Trong hầu hết các trường hợp, sốt được xem là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị sốt có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nhiều người thắc mắc nếu lỡ uống thuốc hạ sốt trong ba tháng đầu mang thai thì có sao không. Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên một cách đầy đủ và chính xác nhất!
Mang thai 3 tháng đầu bị sốt nên phải làm gì cho nhanh khỏi?
Mang thai 3 tháng đầu bị sốt là một điều khá bình thường vì cơ thể bà bầu lúc này có sự thay đổi lớn dẫn đến sức khoẻ có thể bị giảm sút. Đặc biệt ở những khoảng thời gian giao mùa thì cơ thể mẹ bầu lại dễ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, nhiễm khuẩn…
Thông thường thì phản ứng sốt không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bà bầu bị sốt cao quá có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, vì vậy mà việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt là điều bất đắc dĩ, các phương pháp hạ sốt không cần thuốc luôn được ưu tiên hàng đầu. Một số biện pháp có thể áp dụng để hạ sốt nhanh cho bà bầu mà không cần dùng thuốc như:
- Chườm ấm, chườm mát: Có thể dùng khăn ấm hoặc khăn mát chườm lên vùng trán để hạ sốt tức thì cho mẹ bầu.
- Mặc quần áo thoáng nhằm hạn chế đổ mồ hôi: Sốt làm tăng thân nhiệt và tăng tiết mồ hôi dẫn tới mất nước trong cơ thể. Do vậy khi bị sốt bạn nên mặc quần áo thoáng nhằm hạn chế giữ nhiệt và đổ mồ hôi.
- Uống nước bù điện giải: Khi bị sốt cao kéo dài, cơ thể thường rơi vào trạng thái mất nước do sốt làm tăng tiết mồ hôi, kéo theo nước và một số khoáng chất trong cơ thể ra ngoài. Do vậy mà bạn cần uống nhiều nước và bổ sung nước điện giải để bù nước cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi: Trong khi sốt, hệ thống miễn dịch của cơ thể phải hoạt động liên tục để chống lại các tác nhân gây bệnh, do vậy cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Chính vì thế mà mẹ bầu khi lên cơn sốt cần được nghỉ ngơi để giúp cơ thể nhanh phục hồi. [1] .
Đối với một số trường hợp mẹ bầu sốt cao quá 39 độ kéo dài và việc áp dụng các biện pháp kể trên không có tác dụng thì cần đưa ngay đến bác sĩ để có biện pháp chăm sóc. Nếu mẹ bầu sốt cao kéo dài có mà không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới mất nước nghiêm trọng gây co giật và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Mang thai 3 tháng giữa bị sốt nên làm gì cho nhanh khỏi
Đối với các mẹ bầu đang ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì cũng có thể gặp phải tình trạng sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên trong bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ bầu cũng không được chủ quan lơ là hay tùy ý dùng thuốc hạ sốt. Cách hạ sốt được khuyến cáo cho mẹ bầu đó là chườm ấm, chườm mát, bổ sung nước điện giải và nghỉ ngơi hợp lý, mặc quần áo thoáng mát. Nếu sốt quá cao trên 39 độ thì mẹ bầu cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Lỡ uống thuốc hạ sốt khi mang thai có sao không?
Nhiều trường hợp mẹ bầu vô tình lỡ uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol khi đang mang thai. Trong trường hợp này, các mẹ không nên quá lo lắng vì paracetamol là thuốc được phép sử dụng cho phụ nữ có thai và không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hạ sốt khi mang thai cũng cần hết sức cẩn thận và hạn chế ở mức tối đa, chỉ sử dụng với những trường hợp sốt cao trên 39 độ C [2].
Liều dùng tham khảo paracetamol: Các mẹ bầu có thể dùng paracetamol liều bình thường (một hoặc hai viên 500 mg, cứ sau 4 giờ đến 4 lần trong 24 giờ với tối đa 6 viên trong 24 giờ).
Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý tránh sử dụng các thuốc hạ sốt có chứa các hoạt chất nghiêm cấm sử dụng cho phụ nữ có thai như ibuprofen, aspirin đẻ không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi.
Xem thêm: Bà bầu bị ho uống thuốc gì? Lưu ý mẹ bầu cần nhớ
Lưu ý quan trọng khi bà bầu bị sốt
Sốt cao kéo dài
Sốt cao trên 38,5 độ C và kéo dài suốt 24h ở mẹ bầu là dấu hiệu cho thấy nguyên nhân sốt có thể là do tình trạng viêm, nhiễm virus… Cần tìm ra nguyên nhân gây sốt cao để có biện pháp xử lý kịp thời và chính xác nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Một số phản ứng viêm gây sốt thường gặp ở các mẹ bầu đó là: Viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm gan B, sốt rét, sốt do nhiễm virus…
Sốt cao kèm theo xuất huyết ở âm đạo
Nếu mẹ bầu bị sốt cao kèm theo tình trạng xuất huyết ở âm đạo thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai nhiễm trùng. Hiểu đơn giản nó là tình trạng phụ nữ sảy thai bị nhiễm trùng trong tử cung. Do bị nhiễm trùng nên xuất hiện phản ứng viêm gây sốt cao kèm xuất huyết âm đạo. Hiện tượng sảy thai ở phụ nữ diễn ra trước khi thai nhi được 20 tuần tuổi. [3].
Sốt cao kèm theo cơn đau quặn bụng kéo dài
Nếu mẹ bầu sốt cao kèm theo cơn đau quặn bụng kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thai chết lưu. Hiện tượng thai chết lưu hay còn gọi là thai lưu có thể xảy ra khi thai nhi được trên 20 tuần tuổi. Một số yếu tố có thể làm tăng tỷ lệ thai lưu đó là phụ nữ trên 35 tuổi, người thuộc chủng tộc da đen, phụ nữ hút thuốc lá, bị mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mang đa thai hoặc người từng bị sảy thai trước đó.
Hạn chế mặc quần áo quá dày khi sốt
Khi bị sốt cao, các mẹ bầu lưu ý không nên mặc quần áo quá dày vì điều này làm tăng tiết mồ hôi dẫn tới nguy cơ bị cảm lạnh sau khi sốt. Bên cạnh đó, đổ nhiều mồ hôi cũng làm cơ thể mất nước nhanh chóng có thể gây ra nhiều biến chứng như tụt huyết áp, sốc do mất nước…
Biện pháp chăm sóc bà bầu bị sốt an toàn hiệu quả nhanh
Một số biện pháp hạ sốt cho mẹ bầu có thể thực hiện ngay tại nhà đó là:
Chườm ấm
Chườm ấm có thể làm giảm sốt tại chỗ. Bạn nhúng khăn sạch có khả năng hút nước vào chậu nước ấm pha sẵn. Sau đó vắt ráo nước và lau lên trán, nách, bẹn, lưng, chân, tay mẹ bầu. Sau đó dùng khăn sạch ấm khác đắp lên trán, bẹn, nách của mẹ bầu. Lặp lại các hành động trên cho tới khi mẹ bầu giảm sốt.
Chườm mát
Dùng khăn sạch nhúng vào nước lạnh và vắt cho ráo nước. Sau đó đắp lên vùng trán, nách, bẹn có thể giúp hạ sốt cho mẹ bầu.
Tăng sức đề kháng
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm ra tín hiệu cho hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó khi bị sốt, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ bầu nên uống nhiều nước và điện giải để bù nước cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất như cam, quýt, bưởi, ổi…
Bài viết trên của Aplicaps đã giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị sốt. Các mẹ chú ý không nên để bị sốt cao kéo dài trong suốt thai kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng mẹ.
Tài liệu tham khảo
↑1 | What are the best home remedies for fever?. Truy cập ngày 18/04/2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/326925?utm_source=ReadNext#adults |
---|---|
↑2 | Pregnancy, breastfeeding and fertility while taking paracetamol for adults. Truy cập ngày 19/04/2023. |
↑3 | Miscarriage. Truy cập ngày 19/04/2023. |