Canxi hóa bánh nhau còn được biết đến với tên gọi vôi hóa nhau. Đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Nhiều mẹ bầu lo lắng liệu việc bổ sung canxi hàng ngày có khiến tình trạng canxi hóa nặng hơn không? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi “Canxi hóa độ 2 có nên uống canxi nữa không?”.
Canxi hóa bánh nhau là gì? Các cấp độ 0, 1, 2, 3
Bánh nhau là phần liên kết giữa thai nhi và mẹ bầu. Bộ phận này có chức năng đảm bảo việc đưa dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến bào thai đồng thời là lớp màng bảo vệ em bé khỏi các yếu tố xâm nhập từ môi trường [1].
Canxi hóa bánh nhau là hiện tượng canxi hình thành và lắng đọng giữa cơ tử cung và bánh nhau. Đây là hiện tượng hết sức bình thường trong thai kỳ, thường diễn ra từ tuần 30 trở đi. Đồng thời điều này cũng là dấu hiệu sự phát triển của thai nhi và bánh nhau đã trưởng thành để sẵn sàng cho em bé chào đời [2].
Mức độ canxi hóa sẽ tăng dần theo tuần thai. Vì vậy vôi hóa nhau thai sẽ được chia thành 4 cấp độ:
- Cấp độ 0: Thai nhi đang ở tuần thai thứ 31, sai số khoảng ± 1 tuần.
- Cấp độ 1: Tuổi thai khoảng 34 tuần, sai số khoảng ± 3,2 tuần.
- Cấp độ 2: Thai được khoảng 37,6 tuần, độ chênh lệch ± 2,7 tuần.
- Cấp độ 3: Lúc này thai nhi khoảng 38,4 tuần, sai số ± 2,2 tuần.
Tùy vào cơ địa và chế độ sinh hoạt của từng mẹ bầu mà quá trình vôi hóa có thể diễn ra nhanh hay chậm.

Canxi hóa bánh nhau sớm có nguy hiểm không?
Đa phần các trường hợp vôi hóa bánh nhau đều không ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng tích tụ canxi diễn ra sớm hơn thì vẫn tác động đến mẹ và thai nhi. Hiện nay, tỷ lệ vôi hóa bánh nhau sớm có thể lên đến gần 25%.
Canxi hóa bánh nhau sớm là gì?
Vôi hóa xảy ra trước tuần thai quy định hoặc mức độ nghiêm trọng hơn so với cấp độ hiện tại thì gọi là canxi hóa bánh nhau sớm. Ví dụ canxi hóa bánh nhau xảy ra trước tuần 30 của thai kỳ hoặc canxi hóa độ 1 sớm hơn tuần 31, canxi hóa độ 2 sớm hơn tuần 35 và canxi hóa độ 3 sớm hơn tuần 36.
Việc chẩn đoán có vôi hóa sớm hay không cần phải qua các bước kiểm tra, theo dõi và đánh giá chặt chẽ của bác sĩ. Đồng thời mẹ cần kiểm soát việc chăm sóc sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày để không gặp bất lợi nào do canxi hóa bánh nhau gây ra.
Canxi hóa bánh nhau sớm có nguy hiểm không?
Tùy theo từng mức độ, nếu mức canxi tích tụ lại vẫn nằm trong khoảng cho phép và phù hợp với quá trình phát triển của thai nhi thì không để lại ảnh hưởng gì. Trường hợp vôi hóa hơi sớm một chút, mẹ cần theo dõi thường xuyên bằng cách khám sản khoa để nắm rõ tình hình thai nhi.
Nếu thai canxi hóa sớm hơn tuần thai chuẩn quá nhiều có thể để lại hậu quả như: [3]
- Tắc nghẽn mạch máu xung quanh phần bị vôi hóa.
- Gây khó khăn cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai nhi. Hậu quả là em bé không được cung cấp đủ dưỡng chất, dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai.
- Thai nhi bị thiếu oxy, từ đó làm tăng tỷ lệ suy thai, thai chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi sinh.

Nguyên nhân canxi hóa bánh nhau sớm
Các nghiên cứu đã chỉ ra vôi hóa nhau thai sớm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Hút thuốc.
- Huyết áp cao trong thời gian mang thai.
- Nhau bong non.
- Vi khuẩn xâm nhập vào nhau thai.
- Các yếu tố môi trường như bức xạ hoặc âm thanh tần số thấp.
- Phản ứng với các thuốc kháng axit hoặc bổ sung quá nhiều canxi.
Với trường hợp vôi hóa quá sớm, mẹ bầu không được tự ý uống thuốc điều trị. Thay vào đó mẹ cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Canxi hóa độ 2 có nên uống canxi nữa không?
Cấp độ canxi hóa có thể nhận biết thông qua kết quả siêu âm. Nhiều mẹ bầu hết sức lo lắng liệu uống canxi có khiến độ vôi hóa bánh nhau tiến triển nhanh hơn và ảnh hưởng đến lượng oxy và dinh dưỡng của bào thai hay không?
Thực tế, nếu mẹ đang bị canxi hóa độ 2 thì vẫn có thể uống canxi bình thường mà không lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe. Kể cả mẹ bị canxi hóa độ 2 sớm thì nguyên nhân cũng không phải do thừa canxi nên uống canxi không gây dư thừa.
Đặc biệt, canxi hóa độ 2 thường diễn ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là khoảng thời gian nhu cầu canxi của mẹ tăng cao để giúp thai nhi hoàn thiện hệ xương. Chính vì vậy mẹ càng không thể dừng uống canxi, tránh trẻ sinh ra bị còi cọc, dị dạng xương.
Canxi hóa độ 2 nên uống canxi như thế nào?
Với mẹ bầu đang bị canxi hóa độ 2, mỗi ngày mẹ có thể bổ sung khoảng 1500mg canxi để đáp ứng nhu cầu trong thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kết hợp dùng viên uống bổ sung với thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày. Sữa, phô mai, các loại hạt, hải sản,… là những nhóm thức ăn có hàm lượng canxi cao mẹ không nên bỏ qua.
Dù hàm lượng cần bổ sung hàng ngày khá cao nhưng mỗi lần mẹ không nên uống quá 500mg canxi, mỗi ngày không cung cấp quá 2500mg. Đây là giới hạn canxi cơ thể có thể hấp thu tốt nhất, tránh dư thừa lắng đọng trên hệ tiêu hóa và không để lại tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, buồn nôn,…

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên uống canxi vào buổi sáng, khoảng 7 – 8h sáng, sau bữa ăn. Đây là thời gian cơ thể dễ dàng hấp thu canxi nhất, đồng thời tận dụng ánh sáng mặt trời để tăng sinh vitamin D. Ngoài ra, việc này cũng giúp hạn chế tình trạng tích tụ canxi tại gan, thận hoặc trên đường tiết niệu hoặc kích ứng dạ dày.
Mẹ bầu cũng không nên uống sắt và canxi cùng lúc bởi canxi sẽ làm giảm hấp thu của sắt dẫn đến dư thừa. Vì vậy trong thai kỳ, mẹ nên dùng chúng cách nhau ít nhất 2 giờ. Ví dụ mẹ dùng canxi vào buổi sáng thì nên uống sắt vào buổi trưa.
Như vậy, vấn đề canxi hóa độ 2 có nên uống canxi nữa không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Nếu mẹ có các câu hỏi khác liên quan đến dinh dưỡng thai kỳ, mẹ có thể truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ sớm nhất.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Aging of the placenta. Ngày truy cập:27/12/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9320537/#:~:text=As%20gestation%20progresses%2C%20the%20placenta,pre%2Dpregnancy%20size%20and%20shape |
---|---|
↑2 | Placental Calcification: Long-standing Questions and New Biomedical Research Directions. Ngày truy cập: 27/12/2023 https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-030-46725-8_13 |
↑3 | Exploring the relationship between preterm placental calcification and adverse maternal and fetal outcome. Ngày truy cập: 27/12/2023. https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/uog.7733 |