Phương pháp IUI là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng cách bơm tinh trùng vào tử cung để hình thành phôi thai dành vô các cặp vợ chồng hiếm muộn. Phương pháp này khá phổ biến tại Việt Nam và tỉ lệ thành công cũng rất cao.
1. Từng sảy thai, thai lưu 1 lần rồi mình cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?
Khi chuẩn bị có bầu cần bổ sung 400-600mcg acid folic. Tốt nhất nên bổ sung dưới dạng folate hoặc quatrefolic. Do bạn đã từng sảy thai, thai lưu có thể liên quan đến rối loạn chuyển hóa acid folic, acid folic không thể chuyển hóa được thành folate – thành phần có tác dụng với cơ thể.
2. Tim thai 84 vào 7 tuần có yếu không?
Thực tế, tim thai mới bắt đầu có rất chậm và sẽ nhanh dần lên. Không nên lấy tim của mình để so sánh với tim thai.
3. Mất kinh do bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất kinh, phổ biến là buồng trứng đa nang. Ngoài ra rất nhiều các yếu tố gây ra tình trạng này như rối loạn tâm lý, thay đổi môi trường sống,…
4. Bầu song thai IVF có cần bổ sung dinh dưỡng gấp đôi không?
Bầu IVF cũng giống như bầu thường, không cần bổ sung nhiều quá mà bổ sung ở mức vừa phải.

5. Chọc trứng trong bao nhiêu ngày có kết quả phôi?
Sau khi chọc trứng 1 ngày là có kết quả thụ tinh bao nhiêu. Khoảng 3 ngày sau sẽ được thông báo về kết quả số lượng và chất lượng phôi. Sau 5 ngày thì được thông báo như ngày thứ 3 và tình trạng hỏng bao nhiêu phôi.
6. Bầu 23 tuần, bé không chịu đạp và chỉ đạp lúc ăn đói có sao không?
Thai thường đạp rất nhiều về đêm, ban ngày rất ít khi đạp. Đối với thai 23 tuần còn rất nhỏ, có thể mẹ không cảm nhận được thai đang đạp. Trong trường hợp mẹ có cân nặng lớn, những cử động của thai, nhất là thai nhỏ việc cảm nhận sẽ khó hơn bình thường. Nếu đi khám thai vẫn bình thường thì mẹ bầu không cần phải lo lắng.
7. Thai sinh hóa 1 lần, lần 2 chuyển phôi ngay chu kỳ kinh sau không động phôi. Giờ cần bổ sung gì?
Trong trường hợp này cần bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết:
- Vitamin tổng hợp kết hợp sắt và acid folic.
- Thậm chí có thể bổ sung canxi ngay từ bây giờ.
Đồng thời mẹ cần luôn giữ cho mình một tâm trạng tốt.

8. Tử cung nhỏ có chữa được không?
Tử cung nhỏ cần đánh giá kích thước như thế nào. Đa phần tử cung nhỏ nhưng nếu không mắc các bệnh lý kèm theo, khoảng 70% có thể cải thiện được.
9. Bầu 9 tuần u nang buồng trứng to có vách ngăn?
Đa phần đó chỉ là nang hoàng thể. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi chưa thể tự nuôi mình mà sống nhờ vào nội tiết của nang hoàng thể. Đến 12 tuần, bánh nhau của thai mới tiết ra và nuôi thai được. Sau 12 tuần, nang sẽ tự hết dần.
10. 30 tuần bị đa ối có nguy hiểm không?
Mẹ cần xác định xem có các bệnh lý nào kèm theo không. Ví dụ như đái tháo đường, tăng huyết áp,… sẽ để lại biến chứng nguy hiểm.
11. Hút thai, thai lưu bị ngứa phải làm sao?
Có thể bạn đang bị viêm nhiễm. Trước mắt cần điều trị viêm nhiễm cho khỏi. Sau khoảng 3 tháng đi chụp tử cung, vòi trứng xem có bị tổn thương không, có bị dính buồng hay không. Nếu bị tổn thương có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
12. Thai 23 tuần nhau bám thấp có nguy hiểm không?
Thời điểm này vẫn tiếp tục theo dõi chứ chưa khẳng định nhau bám thấp. Bởi vì sẽ có khả năng xảy ra theo 2 chiều hướng sau thì sẽ không đáng lo ngại:
- Một là, nhau bám thấp mà không lan vào mép lỗ trong của tử cung.
- Hai là, bây giờ nhau bám thấp nhưng khi thai phát triển có thể sẽ kéo nhau lên.

13. Thai 16 tuần cần tiêm mũi gì?
Thai đã 16 tuần rồi thì chưa cần tiêm gì cả. Nếu bạn chưa tiêm viêm gan B thì cần tiêm. Đến khi 24-27 tuần sẽ tiêm uốn ván mũi 1 và uốn ván mũi 2.
14. Bầu bị táo bón ra máu có sao không?
Táo bón là vấn đề mà rất nhiều bà bầu gặp phải. Khi mà có thai, tử cung lớn chèn ép hệ tiêu hóa nên tiêu hóa kém hơn. Tuy nhiên, nếu bị ra máu nhiều hãy đi thăm khám cẩn thận bởi vì nhiều trường hợp bị trĩ do mang thai.
15. Chụp dính buồng tử cung vào thời điểm nào?
Chụp tại thời điểm sạch kinh 2-3 ngày và tối đa 10 ngày từ lúc có kinh. Vì tại thời điểm này, niêm mạc tử cung mỏng nên dễ chụp và chính xác hơn. Đồng thời cần kiêng quan hệ từ lúc có kinh đến khi thăm khám để kiểm tra có đủ điều kiện chụp tử cung không.
16. 14 tuần bổ sung canxi được không?
Khi thai nhi 14 tuần việc bổ sung canxi là phù hợp. Nhu cầu canxi của mẹ bầu trong từng giai đoạn:
- 3 tháng đầu: 800-1000mg/ngày.
- 3 tháng giữa: 1000-1200mg canxi/ngày.
- 3 tháng cuối: 1200-1500mg/ngày.
17. Phát hiện buồng trứng đa nang có điều trị được không?
Buồng trứng đa nang không thể điều trị khỏi được. Chỉ can thiệp và điều trị nhằm 2 mục đích là con thai và kinh nguyệt đều.
18. Tử cung 1 sừng làm IUI được không?
Tử cung 1 sừng có làm IUI được. Không chỉ IUI mà IVF cũng sẽ có những ảnh hưởng đến khả năng có thai nhưng vẫn làm được nếu tử cung thông.
19. Thai 24 tuần không tiêm uốn ván được không?
Tiêm hay không là quyền của mẹ bầu. Tuy nhiên trong hướng dẫn y tế Quốc gia chăm sóc thai kỳ, mẹ bầu vẫn cần phải tiêm.
20. Tiền sử sùi mào gà nên đẻ mổ hay đẻ thường?
Phương pháp đẻ sẽ tùy thuộc vào vị trí sùi mào gà. Tuy nhiên, tốt nhất nên đẻ mổ để đảm bảo an toàn.
21. Polyp tử cung có tái phát không?
Sau khi mổ, polyp tử cung vẫn hoàn toàn có thể tái phát được.
22. Chọc trứng về ra ít máu có sao không?
Hiện tượng ra máu rất bình thường. Sau 1,2 ngày sẽ hết.
23. Tiêm kích rụng trứng được 7 ngày vẫn đau bụng dưới?
Nếu làm IVF vẫn đau bụng dưới là bình thường bởi vì kích trứng làm IVF buồng trứng rất to, kích thích vào phúc mạc và gây cảm giác đau. Nếu quá kích buồng trứng càng đau tức hơn.
24. Thai 11 tuần nên bổ sung gì?
Thai nhi 11 tuần hãy bổ sung thêm: Sắt, acid folic, canxi, DHA. Tốt nhất nên mua sản phẩm của 1 hãng duy nhất để đem lại hiệu quả hơn. Bởi vì hàm lượng và chế độ dùng của các chất đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, tránh hiện tượng chồng chéo dưỡng chất.
25. Thai lưu sớm bao lâu có thể mang thai lại?
Sau khoảng 3 tháng có thể mang thai lại. Nhưng bạn cần đi khám để được đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe và có sự tư vấn từ bác sĩ.
26. Tắc vòi trứng mổ rồi có bị lại không?
Vòi trứng rất nhỏ, hầu như mổ xong lại bị tắc tiếp.
27. Tuổi thai em tính là 29 tuần nhưng đi siêu âm mới 25 tuần. Tại sao lại như thế?
Lệch tuổi thai so với siêu âm và tính toán hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng chênh lệch giữa 25 và 29 tuần rất nhiều. Có 2 khả năng cần xem xét:
- Xem có phải thai chậm phát triển không.
- Việc siêu âm đo có chính xác không.
28. Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không?
Buồng trứng đa nang vẫn có thể có thai tự nhiên được nhưng chậm hơn những người khác.
29. Sinh mổ có điều gì tốt hay không tốt cho em bé?
Sinh thường, em bé sẽ phải chui qua khung chậu của mẹ. Tại vị trí hẹp khung chậu của mẹ sẽ ép để đưa hết dịch trong phổi của em bé ra. Trong phổi em bé sẽ không có dịch ối nữa, em bé sẽ hô hấp tốt hơn.
30. Có thuốc gì để dễ đậu thai không?
Sẽ có thuốc dễ đậu thai dành cho mẹ. Nhưng cần phải kiểm tra chất lượng trứng như thế nào.