đái thóa đường thai kỳ

Livestream cùng bác sĩ: 6 nguy cơ với thai nhi khi mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao trong thời gian mang bầu, bệnh thường phát triển từ tuần thai 24 đến 28. Nếu bạn mắc phải đái tháo đường thai kỳ, điều này không đồng nghĩa là bạn sẽ mắc phải trước khi mang thai hoặc sau khi sinh con nhưng sẽ tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Bên cạnh đó, nếu bạn không được điều trị đúng cách, tình trạng đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ/thai nhi. Đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe ở cả mẹ và con.

Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường thai kỳ

Biểu hiện thai kỳ sớm hay muộn cũng sẽ có những ảnh hưởng đến thai nhi. Hiếm khi đái tháo đường thai kỳ gây ra những triệu chứng rõ rệt và dễ bị lẫn với các tình trạng khác. Bệnh thường được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ.

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu giúp bạn nghi ngờ bản thân có mắc bệnh lý đái tháo đường thai kỳ hay không, từ đó giúp chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm hơn, cụ thể:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Khát nước liên tục
  • Ngủ ngáy
  • Tăng cân quá nhanh so với quy định.
Thừa cân, béo phì
Tăng cân quá mức so với quy định là một trong những dấu hiệu nhận biết đái tháo đường thai kỳ

Đối tượng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

Đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn bình thường:

  • Thừa cân/Béo phì trước khi mang thai.
  • Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.
  • Có người thân (anh/chị/em/cha/mẹ) mắc đái tháo đường type 2
  • Có lượng đường trong máu cao nhưng chưa đủ điều kiện để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, hay còn gọi là tiền đái tháo đường.
  • Tuổi mang thai cao (>35 tuổi).
  • Đã từng sinh con nặng hơn 4kg.
  • Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật hoặc sinh non.
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Tuy nhiên những đối tượng không nằm trong nhóm nguy cơ này cũng có khả năng mắc phải đái tháo đường trong thai kỳ nhưng tỷ lệ thấp hơn.

Hội chứng đa nang buồng trứng
Người mắc hội chứng đa nang buồn trứng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ

6 ảnh hưởng của mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ đối với thai nhi

  • Sự phát triển của thai ở những người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra những dị tật lớn ảnh hưởng tới tương lai của trẻ. Ví dụ: Tổn thương ống thần kinh, dị tật bẩm sinh ở tim,… Những bà mẹ không được kiểm soát tình trạng đái tháo đường thai kỳ đúng cách thì tỷ lệ con sinh ra bị dị tật tương đối cao. Những bất thường này có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những sản phụ mắc phải tình trạng đái tháo đường thai kỳ từ sớm, nhất là trong quý 1 của thai kỳ. Bởi vì đó là thời điểm thai nhi phát triển và phân chia các cơ quan, bộ phận.
  • Thai nhi quá phát triển do tăng tích chứa mỡ, gia tăng chiều dài, tỷ lệ đầu – bụng hoặc ngực – đầu. Đặc điểm quan trọng nhất của đái tháo đường thai kỳ là kháng insulin gây ra bởi sự tăng sản xuất một số hormone của mẹ và nhau thai. Tình trạng kháng insulin thường tăng lên trong quý 2 hoặc quý 3 của thai kỳ và được cho là hiện tượng thích nghi đảm bảo cung cấp glucose cho bào thai. Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ bị suy giảm chức năng kháng insulin tương đối so với người phụ nữ mang thai bình thường. Khi bài tiết ra insulin thì sự kết hợp cả hai yếu tố sẽ làm xuất hiện đái tháo đường thai kỳ. Khi glucose đi qua nhau thai với 1 lượng lớn làm cho bào thai có thể phơi nhiễm với mức glucose quá cao làm tăng nhu cầu insulin để chuyển hóa và insulin trong máu bào thai tăng lên cao gây kích thích phát triển quá mức, dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho em bé, đó là em bé quá to so với bình thường, sẽ gây nguy hiểm khi chuyển dạ, khó đẻ thường. Vì khi em bé quá to sẽ làm cho sự xoay chuyển của em bé trong buồng ối sẽ kém đi, dẫn đến tình trạng em bé khó xoay chuyển hơn.
  • Thai kém phát triển, gây nhiều biến chứng có tác hại cho thai.
  • Đa ối: Thường đi liền với thai to, gây ra khó chịu, sinh non. Nước ối là sản phẩm thải từ thận của thai nhi. Trường hợp lượng nước ối cao và không điều chỉnh được thì mẹ và bé đều gặp một số vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Trên thực tế, ⅔ trường hợp mắc đa ối là không tìm ra nguyên nhân, nhưng những trường hợp đa ối tìm ra nguyên nhân thì đái tháo đường là 1 trong những yếu tố nguy cơ cao nhất. Tình trạng đa ối được tìm trọng 10% thai phụ mắc đái tháo đường, đặc biệt là trong quý 3 của thai kỳ. Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát tốt thì thai nhi sẽ sinh ra nhiều nước tiểu hơn nên làm giảm lượng đường trong máu của bạn, dẫn đến giảm nước ối.
  • Suy hô hấp do thiếu surfactant ở trẻ sơ sinh. Surfactant là chất bao phủ bề mặt các phế nang giúp phổi và hệ hô hấp có thể trao đổi khí dễ dàng hơn. Trường hợp thai đẻ non có khả năng cao bị suy hô hấp do surfactant chưa được tạo thành. (<34 tuần). Để phòng ngừa suy hô hấp ở trẻ thì nên tiêm chủng corticoid ở những người có nguy cơ sinh non khiến bé không thở được. Tuy nhiên, tiêm corticoid có thể khiến tăng đường huyết của mẹ. Vậy nếu mẹ vừa có đái tháo đường thai kỳ và có nguy cơ sinh non cần đến bệnh viện nội tiết để tiêm chủng và theo dõi.
  • Nhóm nguy cơ khác: Tăng insulin, hạ glucose máu của thai, hạ canxi,… Khi mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, lượng đường/glucose truyền sang con là rất nhiều khiến (nhiều hơn trong sữa ngoài) nên khiến em bé bị hụt năng lượng, dẫn đến cơ thể phải phân giải glucose, sản sinh ra năng lượng bù đắp cho em bé, gây ra giảm đường huyết của em bé.

Đây là 6 nguy cơ lớn đối với thai nhi khi mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, bất thường dị tật thai khi mắc đái tháo đường quá sớm hoặc em bé quá to gây 1 loạt vấn đề về sau như sinh non, đa ối, suy hô hấp.

SInh con quá to
Sinh con quá to là một trong những ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ

Những lầm tưởng về đái tháo đường thai kỳ

Để là một sản phụ thông thái, bạn nên hiểu và lưu ý về 11 lầm tưởng sau:

  • Đái tháo đường thai kỳ là bệnh hiếm gặp: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đái tháo đường thai kỳ chiếm 13% ở phụ nữ mang thai. Đa số thai phụ mắc bệnh đều có thai kỳ an toàn.
  • Mẹ bầu có thể kiểm soát hoàn toàn bằng chế độ tập luyện và ăn kiêng. Mặc dù tập luyện và ăn uống trong thai kỳ là quan trọng nhưng chế độ dinh dưỡng cần được hướng dẫn và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Một số lượng nhỏ mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cần được bổ sung insulin để kiểm soát đường huyết, đạt mục tiêu điều trị.
  • Bạn sẽ chờ được tầm soát bệnh. Nhiều người chủ quan và suy nghĩ rằng đái tháo đường thai kỳ xảy ra khoảng tuần 24-28 thai kỳ nên sẽ được tầm soát bệnh. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ xảy ra sớm hơn và nếu tình trạng này xảy ra sẽ gây nên dị tật do đái tháo đường cao hơn rất nhiều.
  • Bị đái tháo đường thai kỳ có nghĩa là bạn không khỏe mạnh. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ xảy ra do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai và xảy ra ở cả người khỏe mạnh nên điều đó không có nghĩa là bị đái tháo đường bạn không khỏe mạnh.
  • Hầu hết đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi hết sau sinh. Mặc dù đa số đái tháo đường sẽ khỏi hết sau sinh nhưng nếu bạn mắc đái tháo đường thai kỳ hoặc có một số yếu tố nguy cơ khác của đái tháo đường type 2 thì bạn cần được tầm soát bệnh định kỳ và tham vấn ý kiến của bác sĩ để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Vì trong một số trường hợp bạn mắc đái tháo đường thai kỳ có thể để lại những hậu quả về sau là bạn sẽ mắc đái tháo đường.
  • Bệnh có triệu chứng rõ ràng. Đái tháo đường không có triệu chứng rõ ràng, những dấu hiệu của bệnh chỉ để bạn lưu ý hơn thôi còn đừng mong chờ có những triệu chứng cụ thể. Vì khi có dấu hiệu rõ ràng thì khi đó bạn đã mắc đái tháo đường thai kỳ nặng, bệnh diễn biến xấu.
  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ là bệnh đáng sợ. Nếu không may được chẩn đoán mắc bệnh, bạn không nên lo lắng quá vì căng thẳng sẽ khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. Vì đa số thai phụ mắc đái tháo đường thì có một thai phụ khỏe mạnh cùng với y học ngày càng phát triển.
  • Em bé sinh ra rất lớn. Tuy nhiên, thai nhi to thường xảy ra ở người mắc đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát tốt, không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm, tuân thủ điều trị của bác sĩ, kiểm soát đường huyết tốt thì hoàn toàn có thể phòng ngừa được biến chứng sinh con to, sinh non, đa ối của đái tháo đường thai kỳ. Khi đó, thai nhi sẽ được sinh ra bình thường.
  • Bệnh có thể gây dị tật thai. Mẹ mắc đái tháo đường chỉ tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi, đặc biệt khi mắc ở đầu thai kỳ. Tuy nhiên, đái tháo đường thường xảy ra ở cuối quý 2 thai kỳ, lúc này cơ thể của thai nhi dường như đã phát triển hoàn chỉnh nên nguy cơ dị thật thai nhi sẽ thấp hơn so với bà mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ ở quý 1.
  • Chắc chắn bị đái tháo đường type 2 sau đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, điều này chỉ là tăng nguy cơ chứ không phải chắc chắn nên bạn có thể loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ này.
  • Đái tháo đường thai kỳ là do lỗi của người mẹ. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì mẹ là người luôn muốn làm mọi thứ tốt đẹp nhất cho con.
Nhiều người lầm tưởng đái tháo đường thai kỳ là bệnh hiếm gặp

Hỏi – đáp

Huỳnh Khanh Hằng: Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ từ tuần thứ bao nhiêu vậy bác sĩ?

Thông thường, bác sĩ sẽ cho tầm soát đái tháo đường thai kỳ từ tuần thứ 24. Tuy nhiên, bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe của mình hơn để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh. Vì đái tháo đường thai kỳ quá sớm, đặc biệt là trong quý 1 thì khả năng dị tật rất là cao.

Bùi Linh Trang: Không làm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ có sao không ạ?

Thật ra quyền làm xét nghiệm hay không là của bạn. Nó sẽ không sao nếu trong trường hợp mà bạn không bị và có sao nếu bạn bị bởi vì nếu có các biểu hiện cho bạn thấy thì lúc đó bệnh đã nặng rồi.

Bảo Trang: 29 tuần bác sĩ chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và phải nằm viện điều trị.

Trong tình trạng bác sĩ bảo nằm viện điều trị đái tháo đường thai kỳ thì bệnh đã tương đối nặng. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng quá vì khi điều trị trong bệnh viện sẽ dưới sự kiểm soát và chăm sóc của bác sĩ thì mọi thứ an toàn hơn rất nhiều.

Trần Quỳnh Nhung: Không có biểu hiện gì bất thường thì có cần làm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ không ạ?

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ là một 1 xét nghiệm thường quy. Vì đái tháo đường k có triệu chứng rõ ràng nên sẽ bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác nên khi có biểu hiện bất thường thì lúc đó bạn đã nặng rồi. Vì vậy, bạn nên tầm soát đái tháo đường thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Cao Trần Dương: 28 tuần bị tiểu đường thai kỳ có uống nước dừa được không?

Không nên vì nước dừa chứa rất nhiều đường nên bạn cần kiểm soát và không nên uống nước dừa.

Nguyễn Linh Khánh Mai: Tiểu đường thai kỳ phải tiêm thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ?

Không những không ảnh hưởng đến em bé mà còn đảm bảo sự an toàn cho em bé. Vì vậy, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào quyết định và hướng xử trí của bác sĩ.

Chuyên Nguyễn: Nếu 24 tuần xét nghiệm không bị đái tháo đường thai kỳ thì sau đó có bị không ạ?

Vẫn có nguy cơ bị nên nếu 24 tuần xét nghiệm không bị đái tháo đường bạn hãy cố gắng duy trì chế độ tập luyện, ăn uống như vậy và không được chủ quan.

Ngô Minh Tâm: 3 tháng đầu thai kỳ mình cần bổ sung và kiêng những gì?

Bổ sung: Sắt, axit folic, canxi và các vitamin để hấp thu canxi cho tốt, ví dụ là vitamin D3&K2. Tốt nhất là em nên mua bộ sản phẩm Aplicaps cung cấp đủ chất cho mẹ bầu để không phải lăn tăn về hãng nọ hãng kia, thiếu chất nọ chất kia mà đảm bảo đủ chất nhất. Ngoài ra, Aplicaps Việt Nam có đội ngũ tư vấn rất là nhiệt tình và nhanh để giải đáp thắc mắc của bạn

Kiêng: Cách tốt nhất là các cụ bảo gì thì kiêng nấy.

Đỗ Bảo Bảo: Bị chuột rút về đêm thì uống canxi có đỡ không? Các mẹ thường bảo 20 tuần từ 20 tuần mà em được có 13 tuần thôi?

Các mẹ có thể uống canxi trước khi mang thai. Thông thường, tôi khuyên bệnh nhân của mình nên sử dụng canxi từ tuần 12 nên bạn có thể hoàn toàn sử dụng. Bạn nên bổ sung canxi có cả vitamin D3&K2 để tối ưu hóa hấp thu canxi như sản phẩm Menacal.

Vũ Huyền: Đái tháo đường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?

Xảy ra trong quý nào đều có nguy cơ nguy hiểm nên bạn không nên chủ quan.

Dược sĩ Anh Thư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ