8 tuần tuổi là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sảy thai. Vậy dấu hiệu sảy thai 8 tuần là gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc mẹ bầu tốt nhất? Mẹ hãy cùng Aplicaps tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Sảy thai là gì?
Sảy thai là hiện tượng người mẹ bị mất thai tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ mà không có sự can thiệp của thuốc hoặc các biện pháp phẫu thuật (nạo, hút). Theo thống kê, hiện nay có khoảng 10-20% phụ nữ mang thai bị sảy thai và con số đang có xu hướng ngày một tăng. Trong đó, trường hợp sảy thai 8 tuần tuổi có tỷ lệ chiếm khoảng 10%.
Sảy thai tự nhiên được biết đến với 7 dạng chính:
- Sảy thai hoàn toàn: Tất cả phần phôi thai bị đưa ra khỏi cơ thể kèm theo các triệu chứng sảy thai điển hình như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, mất dấu hiệu mang thai,…
- Sảy thai không hoàn toàn: Chỉ một phần phôi thai bị đưa ra khỏi cơ thể, một số phần nhau thai khác còn sót lại trong tử cung.
- Sảy thai liên tiếp: Mẹ bầu bị sảy thai hai lần liên tiếp trở lên. Phần lớn trường hợp này thai nhi đều chưa đủ 12 tuần tuổi.
- Dọa sảy thai: Đây là tình trạng phôi thai chưa bị bong ra khỏi lớp niêm mạc tử cung mà vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, lúc này mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng sảy thai như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới,…
- Sảy thai không tránh được: Lúc này mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo, đau hạ vị tăng dần và thai nhi đang tụt xuống để ra khỏi cơ thể mẹ,…
- Sảy thai băng huyết: Mẹ bầu bị chảy quá nhiều máu dẫn đến tình trạng choáng váng, ngất và mất máu nghiêm trọng. Khi khám âm đạo, bác sĩ sẽ thấy xuất hiện nhiều máu, đồng thời thai nhi đang tụt xuống cổ tử cung hoặc nằm trong vùng âm đạo.
- Sảy thai nhiễm khuẩn: Mẹ bầu bị sốt cao, các chỉ số như bạch cầu hoặc CRP tăng. Phần lớn các trường hợp sảy thai nhiễm khuẩn đều rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.
[1]
Dấu hiệu sảy thai 8 tuần như thế nào?
Tùy vào từng trường hợp mà mỗi mẹ sẽ có dấu hiệu sảy thai 8 tuần khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó đều xuất hiện các triệu chứng sau:
Chảy máu âm đạo
Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, chảy máu âm đạo là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng với lượng máu rất ít. Còn với sảy thai, máu sẽ có màu đỏ tươi hoặc nâu mận. Lúc này, lượng máu tăng lên đột ngột và chảy liên tục từ 3-5 giờ, thậm chí kéo dài vài ngày. Thỉnh thoảng trong máu còn xuất hiện các cục máu đông.
Mất triệu chứng thai nghén
Trong 8 tuần đầu thai kỳ, người mẹ sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng thai nghén như chán ăn, buồn nôn hay ngực cảm giác căng tức. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này biến mất đột ngột thì mẹ nên hết sức cẩn thận vì có thể là dấu hiệu của sảy thai.
Đau bụng dưới
Nếu mẹ bị sảy thai thì sẽ gặp phải những cơn co thắt tử cung. Cơn đau ban đầu có thể giống như kỳ kinh nguyệt nhưng dần trở nên dữ dội, đau quặn lại, đặc biệt phần bụng dưới.
Dịch âm đạo bất thường
Khi mang thai, âm đạo người mẹ sẽ tiết các dịch nhờn để duy trì độ ẩm. Tuy nhiên, nếu dịch có mùi hôi và lẫn với máu đỏ tươi hoặc cục máu đông thì đây có thể là dấu hiệu của sảy thai.
Ngoài những dấu hiệu ở trên, khi đi siêu âm thai, nếu không nhận thấy dấu hiệu sự sống như tim thai thì có thể là mẹ bầu đã bị sảy thai. [2]
Nguyên nhân gây ra sảy thai tuần thứ 8 thai kỳ
Sảy thai tuần thứ 8 của thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm từ phía mẹ bầu hoặc thai nhi.
Nguyên nhân sảy thai tuần thứ 8 từ người mẹ có thể do:
- Vấn đề liên quan đến nhau thai. Nhau thai đóng vai trò quan trọng để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu nhau thai ở trong tình trạng bất thường (ví dụ nhau bong non,…) sẽ khiến thai không được cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của em bé.
- Nhiễm sắc thể. Trong nhiều trường hợp, phôi thai bị thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể sẽ khiến thai ngừng phát triển và gây sảy thai.
- Mất cân bằng hormone. Khi bắt đầu những ngày đầu của thai kỳ, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi đáng kể như progesteron, hCG,… Những hormone này hỗ trợ thai bám vào thành tử cung. Khi mất cân bằng, khả năng bám vào thành tử cung của thai nhi bị suy giảm, gây nguy cơ cao bong nhau và dẫn đến sảy thai.
- Tình trạng bệnh lý. Khi người mẹ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, lupus,… thì tỷ lệ sảy thai sẽ cao. Phần lớn những bệnh lý này đều ảnh hưởng đến việc đưa máu đến nuôi dưỡng phôi thai, khiến thai chậm phát triển, dinh dưỡng kém.
- Cấu trúc tử cung bất thường. Một số mẹ bầu có tử cung mỏng hoặc tử cung hai sừng, có vách ngăn, thậm chí bị u xơ tử cung thì việc giữ thai được an toàn đến những ngày lên bàn sinh là vô cùng khó khăn.
- Thiếu chất dinh dưỡng. Khi cơ thể mẹ quá yếu ớt, không có đủ sức để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi thì việc sảy thai là điều sớm muộn.
[3]
Đối với nguyên nhân sảy thai ở tuần 8 của thai kỳ gây ra bởi thai nhi có thể do:
- Dị tật thai nhi như: Não úng thủy, phù nhau thai,… Những bất thường này khiến thai ngừng phát triển.
- Dây rốn quấn quanh cổ khiến thai bị nghẹt.
- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.
- Dây rốn quấn quanh cổ em bé gây sảy thai 8 tuần
- Yếu tố nguy cơ gây sảy thai tuần thứ 8 thai kỳ
- Bên cạnh các nguyên nhân trên, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai tuần thứ 8 thai kỳ, cụ thể:
- Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35.
- Có tiền sử sảy thai trên 2 lần.
- Bị chấn thương trong quá trình hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc bức xạ.
- Sử dụng ma túy, rượu hoặc uống quá nhiều cafein, hút thuốc.
- Mẹ bầu bị béo phì, thừa cân hoặc suy dinh dưỡng.
- Các bệnh mạn tính, khó kiểm soát tình trạng bệnh như tiểu đường. [4]
Những yếu tố nguy cơ này khiến mẹ bầu có tỷ lệ sảy thai cao hơn hẳn so với những đối tượng khác. Vì vậy, mẹ bầu nên thận trọng và hết sức lưu ý với những yếu tố nguy cơ trên để đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh.
Cần làm gì khi sảy thai 8 tuần?
Tùy vào loại sảy thai mà bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp với mẹ bầu. Với trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu dọa sảy thai 8 tuần thì một chế độ chăm sóc chu đáo sẽ giúp mẹ giảm cơn đau và tử cung dần ổn định lại. Thông thường, mẹ sẽ được:
- Siêu âm để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm. Khi bị sảy thai, nếu phôi thai không được đưa hết ra ngoài sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tử cung. Do đó, sau 1-2 tuần sau sảy thai, bác sĩ sẽ kiểm tra xem phôi thai đã được đưa ra ngoài hết hay chưa. Nếu chưa, mẹ sẽ cần can thiệp phẫu thuật như nạo, hút hoặc sử dụng thuốc.
- Điều trị y tế. Thuốc chỉ được sử dụng trong các trường hợp phôi thai không hoàn toàn và không thể tự tụt hết ra ngoài. Thuốc dùng đường uống hoặc đặt trong âm đạo để đẩy hết mô và nhau thai còn sót lại ra ngoài.
- Can thiệp phẫu thuật. Sau khi sảy thai, mẹ bầu có dấu hiệu xuất huyết không ngừng và nguy cơ nhiễm trùng cao thì được ưu tiên sử dụng phương pháp nạo hút. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ làm tổn thương thành tử cung nên sẽ mất nhiều thời gian để mẹ bầu hồi phục.
Cách chăm sóc mẹ bầu sảy thai tuần 8 thai kỳ
Sau sảy thai, sức khỏe và tinh thần người mẹ bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, để mau chóng hồi phục sức khỏe và có thể chuẩn bị cho các lần mang thai tới, mẹ cần:
Nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi trải qua biến cố sảy thai, cơ thể người mẹ suy yếu cùng tổn thương tâm lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi sẽ giúp mẹ chữa lành vết thương tinh thần và thể chất tốt nhất. Lúc này, mẹ cần hạn chế vận động nặng như lau dọn nhà cửa, leo cầu thang, chạy bộ,… Mẹ nên dành khoảng 4-6 tuần để thư giãn, vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc gập bụng nhiều sẽ làm tổn thương tử cung.
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể
Trong 5 ngày đầu tiên sau sảy thai, mẹ dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Đây là do thai chưa tụt hoàn toàn ra ngoài khiến mẹ bị viêm nhiễm và sốt. Nếu nhiệt độ vượt quá 37,6 độ C thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được xử lý và điều trị kịp thời nhé!
Giữ gìn vệ sinh đúng cách
Trong 1-2 ngày sau khi sảy thai, mẹ không nên tắm quá lâu, tắm bằng nước lạnh và không sử dụng bồn tắm vì dễ gây viêm nhiễm. Thay vào đó, mẹ nên dùng khăn thấm nước ấm để lau người. Ngoài ra, sau sảy thai, mẹ sẽ có hiện tượng xuất huyết âm đạo, do đó mẹ nên sử dụng băng vệ sinh cotton và thay băng thường xuyên. Mẹ cũng cần sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch vùng kín nhẹ nhàng.
Xem thêm: Sảy thai kiêng nước lạnh bao lâu? Giải thích và tư vấn sau sảy thai của chuyên gia phụ sản
Ăn uống khoa học
Sau khi sảy thai nên ăn gì? Cơ thể mẹ bị suy nhược nghiêm trọng. Do đó, mẹ cần bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt, protein, canxi, vitamin và khoáng chất,… Mẹ nên chọn lựa thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Bên cạnh đó, các loại đồ uống chứa cồn, cafein cũng làm chậm quá trình hồi phục nên mẹ cần tránh xa.
Kiêng quan hệ tình dục
Thời điểm thích hợp để quan hệ tình dục trở lại là khoảng 1-3 tháng sau khi sảy thai. Nếu quan hệ quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
Khám sức khỏe thai kỳ
Sau sảy thai từ 1-3 tháng, mẹ nên đến các cơ sở y tế để khám và đánh giá tình trạng hồi phục của tử cung. Đặc biệt, trong trường hợp mẹ muốn mang thai trở lại thì cần xác định tình trạng sức khỏe của mẹ đã sẵn sàng cho một hành mang thai mới hay chưa.
Như vậy, với những thông tin trên, Aplicaps đã cung cấp cho mẹ các dấu hiệu sảy thai 8 tuần, nguyên nhân và cách chăm sóc sau sảy thai. Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có thật nhiều kiến thức để chăm sóc bản thân khi mang thai. Nếu mẹ cần tư vấn bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
Dược sĩ Anh Thư
Xem thêm: Phụ nữ sảy thai tự nhiên thử que test lên 2 vạch: 6 nguyên nhân và 3 biện pháp thử thai chính xác
Tài liệu tham khảo
↑1 | Miscarriage. Ngày truy cập: 22/6/2022. https://medlineplus.gov/ency/article/001488.htm |
---|---|
↑2 | Miscarriage. Ngày truy cập: 24/5/2022. https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/symptoms/ |
↑3 | Miscarriage causes. Ngày truy cập: 24/06/2022. https://www.webmd.com/baby/4-common-causes-miscarriage#1 |
↑4 | Everything you need to know about miscarriage. Ngày truy cập: 25/6/2022. https://www.healthline.com/health/miscarriage |