nằm than ép bụng sau sinh

Nằm than ép bụng sau sinh có giúp giảm mỡ bụng không?

Phương pháp nằm than ép bụng sau sinh là một trong những phương pháp giảm mỡ bụng được các sản phụ truyền tai nhau rất nhiều. Tuy nhiên thực sự phương pháp này có mang lại hiệu quả không và có nguy hại gì đến sức khỏe? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về việc nằm than sau sinh, đồng thời đưa ra 5 mẹo giảm mỡ bụng an toàn và hiệu quả cho mẹ. Hãy tìm hiểu cùng Aplicaps nhé!

Nằm than ép bụng là phương pháp dân gian giúp giảm mỡ sau sinh
Nằm than ép bụng là phương pháp dân gian giúp giảm mỡ sau sinh

Nằm than ép bụng sau sinh là gì?

Nằm than ép bụng sau sinh là một trong những phương pháp truyền thống để giảm mỡ ở vùng bụng được rất nhiều chị em sử dụng. Để thực hiện phương pháp này, mẹ phải nằm sấp và úp bụng xuống với một chậu than đỏ lửa đặt ở dưới giường. Nếu mẹ thực hiện việc này liên tục trong khoảng một tháng thì được cho là có thể giúp giảm mỡ ở vùng bụng đáng kể.

Theo quan niệm lưu truyền trong dân gian, việc nằm than sau sinh được coi là một phương pháp truyền thống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của cả mẹ và bé như:

  • Giữ ấm, kích thích máu lưu thông.
  • Giúp mẹ hồi phục nhanh hơn, cơ thể bé cứng cáp hơn.
  • Tránh đau nhức và són tiểu

Nằm than ép bụng sau sinh có giúp giảm mỡ bụng không?

Thực tế, phương pháp nằm than ép bụng sau sinh này có mang lại hiệu quả giảm mỡ bụng. Một số chuyên gia cho rằng tư thế nằm sấp sẽ tạo ra lực nén tác động lên cơ bụng và có thể đốt cháy năng lượng một cách tối ưu, từ đó giúp giảm quá trình tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng. Kết hợp than với nằm sấp sẽ kích thích máu lưu thông tốt hơn trong bụng, góp phần giúp cơ bụng linh hoạt hơn và giảm mỡ thừa.

Tuy nhiên không nên duy trì tư thế này trong suốt 1 đêm mà chỉ nên thực hiện trong khoảng thời gian ngắn trong ngày. Nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày và các cơ quan nội tạng khác ở bụng.

Nguy cơ tiềm ẩn của nằm than ép bụng sau sinh

Mặc dù có mang lại hiệu quả nhưng phương pháp nằm than ép bụng sau sinh cũng mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và bé, cụ thể như sau:

  • Ngộ độc khí CO và CO2: Khi than cháy sẽ tạo ra khí CO (cacbon monoxit) và CO2 (cacbon đioxit). Đây là hai loại khí độc, không màu, không mùi và có thể gây ngạt thở nếu hít phải với nồng độ cao. Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp còn rất yếu, nhạy cảm hơn người lớn, do đó việc tiếp xúc với khí CO và CO2 có thể gây ra ngạt thở nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
  • Bỏng: Nhiệt độ từ than hồng không ổn định và có thể gây bỏng cho cả mẹ và bé nếu sử dụng không cẩn thận. Nguy cơ bỏng càng cao hơn với phụ nữ sau sinh do cơ thể đang yếu ớt, mất máu và khả năng cảm nhận nhiệt độ kém hơn bình thường.
  • Hỏa hoạn: Than hồng có thể bén lửa vào chăn, màn, quần áo gây cháy nổ, đặc biệt nguy hiểm trong không gian hẹp như phòng ngủ.
  • Nhiễm trùng: Việc đặt chậu than nóng dưới gầm giường hoặc gần chỗ mẹ và bé nằm sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng sản đạo.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài: Nằm than có thể gây ra các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, đặc biệt là đối với trẻ em. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư cũng có thể tăng cao do tiếp xúc với khí CO và CO2 trong thời gian dài.
Than sản sinh ra khí CO và CO2 gây độc với cơ thể mẹ và bé
Than sản sinh ra khí CO và CO2 gây độc với cơ thể mẹ và bé

Do những nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé đã nêu trên, việc nằm than ép bụng sau sinh có giúp giảm mỡ nhưng không được khuyến khích. Thay vào đó, sản phụ nên áp dụng các biện pháp khoa học, an toàn khác để hồi phục sức khỏe sau sinh

5 mẹo giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ

Thay vì nằm than, mẹ nên lựa chọn những phương pháp giảm mỡ bụng an toàn khác. Mẹ hãy tham khảo 5 mẹo giảm mỡ bụng sau sinh dưới đây để có một cơ thể khỏe đẹp nhé.

Giảm mỡ bụng bằng cách chườm muối

Chườm muối có thể giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu, giảm co thắt cơ và đào thải độc tố. Từ đó góp phần giúp giảm mỡ bụng, săn cơ bụng. Để đạt hiệu quả giảm mỡ bụng tốt nhất, mẹ nên kết hợp chườm muối với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Cách thực hiện:

  • Rang muối nóng, cho vào túi vải hoặc khăn mềm.
  • Chườm lên vùng bụng khoảng 15-20 phút mỗi lần, lặp lại 2-3 lần mỗi tuần.
  • Vệ sinh da sạch sẽ sau khi chườm muối.

Lưu ý:

  • Không chườm muối khi bụng đang đói hoặc sau khi ăn no.
  • Không chườm muối lên vết thương hở hoặc vùng da bị tổn thương.
  • Ngừng chườm nếu cảm thấy nóng rát và khó chịu.

Uống nước đậu đen giảm mỡ

Uống nước đậu đen có thể giúp giảm mỡ, đặc biệt là mỡ bụng. Nước đậu đen chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp no lâu và  giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, đậu đen có chứa polyphenol, giúp tăng cường chuyển hóa chất béo, đốt cháy calo hiệu quả hơn. Thức uống này giúp giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó hỗ trợ giảm mỡ máu và giảm nguy cơ béo phì.[1]

Cách thực hiện:

  • Rang chín đậu đen, sau đó nấu với nước sôi khoảng 30-40 phút. Có thể thêm gừng, quế, lá dứa để tăng hương vị.
  • Nên uống 2-3 ly nước đậu đen mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn để hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Kết hợp đồng thời cả chế độ ăn uống và tập luyện để đạt hiệu quả giảm mỡ tốt nhất.

Giảm mỡ bụng bằng nước gừng tươi

Gừng có chứa gingerol và shogaol, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ đốt cháy calo và giảm mỡ thừa, giảm cảm giác thèm ăn. Cũng như đậu đen, gừng giúp giảm LDL và tăng HDL. Ngoài ra gừng còn giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo hiệu quả hơn, đặc biệt là mỡ thừa ở vùng bụng, giúp giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch và rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Nước gừng tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Nước gừng tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Các cách thực hiện:

  • Thái lát mỏng gừng tươi, hãm với nước sôi khoảng 10-15 phút. Có thể thêm mật ong, chanh hoặc quế để tăng hương vị.
  • Ép và lấy nước cốt gừng tươi, sau đó pha loãng với nước ấm và mật ong.
  • Bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày của mẹ.

Sử dụng đai nịt bụng

Đai nịt bụng hay đai bầu có thể giúp làm săn chắc cơ bụng và đẩy nhanh quá trình tử cung co lại về kích thước ban đầu. Có nhiều nghiên cứu cho thấy quấn bụng có thể giúp cải thiện tư thế và giảm đau lưng ở mẹ. Mẹ có thể sử dụng loại đai bầu có sẵn trên thị trường và phải đảm bảo rằng đai không bị quấn quá chặt hoặc quá lỏng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng áo định hình eo, đồ định hình và quần áo bó để tử cung co lại về kích thước bình thường. Mẹ hãy bắt đầu quấn bụng từ hông và quấn lên trên để tránh gây áp lực xuống sàn chậu và gây ảnh hưởng đến tử cung.[2]

Cho con bú

Cho con bú không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé mà còn giúp mẹ giảm mỡ bụng an toàn. Chỉ cần cho con bú đã giúp mẹ giảm được khoảng 500kcal mỗi ngày. Ngoài ra cho con bú còn giúp tử cung co lại, giải phóng hormon oxytocin và gây co cơ từ đó giúp giảm mỡ bụng và săn cơ bụng hiệu quả.[3]

Cho con bú là phương pháp giảm mỡ an toàn
Cho con bú là phương pháp giảm mỡ an toàn

Mong rằng mẹ đã hiểu và nắm được được các vấn đề cũng như những lưu ý xung quanh chủ đề “Nằm than ép bụng sau sinh”. Chúc mẹ và bé luôn có một sức khỏe tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 636 985 hoặc website Aplicaps.vn để được tư vấn kịp thời và đầy đủ nhé!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 17 Best Foods To Burn Belly Fat, According to Science – Truy cập ngày: 14/07/2024.
https://www.eatthis.com/belly-fat-burning-foods/
2 10 Simple Tips To Reduce Belly Fat After Pregnancy – Truy cập ngày 14/07/2024.
https://www.stylecraze.com/articles/simple-tips-to-reduce-belly-fat-after-pregnancy/#infographic-5-sure-shot-ways-to-reduce-belly-fat-after-pregnancy
3 Tips to reduce belly fat after  pregnancy – Truy cập ngày 14/07/2024.
https://www.careinsurance.com/blog/health-insurance-articles/tips-to-reduce-belly-fat-after-pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ