Phần lớn mẹ bầu đều muốn biết bản thân sẽ ra sao khi mang thai, thân hình béo lên nhiều không? Chính vì vậy nhiều mẹ thắc mắc hình ảnh bụng bầu 1 tháng như thế nào? Có dấu hiệu nào cho thấy mẹ đã mang bầu hay không? Bài viết dưới đây Aplicaps sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin cần thiết. Mẹ cùng theo dõi nhé!
Hình ảnh bụng bầu 1 tháng
Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu hầu như không cảm thấy nhiều khác biệt so với bình thường. Tuy nhiên, với thai nhi, phôi thai cũng đang cố gắng bám chắc vào thành tử cung. Đồng thời, đây là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của các cơ quan sau này.
Ở tuần thai thứ 4, kích thước thai nhi chỉ 2mm, tương đương hạt gạo và chưa có hình dạng nào cả. Chính vì quá bé nên bụng bầu 1 tháng không có sự thay đổi nhiều, thậm chí nhiều mẹ không nhận ra sự khác thường của cơ thể [1].
Em bé lúc này có hình dáng giống chú nòng nọc nhỏ, đầu to thân bé. Phôi thai chưa hình thành cơ quan nội tạng rõ ràng. Thay vào đó, phôi thai bắt đầu phân lớp và phát triển thành:
- Lớp ngoại bì: Đây là phần ngoài cùng của bào thai. Đồng thời hệ thần kinh, tóc, tuyến vú, móng, men răng của thai cũng được hình thành ở phần này.
- Lớp trung bì: Lớp này sẽ là vị trí để hình thành tim, các bộ phận sinh dục, cơ bắp hoặc xương, thận.
- Nội bì: Nội bì là phần nằm trong cùng giúp hình thành hệ tiêu hóa, gan hoặc cơ quan hô hấp của thai nhi.
Ngoài ra, khi thai nhi được 4 tuần tuổi, màng ối và túi noãn hoàng phát triển nhanh chóng. Đây là cơ quan giúp bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai ở giai đoạn sau. Dưới đây là 1 số hình ảnh của mẹ bầu mang thai 1 tháng:
Dấu hiệu mang thai 1 tháng
Trong những ngày đầu của thai kỳ, mẹ bầu hầu như không chú ý nhiều đến những dấu hiệu mang thai. Nếu mẹ thấy xuất hiện những biểu hiện này, có lẽ mẹ đã có thai 1 tháng: [2]
- Mệt mỏi: Sự thay đổi hormone bắt đầu diễn ra khiến mẹ mệt mỏi hơn bình thường. Tình trạng này có thể tiếp diễn đến tuần 8 – 9 thậm chí nhiều tuần sau đó.
- Đau ngực và núm vú nhạy cảm hơn: Khi hormone progesterone và estrogen tăng lên đồng thời các tĩnh mạch căng lên khiến ngực nhạy cảm thậm chí đau nhẹ. Tình trạng này có thể giảm dần sau đó, khi cơ thể làm quen với sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố.
- Co thắt vùng bụng: Cảm giác những cơn co thắt hơi giống đau bụng kinh. Điều này làm chị em nhầm tưởng đến kỳ kinh nguyệt. Nếu cơn co thắt khiến mẹ khó chịu hoặc quá đau đớn, mẹ nên nhờ bác sĩ tìm cách giảm đau thích hợp.
- Thường xuyên buồn tiểu: Khi mang thai lưu lượng mau tăng lên khiến thận phải tăng cường đào thải chất độc. Vì vậy một số mẹ bầu đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.
- Chảy máu âm đạo: Mẹ có thể thấy những đốm máu li ti trên quần lót. Đây là dấu hiệu hết sức bình thường ở thời kỳ đầu mang thai, được coi như “máu báo thai”. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều và không có dấu hiệu dừng lại thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.
- Buồn nôn: Đây là triệu chứng của ốm nghén nhưng không thường xảy ra nếu mẹ mới mang thai 1 tháng. Để làm dịu cơn buồn nôn, mẹ có thể uống nước hoặc trà gừng.
Tâm lý của mẹ mang thai 1 tháng tuổi có thể biến đổi đôi chút. Đôi khi mẹ cảm thấy lo lắng, đôi khi lại đột ngột vui mừng. Thậm chí khi biết mình có thai, mẹ sung sướng nhưng ngay sau đó lo lắng vì không biết làm cách nào giữ thai nhi được an toàn. Thời điểm này mẹ cần sự quan tâm chăm sóc của người thân để thể chất và tinh thần luôn ở mức tốt nhất.
Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Bụng bầu có ngấn không?
Quả thật có không ít trường hợp chị em béo bụng tưởng nhầm mình mang thai và ngược lại. Vậy làm thế nào để phân biệt? Chị em hãy chú ý đến những đặc điểm dưới đây nhé:
- Bụng bầu lớn dần theo thời gian còn bụng mỡ thì không: Đặc biệt từ tháng thứ 3 trở đi, kích thước bụng bầu tăng lên rõ rệt.
- Bụng bầu cứng và tròn hơn: Bụng mỡ có nhiều kiểu: béo bụng trên, béo bụng dưới hoặc béo 2 bên hông. Bụng mỡ có xu hướng chảy xệ, chạm vào mềm, các phần phình lên và ngấn mỡ nên dễ biến dạng khi ngồi. Ngược lại bụng bầu không có ngấn, bụng căng tròn, khi ngồi bụng không biến dạng.
- Vết rạn ở phần dưới bụng: Khi mang bầu, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ, phía dưới rốn có thể xuất hiện những vết rạn da màu hồng hoặc tím. Đây là dấu hiệu cho thấy da bị kéo căng quá mức. Ngược lại nếu béo bụng, chị em sẽ không thấy xuất hiện tình trạng này.
Với thai 1 tháng tuổi, bụng bầu không có sự khác biệt nhiều so với bình thường. Do đó mẹ khó phân biệt được bụng bầu và bụng mỡ. Lúc này mẹ đôi khi chỉ có cảm giác căng tức bụng dưới do thai làm tổ thôi. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác, mẹ có thể đợi đến tháng tiếp theo hoặc sử dụng kỹ thuật hiện đại hỗ trợ.
Lưu ý khi mang bầu 1 tháng
Khi phát hiện bản thân mang thai 1 tháng tuổi, mẹ nên chú ý những nguyên tắc sau để sức khỏe của mẹ và bé được ổn định:
- Thử thai: Nếu thai nhi được 1 tháng tuổi, nồng độ HCG bắt đầu thay đổi. Tuy nhiên nồng độ hormone chưa đủ lớn để que test hiện 2 vạch rõ ràng. Vì vậy đa phần mẹ sẽ thấy vạch thử bị mờ hoặc chỉ hiện 1 vạch mà thôi.
- Lên lịch khám thai vào tuần 7 – 8: Khám thai lần đầu tiên này giúp mẹ kiểm tra thai làm tổ đã đúng chỗ chưa. Ngoài ra, thông qua siêu âm mẹ có thể thấy được những nhịp tim đập đầu tiên của em bé.
- Vận động vừa phải: Mẹ không nên lao động nặng nhọc, thậm chí quan hệ quá kịch liệt. Hành động này có thể khiến mẹ sảy thai nếu bị ngã hoặc quá mệt mỏi. Ngoài ra mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập thể dục đơn giản để khí huyết lưu thông tốt hơn, cơ thể khỏe khoắn hơn.
- Bắt đầu chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ: Tăng ăn rau xanh, uống nhiều nước cũng như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh. Đặc biệt mẹ cần chú ý, bây giờ mẹ cần bồi bổ cho 2 người chứ không phải một người nữa [3].
- Ngừng các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng,… Chúng có thể khiến mẹ đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy hoặc gây co thắt tử cung,…
- Bắt đầu bổ sung các loại vitamin và khoáng chất: Đặc biệt mẹ cần chú ý dùng thêm acid folic. Đây là khoáng chất giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh và nhiều dị tật khác ở thai nhi.
Xem thêm: Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng từ tháng 1 đến tháng 9 mới nhất – Cập nhật 2023
Aplicaps Befoma – Vitamin tổng hợp nhập khẩu từ châu Âu
Chuyên gia sản khoa luôn khuyến khích mẹ bầu sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất tổng hợp trong suốt thời gian mang thai. Trong đó Aplicaps Befoma là viên uống nhập khẩu châu Âu được nhiều bác sĩ và mẹ bầu lựa chọn hiện nay:
Sản phẩm bổ sung 18 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm:
- Sắt amin thế hệ mới nhất: Sản phẩm sử dụng sắt bisglycinate, bao quanh bởi các axit amin. Với dạng sắt này, cơ thể mẹ bầu dễ dạng hấp thu tối đa, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và giảm đáng kể tình trạng táo bón.
- Quatrefolic: Đây là acid folic thế hệ 4 giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng, đồng thời phòng ngừa dị tật thai nhi hoặc biến chứng sảy thai trong suốt thai kỳ.
- Vitamin và khoáng chất khác: Những dưỡng chất còn lại hỗ trợ tăng đề kháng cho mẹ và giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Có thể thấy Aplicaps Befoma cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào mà cần thiết cho phụ nữ mang thai. Sản phẩm đạt nhiều tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của châu Âu như chứng nhận EFSA hoặc chứng nhận của Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu nên mẹ bầu yên tâm sử dụng.
Như vậy, qua bài viết trên đây, mẹ đã có cái nhìn tổng quát về hình ảnh bụng bầu 1 tháng đầu. Nếu mẹ cần hỗ trợ thêm các vấn đề liên quan đến thai kỳ, vui lòng truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 nhé!
Tài liệu tham khảo
↑1 | The First Trimester: Your Baby’s Growth and Development in Early Pregnancy. Ngày truy cập: 31/5/2023. https://www.webmd.com/baby/1to3-months#:~:text=Blood%20cells%20are%20taking%20shape,of%20a%20grain%20of%20rice! |
---|---|
↑2 | What to Expect at 1 Month Pregnant. Ngày truy cập: 31/5/2023. https://www.healthline.com/health/pregnancy/1-month-pregnant-belly |
↑3 | First Trimester. Ngày truy cập: 31/5/2023. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9699-first-trimester |