chức năng não bộ theo nhiều cách khác nhau như dẫn truyền thông tin, hình thành đường truyền mới và tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Do đó DHA là yếu tố góp phần ảnh hưởng đến cảm xúc và những khả năng quan trọng của não bộ trẻ sau này. Ví dụ: khả năng chú ý, khả năng ghi nhớ những gì đã học hoặc khả năng phát triển ngôn ngữ,…

DHA tốt co não bộ thai nhi
DHA tốt co não bộ thai nhi

Tốt cho thị giác thai nhi

DHA bắt đầu được tích lũy trong võng mạc khi còn trong nhau thai. Vì vậy, hàm lượng DHA thường cao nhất ở võng mạc của trẻ. Tại đây, nó tham gia vào sự hình thành cấu trúc, giúp dẫn truyền thông tin ánh sáng nhanh hơn. Đồng thời, nó đảm bảo sức khỏe tổng thể của võng mạc luôn ở trạng thái tốt nhất, cho mắt luôn sáng khỏe. [2]

Bổ sung DHA cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Với 5 vai trò quan trọng đã nêu ở trên, DHA trở thành một trong những dưỡng chất bổ sung hàng ngày không thể thiếu của mẹ bầu. Hàm lượng được các chuyên gia khuyến cáo qua từng giai đoạn như sau:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: 100mg/ngày
  • 3 tháng giữa thai kỳ: 220-250mg/ngày
  • 3 tháng cuối thai kỳ: 220-250mg/ngày

Có thể thấy nhu cầu DHA của mẹ bầu tăng dần theo thời gian, cao nhất trong 6 tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ bầu thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Mẹ phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật, sinh non, trầm cảm sau sinh cùng nhiều vấn đề tim mạch khác. Với thai nhi, không cung cấp đủ DHA sẽ tác động đến hệ thần kinh và thị giác của trẻ, khiến trẻ chậm phát triển, kém thông minh, dễ mắc các tật về mắt như loạn viễn thị, …

nhu-ca-dha-cua-me
DHA của mẹ bầu tăng dần theo thời gian và cao nhất trong 6 tháng cuối thai kỳ

Bổ sung DHA cho bà bầu như thế nào?

Để trẻ ra đời với khởi đầu tốt nhất, mẹ phải luôn chắc chắn bổ sung đủ lượng DHA hàng ngày. Do cơ thể người nói chung và mẹ bầu nói riêng không thể tự sản xuất đủ lượng DHA cần thiết, nên mẹ bầu cần thu nạp DHA từ nguồn thực phẩm bên ngoài.

Thực phẩm giàu DHA

Các loại cá

Hải sản được đánh giá là nguồn dinh dưỡng chính chứa nhiều DHA trong tự nhiên. Đa phần DHA có trong các loài cá, loài có vỏ và tảo biển. Trong đó các loại cá như cá hồi, cá nhám, cá thu, cá mòi hoặc cá trích là những loài có chứa hàm lượng DHA rất cao. Tuy nhiên, thống kê cho thấy hàm lượng thủy ngân có trong các loại cá này cũng cao. Do đó, mẹ bầu nên sử dụng với lượng phù hợp khoảng 200g/tuần để hạn chế ảnh hưởng xấu do thừa thủy ngân gây ra.

Loài có vỏ như tôm, cua, mực, …

Nằm trong danh mục hải sản chứa nhiều DHA và Canxi, tôm, cua, mực nên được dùng xen kẽ cùng các thực phẩm khác để đa dạng nguồn bổ sung và cách chế biến. Ví dụ trong 100g tôm chứa 0.3g Omega-3 cùng nhiều loại vitamin khác như Photpho, Kali, Canxi, Magie, Sắt, … Với những thành phần dưỡng chất này, tôm, cua, mực,… trở thành nguồn dưỡng chất dồi dào được nhiều bà mẹ lựa chọn làm phong phú các bữa ăn.

DHA có rất nhiều trong tự nhiên
DHA có rất nhiều trong tự nhiên

Trứng

Trứng của tất cả các loài gà được chăn thả tự nhiên đều chứa một hàm lượng DHA nhất định, tập trung nhiều tại phần lòng đỏ. Trong 50g trứng chứa khoảng 93mg ALA (một axit béo trong nhóm omega-3) và 173mg Omega-3 (ALA, EPA và DHA). Thông thường, mẹ bầu nên sử dụng 1-2 quả trứng mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng cholesterol trong máu cao hay thấp. [3]

Các loại rau xanh

Dù là một dạng của chất béo, nhưng DHA vẫn có mặt trong rất nhiều loại rau củ. Điển hình nhất là 7 loại dưới đây:

  • Súp lơ
  • Bắp cải
  • Tảo biển
  • Bí ngô
  • Tía tô
  • Cải xoăn
  • Cải xoong

Dù hàm lượng không nhiều như trong hạt hoặc hải sản nhưng bổ sung DHA bằng rau xanh vừa lành tính lại bổ dưỡng do chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Bên cạnh đó, trong rau xanh còn chứa lượng lớn chất xơ giúp ngừa táo bón. Mẹ bầu có thể yên tâm bổ sung hàng ngày để góp phần cung cấp DHA và chất xơ cho cơ thể.

Quả óc chó và dầu óc chó

Nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Omega-3 trong óc chó nhiều hơn gấp 3 lần so với cá hồi và hơn bất kỳ loại hạt nào khác. Với giá trị dinh dưỡng cực cao, trong 28g (1 ounce) hạt óc chó chứa đến 2.5g Omega-3. Ngoài ra óc chó còn chứa nhiều loại vitamin khác như vitamin A, D, E, B12, … Mẹ bầu sử dụng óc chó với lượng vừa phải. Tốt nhất khoảng 6-12 hạt/ngày.

dha-co-nhieu-trong-dau-hat-kho
Dầu và hạt óc chó chứa nhiều DHA tốt cho thai kỳ

Viên uống bổ sung DHA cho bà bầu – DHA EU tinh khiết Hymega

Tuy cung cấp DHA thông qua bữa ăn hàng ngày là giải pháp an toàn, dễ thực hiện nhưng hiệu quả đạt được lại không cao. Một nguồn DHA được nhiều mẹ bầu hiện đại xem như bảo bối – đó là thực phẩm bổ sung. Nhờ đặc tính cung cấp đa dạng dưỡng chất, tiện lợi, dễ dùng, nguồn DHA này ngày càng được ưa chuộng trong sứ mệnh chăm sóc sức khỏe mẹ bầu.

Theo hướng dẫn của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thủy: “Mẹ bầu nên chọn dòng Omega-3 có DHA tinh khiết và có hàm lượng cao để đáp ứng được nhu cầu phát triển của thai nhi”. Trong đó, DHA EU tinh khiết Hymega – DHA tinh khiết chiết lạnh độc quyền được biết đến là sản phẩm bổ sung DHA đúng chuẩn hàm lượng – chất lượng nhất.

DHA EU tinh khiết Hymega tạo sự khác biệt nhờ:

  • Bổ sung hàm lượng DHA cao (250mg), cực tinh khiết cho mẹ bầu, đặc biệt giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ hoặc mẹ đang cho con bú. Khi đã đủ DHA, não bộ con trẻ phát triển toàn diện, chỉ số IQ tăng, thị giác phát triển khỏe mạnh.
  • Do DHA rất dễ bị oxy hóa bởi nhiệt độ và oxy nên DHA trong HYMEGA được bổ sung cùng vitamin E. Nhờ đó DHA không bị oxy hóa và mất tác dụng. Với Hymega, mẹ bầu yên tâm hưởng thụ tối đa công dụng của DHA.
  • Kết hợp EPA giúp giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp và tiền sản giật
  • Hymega được nhập khẩu chính ngạch châu Âu và đạt chứng nhận thực phẩm bổ sung của Hội đồng Liên minh Châu Âu (EFSA) và chứng nhận GRAS của FDA Hoa Kỳ.
  • DHA được sản xuất theo công nghệ chiết lạnh PCET độc quyền và nguyên liệu có nguồn gốc từ cá hồi vùng nước lạnh (Châu Âu).
Hymega-bo-sung-dha-cho-thai-ky
HYMEGA đạt chứng nhận an toàn tiêu chuẩn châu Âu

Bằng sự kết hợp hoàn hảo giữa DHA, EPA và vitamin E, HYMEGA là trợ thủ đắc lực cho mẹ suốt quá trình mang thai để mẹ luôn khỏe, thai luôn phát triển toàn diện. Tìm hiểu thêm vô số lợi ích của HYMEGA cho mẹ bầu tại ĐÂY hoặc liên hệ theo số hotline của Aplicaps 1900 636 985. Bạn sẽ được các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps tư vấn tận tình về sản phẩm và kiến thức thai kỳ.

Lưu ý khi bổ sung DHA cho bà bầu

Không nên ăn quá nhiều cá biển

Trong thời gian mang thai, việc ăn đa dạng các loại hải sản được nấu chín từ 2-3 lần/tuần là một cách tốt để hấp thu dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con. Dù chứa nhiều DHA trong thịt hải sản, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.

Cụ thể, ăn quá nhiều cá biển trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ đẻ non. Trong hải sản thường chứa một hàm lượng nhỏ thủy ngân. Nếu tích lũy trong một thời gian dài, nó sẽ trở thành chất độc thần kinh với bào thai, nguy hiểm đến cả mẹ và thai.

Không bổ sung quá liều DHA

Khi vượt quá hàm lượng khuyến cáo, DHA có thể gây ra một số tác động xấu tới sức khỏe. Một số tác động tiêu cực điển hình nếu dư thừa quá mức DHA ở mẹ bầu như:

  • Tăng đường huyết
  • Tăng nguy cơ chảy máu như gây chảy máu cam, máu nướu
  • Gây rối loạn tiêu hóa
  • Xuất hiện triệu chứng kích ứng đường tiêu hóa
  • Ngủ không sâu giấc, mất ngủ

Không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà thừa DHA để lại nhiều hậu quả trên tim mạch, đường huyết, tiêu hóa, … Để đảm bảo cả mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh, mẹ bầu hãy bổ sung DHA đúng – đủ theo chỉ định của chuyên gia nhé!

Nên bổ sung liên tục DHA trong suốt quá trình mang thai

Não và thần kinh của trẻ liên tục phát triển ngay từ những ngày phôi đầu tiên. Và ngay cả khi đã rời khỏi bụng mẹ, trẻ vẫn cần dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ để tiếp tục quá trình phát triển này. Là một phần không thể thiếu cho sức khỏe của trẻ, DHA được WHO khuyến cáo nên bổ sung liên tục ít nhất 3 tháng trước mang thai, trong mang thai và ít nhất 6 tháng sau khi sinh. [4]

Bo-sung-dha-cho-ba-bau-trong-suot-thai-ky
Bổ sung DHA trong 9 tháng thai kỳ giúp mẹ và bé có đẩy đủ sức khỏe

Giải đáp thắc mắc khi bổ sung DHA cho bà bầu

Dưới đây là những câu hỏi được nhiều bà bầu thắc mắc nhất liên quan đến chủ đề “Bổ sung DHA cho bà bầu”:

Câu hỏi 1: Bà bầu nên uống DHA vào tháng thứ mấy thai kỳ?

Trả lời: Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu bổ sung DHA là ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.

Giải thích: Ngay từ những tuần đầu tiên trong bụng mẹ, trẻ đã bắt đầu có tư duy dù rất đơn giản và hoàn thiện vào tam cá nguyệt thứ 3. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẹ bầu nên bắt đầu bổ sung DHA khi có ý định mang thai. Cung cấp đủ DHA thời gian trước khi bắt đầu thụ thai sẽ hỗ trợ xây dựng một sức khỏe ổn định và khỏe mạnh để sẵn sàng nuôi dưỡng thai nhi.

Câu hỏi 2: Uống bổ sung sắt, canxi, DHA cho bà bầu cùng lúc có được không?

Trả lời: Bà bầu không nên bổ sung sắt, canxi và DHA cùng lúc.

Giải thích: Khả năng hấp thu của các loại dưỡng chất này khác nhau. Sắt và canxi dùng cùng thời điểm sẽ làm giảm khả năng hấp thu của nhau nên có thể gây lãng phí. Vì vậy nên dùng 2 loại này cách nhau khoảng 2 tiếng. Có 3 cách mẹ bầu có thể phân bổ thời gian để dùng sắt, canxi và DHA.

  • Cách 1:
    • Buổi sáng: Canxi (uống trước 9 giờ sáng).
    • Buổi trưa: Sắt (trước bữa ăn).
    • Buổi tối: DHA (sau bữa ăn).
  • Cách 2:
    • Buổi sáng: Canxi và DHA (sau bữa ăn, trước 9h sáng).
    • Buổi trưa: Sắt (trước bữa ăn).
  • Cách 3:
    • Buổi sáng: Canxi (uống trước 9h sáng).
    • Buổi trưa: Sắt và DHA (trước hoặc sau bữa ăn).
Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung sắt, canxi, dha cho bà bầu
Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung sắt, canxi, dha cho bà bầu

Câu hỏi 3: Mẹ đang cho con bú có cần tiếp tục bổ sung DHA hay không?

Trả lời: Có. Mẹ đang cho con bú vẫn cần bổ sung đầy đủ DHA.

Giải thích:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng chưa tự hấp thu DHA từ thực phẩm nên cần bổ sung DHA qua sữa mẹ.
  • Lúc này, hệ thần kinh và thị giác của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên vẫn cần DHA. Do đó, mẹ nên bổ sung thêm DHA để trẻ hoàn thiện quá trình phát triển trí não và thị giác tốt nhất.

Câu hỏi 4: Uống DHA vào thời điểm nào thì tốt nhất cho bà bầu và thai nhi?

Trả lời: Uống DHA ngay sau bữa ăn là tốt nhất.

Giải thích: Theo các chuyên gia, đây là thời gian để cơ thể có thể hấp thu tốt hơn gấp 3 lần so với trước khi ăn. Bởi tính chất tan trong dầu, các loại omega-3 hấp thu tốt hơn khi có mặt các chất béo như enzyme lipase (một loại enzyme giúp phân hủy omega-3). [5].

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về bổ sung DHA cho bà bầu như thế cho tốt, mẹ hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Aplicaps theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được tư vấn chi tiết mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Docosahexaenoic Acid (DHA) – Use, Side Effects, and more. Ngày truy cập: 03/04/2022. https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-864/docosahexaenoic-acid-dha
2 Omega-3 are vital to our vision & Eye Health. Ngày truy cập: 5/4/2022.  https://www.mindbodygreen.com/articles/omega-3-eye-health
3 Comparative Omega-3 fatty acid enrichment of egg yolks from first-cycle laying hens fed flaxseed oil or ground flaxseed. Ngày truy cập 5/4/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6280955/
4 Are Omega-3 Supplements good for my baby. Ngày truy cập: 5/4/2022. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/first-year-of-life/omega-3-supplements-baby/
5 When is the best time to take fish oil. ngày truy cập 5/4/2022. https://www.healthline.com/nutrition/best-time-to-take-fish-oil#_noHeaderPrefixedContent

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ