chuan-bi-gi-truoc-khi-mang-thai

Chuẩn bị gì trước khi mang thai – Những điều mà bạn cần biết

Vợ chồng bạn đang có kế hoạch mang thai, nhưng bạn đang hoang mang không biết mình nên chuẩn bị gì trước khi mang thai để có một sức khỏe tốt để đón bé yêu chào đời. Sau đây là những điều mà bạn cần phải chú ý và chuẩn bị trước khi mang thai.

Phụ nữ trước khi mang thai cần chuẩn bị gì?

Để quá trình mang thai an toàn và khỏe mạnh, rất nhiều chị em có cùng một câu hỏi là “trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì”. Sau đây là những điều mà chị em cần chuẩn bị trước khi mang thai nhé.

Khám sức khỏe

Để chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai, phụ nữ cần phải đi khám tiền sản. Qua quá trình khám tiền sản gồm khám sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản. 

  • Khám sức khỏe tổng thể: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem chị em có bị một số bệnh lý như: thiếu máu, tiểu đường, hay một số bệnh có khả năng di truyền sang cho thai nhi hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm để tìm một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi như: cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan B.
  • Khám sức khỏe sinh sản: Bạn sẽ trải qua các bước kiểm tra từ đơn giản đến chuyên sâu nhằm đánh giá khả năng thụ thai, cũng như phát hiện các di truyền bất thường có thể di truyền sang con. Bên cạnh đó, các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục như viêm gan B, HIV, giang mai… nếu được phát hiện sớm sẽ giúp gia đình có được hướng xử trí kịp thời nhằm hạn chế rủi ro cho thai kỳ.
kham-truoc-khi-mang-thai
Khám trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch sẽ tự nhiên suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi những bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng xảy ra với thai nhi.

Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân và em bé khi cơ thể không may bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm này. Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là một biện pháp chủ động giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Nhiều phụ nữ cần tìm hiểu những loại vắc xin nào cần được tiêm phòng trước khi mang thai và thời gian bảo vệ của các loại vắc xin là bao lâu để chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng.

Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng kháng thể (miễn dịch) ngắn hạn để bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin.

Chế độ dinh dưỡng

Mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh từ trước khi mang thai 3 tháng bởi đó là thời gian trứng trưởng thành và sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý chính là sự chuẩn bị tốt để có được trứng chất lượng, từ đó hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ. Cụ thể, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn không có lợi cho cơ thể như thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối…

Trước khi mang thai nên uống gì? Axit folic liều lượng 400mcg/ngày được khuyến cáo sử dụng cho tất cả phụ nữ chuẩn bị mang thai, giúp ngừa dị tật ống thần kinh –  một biến chứng sản khoa thường xảy ra trong những tuần đầu của thai kỳ – cho thai nhi.

Sắt và canxi cũng cần được tăng cường để chuẩn bị cho quá trình mang thai sắp tới, bởi khi mang thai, tổng lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ cần tăng lên gấp 1,5 lần do đó nhu cầu đủ sắt để tạo máu ở cơ thể mẹ tăng lên; đồng thời 1 lượng lớn canxi được huy động để hình thành hệ xương cho em bé (khi thiếu canxi, mẹ có nguy cơ bị loãng xương, mất xương). Mẹ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng này trước khi mang thai từ các loại rau lá xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau chân vịt, bông cải xanh, thịt nạc, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm bằng cách uống sắt, canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

che-do-dinh-duong-truoc-khi-mang-thai
Bổ sung axit folic, sắt và canxi trước khi mang thai.

Những lưu ý khác

  • Tập thể dục thường xuyên: Nếu bạn có kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, đây là điều rất tốt và cần được duy trì. Nếu không, bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn.
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể: Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp. Điều này được xác định thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Phụ nữ có chỉ số BMI cao sẽ dễ gặp các biến chứng trong thời gian mang thai và trong khi sinh. 
  • Chú ý đến tình thần: Bạn nên có trạng thái tâm lý tốt nhất nếu như muốn thụ thai. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn, căng thẳng hoặc chán nản, hãy nói chuyện với bạn đời hoặc người thân trong gia đình. 
  • Ngừng sử dụng thuốc tránh thai: Nếu có ý định mang thai và đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn hãy ngừng uống thuốc ngay bây giờ. Khi sử dụng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể khác so với ban đầu. Việc ngưng sử dụng thuốc sẽ đưa cơ thể dần trở về trạng thái ban đầu, chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại.

Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai?

Khi muốn mang thai, thì các đấng mày râu cũng cần phải chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe cũng như tình thần. Sau đây là những điều mà các quý ông cần phải chuẩn bị trước khi mang thai.

Kiểm tra sức khỏe trước khi muốn có con

Trước khi chuẩn bị mang thai các đấng mày râu cũng cần phải kiểm tra sức khỏe. Quá trình kiểm tra này giúp đánh giá sức khỏe tổng quát và khả năng sinh sản của bạn. 

Trong quá trình này, nếu phát hiện ra những bệnh lý ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng, bạn sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị và điều trị kịp thời. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể đi khám tiền hôn nhân ngay cả khi chưa có ý định lập gia đình để sàng lọc các vấn đề sức khỏe sinh sản. Hiện nay kiểm tra sức khỏe trước khi muốn có con gồm có 2 hạng mục là:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể: Là kiểm tra sức khỏe chung như đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, siêu âm ổ bụng, X-quang, điện tâm đồ… Bên cạnh đó, sẽ có một số xét nghiệm được chỉ định để kiểm tra đường huyết, công thức máu, phân tích nước tiểu, kiểm tra chức năng gan, thận, bệnh về đường tình dục, sàng lọc di truyền,…
  • Khám sức khỏe sinh sản: Đây là xét nghiệm sàng lọc trước hôn nhân quan trọng nhất mà các cặp đôi cần thực hiện. Các danh mục khám nhằm phát hiện bất thường trong cơ quan sinh sản của bạn. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Nội dung khám sức khỏe tiền hôn nhân ở giai đoạn này sẽ có sự phân biệt giữa nam giới và nữ giới. Đối với nam giới, tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các nội tiết tố sinh dục, xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm dịch niệu đạo…
dan-ong-kiem-tra-suc-khoe
Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai.

Làm việc và sinh hoạt hợp lý

Bạn không nên làm việc quá nhiều sau 22h bởi khiến trí não quá tải, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hiệu quả công việc của ngày hôm sau. Tốt nhất, hãy cố gắng thu xếp công việc, đi ngủ trước 23h và dậy sớm. 

Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp nam giới giảm căng thẳng, cảm thấy tốt hơn và có lợi cho sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng tập thể dục quá sức và lịch luyện tập vất vả ở nam giới có thể gây bất lợi cho khả năng sinh sản.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: tuổi tác, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, đặc thù công việc, bệnh lý, tâm lý thường xuyên căng thẳng, và chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không cân đối… Trong đó, chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chức năng sinh lý của quý ông. 

Một chế độ ăn uống khoa học, ngoài cân đối 4 nhóm dưỡng chất quan trọng (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), thì cần ưu tiên các dưỡng chất có lợi cho sinh lý nam, giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường ham muốn tình dục, và khả năng cương của “cậu nhỏ”. Vì vậy, hiểu được giá trị của từng thực phẩm sẽ giúp mọi người có sự lựa chọn đúng đắn và tốt nhất cho bản thân. 

Thay vì các bữa ăn lấp đầy dạ dày, thì nên sử dụng các thực phẩm có tuyển chọn, giúp tối ưu hóa khả sinh lý của cơ thể. Điều này không chỉ hỗ trợ giải quyết các trục trặc sinh lý ở nam giới mà còn giúp tăng cường sinh lực tổng thể, phòng ngừa các bệnh lý có thể xảy đến như: béo phì, tim mạch, huyết áp cao…

che-do-dinh-duong-cho-dan-ong
Điều chỉnh một chế độ ăn uống khoa học

Những điều cần tránh

  • Hút thuốc: Hút thuốc có hại cho sức khỏe. Nếu hai vợ chồng muốn có con, người đàn ông cần bỏ thuốc ít nhất 3 tháng trước khi hai vợ chồng thụ thai. Hút thuốc nhiều có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người đàn ông. Hút hơn 1 bao thuốc lá mỗi ngày làm tăng nguy cơ em bé sinh ra bị mắc bệnh bạch cầu.
  • Uống rượu: Uống rượu nhiều ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của người đàn ông và chất lượng tinh trùng. Người chồng không cần phải bỏ rượu hoàn toàn, chỉ cần giảm và giữ ở mức cho phép. Chưa có bằng chứng cho thấy người đàn ông uống caffeine (ví dụ cà phê) ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
  • Thuốc: Bác sĩ sẽ cho biết nên dùng hay không dùng loại thuốc hay bất kỳ thực phẩm chức năng nào. Các loại thuốc có thể tác động đến khả năng sinh sản: thuốc giảm đau, điều trị trầm cảm,… Các phương pháp điều trị ung thư như hoá trị, xạ trị cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

Trên đây là những thông tin về câu hỏi “chuẩn bị gì trước khi mang thai”, hy vọng qua bài viết này mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích. Trong quá trình chuẩn bị mang thai, vợ chồng bạn hãy cố gắng giữ tâm lý thật thoải mái để có được một thai kỳ khỏe mạnh để chờ đón bé yêu đến với gia đình của mình nhé.

__Vũ Thoa__

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/pregnancy/how-to-prepare-your-body

https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02479

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ