Xét nghiệm tiểu đường là xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chỉ số đường huyết của thai phụ. Tuy nhiên, vì một số lý do nên nhiều mẹ bầu không thể làm xét nghiệm này. Vậy không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? Mẹ hãy cùng lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia của Aplicaps nhé!
Biến chứng trên thai kỳ khi đường huyết tăng không kiểm soát
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp trong thời gian mang thai. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Biến chứng thai kỳ xảy ra trên bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng đường huyết tăng cao không kiểm soát. Mẹ bầu gặp tình trạng này có nguy cơ bị:
- Tiền sản giật: Đái tháo đường và tăng huyết áp là hai bệnh lý có liên hệ chặt chẽ với nhau. Theo nhiều nghiên cứu, thai phụ bị tiểu đường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Trong khi đó, huyết áp tăng cao đột ngột là nguyên nhân chính dẫn đến tiền sản giật, sản giật – biến chứng gây sảy thai, thai chết lưu.
- Không sinh thường được: Phần lớn em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có khối lượng và kích thước cơ thể lớn hơn mức trung bình, thường > 4,1 kg. Điều này khiến mẹ khó sinh tự nhiên và phải chuyển sang phương pháp sinh mổ.
- Khó sinh, nguy cơ băng huyết sau sinh: Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Nếu không điều trị sớm, thai phụ có nguy cơ bị băng huyết sau sinh, nhiễm trùng ối,…
- Nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II: Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ kết thúc sau khi sinh 1 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu thai phụ không điều chỉnh lối sống và theo dõi tiến triển bệnh thường xuyên, nguy cơ bệnh phát triển thành tiểu đường tuýp 2 cao gấp 7,43 lần so với thông thường.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ trên thai nhi
Đường huyết tăng cao gây dư thừa đường (glucose) trong máu. Lượng dư thừa đó dần được tích tụ trong cơ thể thai nhi và gây nhiều biến chứng phức tạp như:
- Sinh non: Nhiều nguyên nhân gây sinh non ở thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, trong đó phải kể đến nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp cao, tiền sản giật, đa ối,…
- Trẻ sinh ra mắc đái tháo đường: Hội chứng béo phì sau sinh khiến bé có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp 8 lần so với đứa trẻ bình thường.
- Béo phì sau sinh: Em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường máu cao hơn bình thường. Vì vậy để điều hòa đường huyết, cơ thể kích thích tăng sản xuất insulin, làm tăng tổng hợp acid béo và tích tụ chúng trong mô mỡ. Đây là lý do thai nhi phát triển quá nhanh và gây béo phì.
- Suy hô hấp: Trẻ sinh non với phổi phát triển chưa hoàn thiện là nguyên nhân đầu tiên. Thêm vào đó là do lượng insulin dư thừa làm chậm quá trình giãn nở phế nang. Từ đó máu qua phổi không được oxy hóa, trẻ thiếu oxy và bị suy hô hấp.
- Hạ đường huyết ngắn: Tình trạng này thường gặp ở mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đang dùng thuốc insulin. Thuốc dùng liều cao có thể gây hạ đường huyết, kéo theo lượng đường máu của thai nhi giảm đột ngột.
Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?
Tiểu đường thai kỳ thường phát triển âm thầm với nhiều triệu chứng như tiểu nhiều, mờ mắt, mệt mỏi, tăng cân nhanh,….[1]. Nếu mẹ bầu không chú ý sẽ khó nhận ra, thậm chí chỉ coi đây như triệu chứng bình thường khi mang thai.
Tiến triển lặng lẽ nhưng đái tháo đường thai kỳ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ, thậm chí đe dọa tính mạng. Tuy vậy, nhiều mẹ bầu lạc quan rằng bệnh sẽ biến mất sau sinh nhưng không nghĩ rằng bệnh ảnh hưởng đến thai nhi nếu không điều trị kịp thời.
Vì vậy, nếu không xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, bệnh tiến triển nặng hơn, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phát hiện ra bệnh không?
Hiện nay, theo Y học cổ truyền, tiểu đường thai kỳ chỉ được chẩn đoán dựa trên triệu chứng mà không có bất kỳ mẹo dân gian nào khác. Theo đó, bà bầu bị tiểu đường nếu các nhu cầu cơ thể tăng lên, điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều. Các chứng trạng khác có thể gặp là tăng cân, nước tiểu đục như đường phèn, ra nhiều mồ hôi khi sốt,…
Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh nhẹ, trung bình, nặng mà sự biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Đặc biệt với mẹ bầu, dấu hiệu này khá giống với triệu chứng thai nghén nên ở độ nhẹ và trung bình khó nhận ra. Nếu bệnh được phát hiện khi đã nặng thì khó điều trị và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Như vậy, cách chẩn đoán tiểu đường thai kỳ tại nhà theo Đông y chỉ dựa trên triệu chứng bất thường của bà bầu nên độ chính xác không cao.
Vì vậy, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp hiện đại là cách chính xác nhất để phát hiện bệnh. Kết luận cuối cùng đều dựa trên thực tế thay đổi của chỉ số đường huyết tại nhiều thời điểm khác nhau nên độ chính xác 100%. Ngoài ra, thay khi đi xét nghiệm tiểu đường, bác sĩ tư vấn trực tiếp hướng xử lý và theo dõi thường xuyên nên hiệu quả điều trị cao hơn.
5 kinh nghiệm tốt cần khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho bà bầu
Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Với mẹ bầu ít yếu tố nguy cơ đái tháo đường, thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khi thai nhi được 24 – 28 tuần tuổi. Ngoài ra, mẹ có thể xét nghiệm tiểu đường trong buổi khám sức khỏe tổng quát trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây được coi như bài kiểm tra sàng lọc nguy cơ bị tiểu đường của người mẹ.
Thai phụ nguy cơ cao hoặc đang mắc bệnh lý này nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên. Bên cạnh mốc thời gian 3 tháng, 24 – 28 tuần, mẹ nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi nồng độ đường huyết hàng ngày. Nhờ vậy mẹ có thể điều chỉnh lối sống và hạn chế nguy cơ tiểu đường tái phát.
Xét nghiệm tiểu đường nào thì kết quả chính xác
Hiện nay, tiểu đường thai kỳ có thể được phát hiện dựa trên nhiều phương pháp. Trong đó phổ biến nhất là:
- Xét nghiệm 1 bước: Dung nạp glucose. Trong xét nghiệm này, người mẹ được đánh giá khả năng sử dụng glucose của cơ thể. Qua đó, bác sĩ chẩn đoán tiền đái tháo đường, đái tháo đường. Mẹ được cho uống cốc nước chứa 75g glucose và kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói, sau ăn 1 – 2 giờ.
- Xét nghiệm 2 bước: Đây là xét nghiệm kết hợp thử glucose và dung nạp glucose. Cụ thể như sau:
-
- Bước 1: Mẹ bầu không nhịn đói, sau đó uống cốc nước đường chứa 50g glucose, đo glucose huyết tương sau 1 giờ.
-
- Bước 2: Mẹ bầu được đo đường huyết lúc đói và yêu cầu uống cốc nước chứa 100g glucose. Sau đó bác sĩ tiếp tục kiểm tra chỉ số đường huyết tại mốc 1 – 2 – 3 giờ.
Đường huyết bao nhiêu thì chẩn đoán là mắc tiểu đường thai kỳ?
Với nghiệm pháp dung nạp glucose 1 bước, mẹ bầu được chẩn đoán bình thường nếu:
- Đường huyết lúc đói: < 90mg/dL (5,1 mmol/L).
- Sau ăn 1 giờ: < 180 mg/dL (10 mmol/L).
- Sau ăn 2 giờ:< 153 mmol/L (8,5 mmol/L).
Với nghiệm pháp xét nghiệm tiểu đường 2 bước, kết quả được chia thành hai phần: Nếu bước 1 có chỉ số đường huyết > 7,2 mmol/L, bác sĩ tiếp thực hiện bước tiếp theo. Trong bước 2, các chỉ số tiêu chuẩn như sau:
Máu toàn phần
(mg/dL) |
Huyết tương
(mg/dL) |
Huyết tương glucose (mg/dL) | |
Khi bụng đói | 90 | 105 | 95 |
Sau ăn 1 giờ | 165 | 190 | 190 |
Sau ăn 2 giờ | 145 | 265 | 155 |
Sau ăn 3 giờ | 125 | 145 | 140 |
Nhịn ăn trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Để kết quả đo đường huyết được chuẩn xác, thai phụ được khuyến cáo nhịn ăn từ 8 – 14 tiếng, khi đói chỉ được uống nước lọc. Bởi nếu thực hiện xét nghiệm tiểu đường khi no, lượng đường trong máu rất cao làm kết quả đường máu bị sai lệch. Bên cạnh việc nhịn ăn, thai phụ cũng không nên dùng cà phê, rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá,… trước khi tiến hành kiểm tra đái tháo đường.
Địa điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?
Để đảm bảo thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ an toàn, chính xác nhất, mẹ bầu nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín.
Tại Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện là trung tâm Y khoa hàng đầu do Đại học Y Hà Nội sở hữu. Bệnh viện có đầy đủ các khoa (Thần kinh, tiêu hóa, xương khớp, nội tiết,…), phục vụ đầy đủ các khâu: đăng ký, khám, xét nghiệm và điều trị.
Tiểu đường thai kỳ nằm trong chuyên khoa nội tiết – chuyên khoa thế mạnh của bệnh viện. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý, tại bệnh viện Đại học y Hà Nội không áp dụng thẻ BHYT cho xét nghiệm tiểu đường.
- Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 1900 6422.
- Thời gian làm việc:
-
- Khoa khám bệnh: 7h15 – 16h45, từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7: 7h15 – 12h.
- Khoa khám theo yêu cầu: Từ thứ 2 đến thứ 7: 7h15 – 12h.
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
Đây là bệnh viện nhà nhà nước thuộc tuyến cuối, chuyên các bệnh về nội tiết và chuyển hóa. Đái tháo đường là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại đây. Mẹ bầu có thể đến khoa Nội tiết sinh sản – chuyên khám và điều trị tiểu đường thai kỳ.
Hiện nay bệnh viện áp dụng giảm chi phí với bệnh nhân có thẻ BHYT. Bệnh viện Nội tiết Trung Ương có 2 cơ sở khang trang, sạch đẹp, mẹ bầu có thể lựa chọn bất kỳ cơ sở nào để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
- Địa chỉ:
-
- Cơ sở chính: 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Chi nhánh: 80, ngõ 82 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 024 6288 5158
- Thời gian làm việc:
-
- Thứ 2 đến thứ 6: 6h – 17h.
- Thứ 7, Chủ nhật: 7h30 – 12h.
Bệnh viện Bạch Mai
Nằm ngay cạnh bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bạch Mai là bệnh viện đa khoa nhà nước được nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng dịch vụ xét nghiệm. Chi phí khám thấp nên hàng ngày khoa Nội tiết của Bạch Mai luôn đông người, cả khám thường và khám theo yêu cầu.
Ngày nay, bệnh viện Bạch Mai liên tục cải tiến kỹ thuật y khoa cùng trình độ y bác sĩ. Bệnh nhân có thể trải nghiệm dịch vụ tân tiến nhất, kết quả chính xác nhất và thái độ phục vụ tận tình, chuyên nghiệp.
- Địa chỉ: số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0243 8689 711.
- Thời gian làm việc: Khoa khám bệnh làm việc tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến Chủ nhật. Buổi sáng: 6h30 – 12h. Buổi chiều: 13h30 – 18h.
Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc
Thu Cúc là bệnh viện tư nhân được người dân đánh giá cao về chất lượng khám và dịch vụ khách hàng. Bệnh viện nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Việt Nam, bác sĩ nước ngoài và 14 bác sĩ chuyên bệnh lý ung thư hàng đầu. Vì vậy, mẹ bầu đi khám tiểu đường thai kỳ, dù không áp dụng thẻ BHYT nhưng sẽ nhận kết quả chính xác, dịch vụ chu đáo, tận tình.
- Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
- Số điện thoại: 1900 558 892.
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến Chủ nhật: 6h30 – 17h.
Bệnh viện Quốc tế Vinmec
Vinmec là bệnh viện đa khoa thuộc tập đoàn Vingroup. Vinmec vinh dự là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý bệnh viện và an toàn người bệnh.
Bệnh viện phát triển với hệ thống kỹ thuật y khoa hiện đại bậc nhất. Đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm. Cơ sở bệnh viện sang trọng, dễ dàng làm hài lòng khách hàng.
- Địa chỉ:
-
- Cơ sở 1: 458 phố Minh Khai, khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Tầng 1, tòa R2, Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Số điện thoại: 1900 232 389.
- Thời gian làm việc:
-
- Từ thứ 2 đến thứ 6: Sáng 8h – 12h. Chiều 13h – 17h.
- Thứ 7: Sáng 8h – 12h. Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật.
Tại TP HCM
Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến Trung ương lớn nhất cả nước. Bệnh viện phát triển nhiều chuyên khoa, xếp hạng đặc biệt và do Bộ Y tế sở hữu. Hiện nay, bệnh viện có 34 chuyên khoa, xây dựng trên 1800 giường bệnh. Mỗi ngày, Chợ Rẫy đón khoảng 6000 – 8000 bệnh nhân đến khám và chữa bệnh.
Vì là bệnh viện nhà nước nên mẹ bầu nên mang thẻ BHYT đến để hưởng hỗ trợ lên đến 80%. Đồng thời, mức viện phí tại đây được đánh giá phải chăng so với nhiều bệnh viện khác trên địa bàn thành phố.
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, HCM.
- Số điện thoại: 03855 4137.
- Thời gian làm việc:
-
- Từ thứ 2 đến thứ 6: 7h – 16h.
- Thứ 7: 7h – 11h.
Bệnh viện Nhân dân 115
Đây là bệnh viện đa khoa xếp hạng 1, do Bộ Y tế TP HCM quản lý. Do đó, mẹ bầu sử dụng dịch vụ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng thẻ BHYT để hỗ trợ chi phí.
Trong suốt quá trình hoạt động, bệnh viện nhận được nhiều chứng nhận ý nghĩa như huân chương lao động hạng II, chứng nhận dịch vụ yêu thích. Vì vậy, mẹ bầu có thể yên tâm về chất lượng và dịch vụ khi thăm khám tại bệnh viện này.
- Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM.
- Số điện thoại: 028 3865 2368.
- Thời gian làm việc:
-
- Khoa khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: 7h – 16h (phát số từ 5h30).
- Khoa khám theo yêu cầu: Thú 2 đến thứ 7: 7h – 16h. Chủ nhật: 7h – 12h.
- Phòng khám VIP – Doanh nhân: Thứ 2 đến thứ 6: 7h – 16h. Thứ 7h – 12h.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện đầu ngành nội tiết, nổi tiếng với không chỉ người dân trên địa bàn TP HCM cũng như các tỉnh lân cận. Bác sĩ tại bệnh viện đều có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tình hết mình với người bệnh.
Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện tư nhân, đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại hỗ trợ thăm hoạt động thăm khám và chẩn đoán tiểu đường thai kỳ rất tốt.
- Địa chỉ: 120 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP HCM.
- Số điện thoại: 028 3855 0207.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6: 6h30 – 16h. Thứ 7: 7h – 15h..
Bệnh viện Từ Dũ
Từ Dũ là bệnh viện phụ sản công lập với mức thanh toán thẻ BHYT lên đến 100%. Đến nay, bệnh viện Từ Dũ đã thành lập được hơn 30 năm với nhiều chuyên khoa mũi nhọn như nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp. Bệnh viện có tổng 10 phòng chức năng, 6 khoa cận lâm sàng và 20 khoa lâm sàng.
- Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP HCM.
- Số điện thoại: 028 5404 2829.
- Thời gian làm việc:
Khám BHYT | |
Chăm sóc trước sinh | Thứ 2 đến thứ 6: Sáng 7h – 11h. Chiều 12h30 – 16h30.
Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ: Nghỉ |
Khám phụ khoa | Thứ đến đến thứ 6: 7h – 16h30.
Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ: Nghỉ. |
Khoa xét nghiệm | Thứ 2 đến thứ 6: 7h – 19h.
Thứ 7: 7h – 17h. |
Khám dịch vụ | |
Khám sản – phụ khoa | Thứ 2 đến thứ 6: 6h – 18h.
Thứ 7: 7h – 16h. Chủ nhật: 7h – 11h. Ngày lễ, Tết: Nghỉ. |
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Bệnh viện hoạt động từ năm 2013 với hơn 7000 lượt khám chữa bệnh mỗi ngày. Hiện nay bệnh viện có 2 cơ sở và 1 phòng khám trên địa bàn TP HCM. Đồng thời, bệnh viện cũng thực hiện thanh toán BHYT phân tuyến 2. Do đó, mẹ bầu nếu đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên mang theo thẻ BHYT để được hỗ trợ chi phí.
- Địa chỉ:
-
- Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM.
- Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM.
- Phòng khám: 20 – 22 Dương Quan Trung, phường 12, quận 10, TP HCM.
- Số điện thoại: 028 3855 4269.
- Thời gian làm việc:
-
- Thứ 2 đến thứ 6: 6h30 – 16h30.
- Thứ 7: 6h30 – 12h30.
Bệnh viện Mỹ Đức
Là bệnh viện Sản khoa tư nhân nổi tiếng tại TP HCM, Mỹ Đức là cơ sở y khoa mẹ bầu có thể đến làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng dịch vụ khám phụ sản, khám nhi khoa hoặc chẩn đoán hình ảnh khác.
Với cơ sở hạ tầng hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, bệnh viện Sản khoa Mỹ Đức đón nhận sự tin tưởng của người dân địa bàn TP HCM cùng nhiều tỉnh lân cận khác như Long An, Tiền Giang,…
- Địa chỉ:
-
- Cơ sở 1: 4 Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM – 0287 3085 885.
- Cơ sở 2: 43R/2 – 43R/4 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP HCm – 0286 2856 262.
- Thời gian làm việc:
-
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7, sáng 7h – 11h30, chiều 13h – 16h30.
- Thời gian làm việc ngoài giờ: Từ thứ 2 đến thứ 6: 18h30 – 18h30.
Như vậy, trong bài viết này, Aplicaps đã giúp mẹ trả lời thắc mắc “Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?”. Chắc chắn đây là những thông tin hữu ích để mẹ bầu lựa chọn nên đi khám hay không, địa chỉ khám uy tín. Nếu cần hỗ trợ thêm về vấn đề sức khỏe thai kỳ, mẹ vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Gestational diabetes. Ngày truy cập: 5/8/2022. https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/ |
---|