kham-thai-tuan-24

Những xét nghiệm nên làm khi khám thai tuần 24

Khám thai tuần 24 là một trong những cột mốc khám thai quan trọng để theo dõi sự phát triển của bé. Vậy khi khám thai tuần 24 thai kỳ cần xét nghiệm gì? Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé!

Tại sao phải đi khám thai định kỳ?

Theo các chuyên gia sản khoa việc đi khám thai định kỳ là điều vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Bời vì khi đi khám thai định kỳ sẽ mang thai những lợi ích to lớn như:

  • Giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi trong bụng
  • Phát hiện các bất thường khi mang thai như: đa ối, nhau tiền đạo, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ…
  • Xác định những thông tin như: số lượng thai, vị trí thai, tuổi thai, ngày dự tính sinh…
  • Phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở trẻ.
  • Bác sĩ sẽ giải đáp và hướng dẫn mẹ làm như thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khám thai tuần 24 có quan trọng không?

Khám thai tuần 24 có quan trọng không thì câu trả lời dành cho mẹ là có. Bởi vì khi thai nhi được 24 tuần lúc này hệ thống giải phẫu của thai nhi hoàn chỉnh, đã đủ điều kiện để thực hiện đánh giá mức độ phát triển, cân nặng và các vấn đề dị tật ở bé.

Khi đi khám bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm một số xét nghiệm quan trọng để phát hiện các dị tật thai nhi liên quan đến não, tim, phổi, hệ tiêu hóa, … Nếu có sự bất thường bác sĩ sẽ trao đổi với ba mẹ để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nhất.

kham-thai-co-quan-trong
Khám thai là một việc rất quan trọng

Khám thai tuần 24 gồm những gì?

Để có thể chẩn đoán chính xác nhất về quá trình phát triển của trẻ cũng như việc phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi. Khi đi khám bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm các hạng mục sau đây.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu khi đi khám thai ở tuần 24 sẽ giúp mẹ phát hiện sớm một số bệnh lý di truyền từ mẹ sang con như: viêm gan B, lậu, giang mai, HIV/AIDS… 

Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn giúp mẹ phát hiện một số dị tật bẩm sinh như: Down, Patau, Turner, Edward, hội chứng siêu nữ,… 

thai-24-tuan-xet-nghiem-mau
Xét nghiệm máu khi đi khám thai tuần 24

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ định lượng được các thành phần dinh dưỡng có trong cơ thể của mẹ như: protein, tinh bột, glucose,…

Trong trường hợp phát hiện thừa glucose vào thời điểm này, mẹ rất có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Còn nếu kết quả trả về là thừa đạm, thì mẹ rất có nguy cơ bị tiền sản giật,… Qua những chỉ số xét nghiệm khi mang thai này, bác sĩ sản khoa sẽ giúp mẹ lên chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều trị, hạn chế hoặc phòng tránh một cách hiệu quả.

Xét nghiệm Triple Test

Triple test là một loại xét nghiệm không xâm lấn nên an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Để làm xét nghiệm này bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch của mẹ và đem đi đánh giá. Triple test  đánh giá sức khỏe của thai nhi xét nghiệm dựa trên 3 chỉ số sau:

  • AFP (alpha-fetoprotein): Tên một loại protein sinh ra bởi bào thai.
  • hCG: Tên một loại hormone sinh ra từ nhau thai.
  • Estriol: Tên một loại estrogen sinh ra bởi bào thai và nhau thai.

Nến hàm lượng AFP trong máu mẹ thấp, hCG và Estriol có định lượng bất thường thì thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down, Edward, Patau hoặc các bất thường di truyền khác.

Trường hợp hàm lượng AFP cao cho biết thai nhi có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não.

Siêu âm 4D hoặc 5D

Siêu âm 4D hoặc 5D sẽ giúp mẹ nhìn cận cảnh từng cử động, biểu cảm như cười, mếu, mút tay, nhăn mặt… Hơn nữa, thông qua các chỉ số về sinh trắc, cấu trúc cơ thể các bác sĩ có thể phân biệt các hình ảnh của thai nhi là bình thường hay bất thường để giúp các bác sĩ lâm sàng có hướng xử trí phù hợp.

Đo nhịp tim của thai nhi

Từ tuần thứ 7 bác sĩ có thể nghe được tim thai của bé. Khai thai nhi được 24 tuần tuổi nhịp tim rõ ràng, mạnh, nhanh số nhịp tim dao động khoảng 120 – 160 nhịp/phút, những lúc trẻ hoạt động nhịp tim có thể đạt 180 nhịp/phút. 

Nhịp tim ổn định, nhanh, mạch cho thấy tình trạng sức khỏe của thai nhi tốt, phát triển bình thường. Nhịp tim chậm, bất thường chỉ dao động khoảng 80 nhịp/phút, cho thấy tình trạng thai nhi bất thường có thể dẫn đến suy thai. 

do-tim-thai-khi-di-kham
Đo tim thai khi đi khám ở tuần 24

Đo các chỉ số phát triển của thai nhi

Ngoài những chỉ số trên, khi đi khám thai mẹ bầu cần phải chú ý một vài chỉ số quan trọng sau đây.

  • CRL là chiều dài đầu mông của thai nhi.
  • FL là chiều dài xương đùi.
  • BPD là đường kính lưỡng đỉnh.
  • GA là tuổi thai được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
  • GSD là đường kính túi thai.
  • EFW là khối lượng thai ước đoán.

Khám thai tuần 24 có cần nhịn ăn không?

Khi đi khám thai có phải nhịn ăn không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặt ra. Bởi vì, có một số xét nghiệm cần phải nhịn ăn mới cho được kết quả chính xác nhất.

Vậy khi đi khám thai tuần 24 có cần nhịn ăn không? Khi mẹ đi khám thai tuần 24 thì không cần nhịn ăn nhé. Bởi những xét nghiệm đã nêu ở trên không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Và mẹ có thể đi làm kiểm tra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề khám thai tuần 24. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thể những thông tin bổ ích cho mình. Để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

___Vũ Thoa___

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ