con-go-chuyen-da

Livestream cùng bác sĩ: Phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý và thai máy

Cùng với hiện tượng thai máy, thỉnh thoảng mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng gò lên một cục cứng ngắc, thậm chí có thể làm “méo” bụng. Đặc biệt, vào những tháng cuối thai kỳ, những cơn gò này sẽ xuất hiện ngày nhiều hơn với các cường độ và tần suất khác nhau.

Các cơn co thắt chuyển dạ thường được mô tả như cảm giác một làn sóng, bởi vì cường độ của chúng từ từ tăng lên, lên đến đỉnh điểm và sau đó giảm từ từ.

Các cơn co thắt hoạt động như thế nào?

Các cơn co thắt chuyển dạ thường bắt đầu từ lưng của thai phụ rồi chuyển dần ra phía trước bụng, làm cho toàn bộ bụng của thai phụ cứng lại, cảm thấy như chuột rút, áp lực vùng chậu và có thể cả một cơn đau lưng âm ỉ.

Các cơn co thắt giúp di chuyển em bé xuống dưới bằng cách thắt chặt phần trên của tử cung và tạo áp lực lên cổ tử cung. Áp lực này làm cho cổ tử cung mở ra hoặc giãn ra. Các cơn co thắt có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Hormone oxytocin kích thích các cơn co chuyển dạ và sẽ diễn ra trong suốt quá trình chuyển dạ. Khi quá trình chuyển dạ tiến triển, các cơn co thắt thường trở nên dữ dội hơn, kéo dài lâu, đến gần nhau hơn.

Đôi khi, các cơn co thắt ít xảy ra hơn khi đã đẩy em bé ra ngoài.

co-that-chuyen-gia
Cơn co thắt chuyển dạ giúp em bé di chuyển xuống dưới

Khi nào thì các cơn co thắt tử cung bắt đầu?

Đối với một thai kỳ đủ tháng, các cơn co thắt hay gọi là cơn gò chuyển dạ thực sự sẽ không bắt đầu cho đến khi em bé được ít nhất 37 tuần.

Nếu thai phụ gặp phải các cơn co thắt sớm hơn 37 tuần, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Đây được gọi là những cơn co thắt sinh non và có thể là dấu hiệu cho thấy thai phụ sắp chuyển dạ trước khi thai nhi phát triển hoàn toàn.

Thai phụ cũng có thể cảm thấy các cơn co thắt giả (hay gọi co thắt Braxton-Hicks) sớm nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ).

Các cơn co thắt giả đôi khi được gọi là những cơn co thắt thực hành. Chúng được cho là có thể giúp chuẩn bị chuyển dạ. Chúng thường không kéo dài lâu và không gây đau đớn.

Không phải các cơn co thắt lúc nào cũng có nghĩa đang chuyển dạ tích cực. Một số phụ nữ trải qua các cơn co thắt liên tục trong vài ngày trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu.

Cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý và thai máy là gì?

Cơn gò chuyển dạ

Cơn gò chuyển dạ sau 37 tuần gọi là chuyển dạ đủ tháng. Cơn gò chuyển dạ là dấu hiệu sắp sinh với các đặc điểm chung sau:

  • Đau vùng bụng dưới và thành cơn (10 phút/lần)
  • Cường độ đau ngày càng mạnh và tần suất dày hơn
  • Ra nhầy hồng âm đạo hoặc ra ối (vỡ ối)

Cơn gò chuyển dạ được chia làm 2 giai đoạn sau:

Giai đoạn sớm trước chuyển dạ

Mức độ của các cơn gò trong giai đoạn này vẫn còn nhẹ nhàng, thai phụ sẽ có cảm giác căng chặt tử cung hay bụng dưới, kéo dài từ 30 – 90 giây. Những cơn gò này sẽ xuất hiện tăng dần đều về khoảng cách và cường độ, càng đến lúc chuyển dạ, cơn gò càng xuất hiện dày hơn, có thể xuất hiện 5 phút/lần.

Trong giai đoạn này, thai phụ nên lưu ý đến những dấu hiệu giúp nhận biết chuyển dạ thực sự khi thấy chất nhầy hồng từ cổ tử cung do cổ tử cung mở rộng dần, thậm chí là vỡ ối.

Chuyển dạ thực sự

Trong giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung mở rộng từ 7 – 10cm, cơn gò tử cung sẽ diễn ra liên tục và tính chất cơn đau tăng lên, kéo dài từ 60 – 90 giây sau 30 giây – 2 phút. Cơn gò có thể lan ra từ lưng ra trước bụng gây chuột rút ở chân và đau. Cơn gò thậm chí có thể diễn ra liên tục, chồng lên nhau để đẩy em bé ra ngoài. Khi chuyển dạ, cơn gò có thể làm thai phụ đau đầu, buồn nôn, nóng ran hoặc ớn lạnh, đầu bùng,… Thai phụ cần được nhập viện để được sinh nở an toàn, hạn chế tối đa các tai biến cho cả mẹ và bé.

tu-cung-mo
Trong giai đoạn chuyển dạ thực sự tử cung sẽ mở khoảng 7-10cm

Cơn gò chuyển dạ sinh non

Cơn gò tử cung xảy ra trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của sinh non. Tính chất của cơn gò chuyển dạ sinh non tương tự với cơn gò chuyển dạ đủ tháng. Đó là xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thời gian như mỗi 10 – 12 phút trong hơn 1 giờ, cảm giác căng chắt tử cung và bụng sẽ cứng hơn.

Nếu chưa đủ tháng mà xuất hiện cơn gò với tính chất nêu trên, thai phụ nên đến bệnh viện khám ngay, đặc biệt là nếu có kèm theo chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có nước chảy ra từ âm đạo (vỡ ối).

Thai phụ cũng có thể lường trước sinh non nếu kết quả khám thai cho thấy:

  • Mang đa thai (sinh đôi, sinh ba).
  • Có bất thường về tử cung, cổ tử cung hay nhau thai.
  • Hút thuốc lá hay một số loại thuốc, chất kích thích.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Ngủ không đúng giờ giấc, căng thẳng nhiều,…
  • Đã có tiền sử sinh non.
  • Bị nhiễm trùng.
  • Bị thiếu cân hay béo phì trước khi mang thai.
  • Không khám thai định kỳ và chăm sóc thai đúng cách.

Trái ngược với các cơn co thắt Braxton Hicks, cơn đau chuyển dạ thật diễn ra theo nhịp điệu. Khi bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thắt liên tục với tần suất và cường độ ngày càng tăng. Và thai phụ sẽ cảm thấy đau hơn là khó chịu, đặc biệt là khi các cơn co thắt kéo dài.

Và không giống như cơn đau chuyển dạ giả, các cơn co thắt thật không dừng lại nếu thai phụ di chuyển, thay đổi tư thế hoặc nằm xuống.

Trước khi bắt đầu chuyển dạ, có thể có một số dấu hiệu cảnh báo sớm cần chú ý:

  • Việc thở và đi tiểu có thể đột ngột dễ dàng hơn khi em bé bắt đầu tụt xuống.
  • Dịch âm đạo hoặc chất nhầy có thể có màu nâu, hồng hoặc hơi đỏ (được gọi là hiện tượng ra máu).
  • Thai phụ có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Thai phụ có thể thấy huyết áp tăng nhẹ.
  • Chất nhầy của thai phụ có thể chảy ra cùng một lúc.

Các cơn co thắt chuyển dạ sinh non

Các cơn co thắt thường xuyên trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Thời gian của các cơn co thắt đều đặn, nếu thai phụ bị co thắt mỗi 10 – 12 phút trong hơn một giờ, thai phụ có thể chuyển dạ sinh non.

Trong một cơn co thắt, toàn bộ vùng bụng của thai phụ sẽ khó chạm vào. Cùng với sự thắt chặt trong tử cung, thai phụ có thể cảm thấy một cơn đau lưng âm ỉ, áp lực trong xương chậu, áp lực trong bụng, chuột rút. Đây là những dấu hiệu mà thai phụ nên gọi cho bác sĩ, đặc biệt nếu chúng đi kèm với chảy máu âm đạo, tiêu chảy hoặc tiết dịch có nước (có thể báo hiệu bị vỡ ối).

Một số yếu tố nguy cơ của chuyển dạ sinh non khi:

  • Thai phụ mang thai nhiều lần, thai đôi, đa thai.
  • Tình trạng bất thường của tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai.
  • Hút thuốc lá.
  • Mức độ căng thẳng cao.
  • Tiền sử sinh non mắc một số bệnh nhiễm trùng.
  • Thiếu cân hoặc thừa cân trước khi mang thai.
  • Không được chăm sóc trước khi sinh đúng cách.

Điều quan trọng là phải chú ý đến thời gian và tần suất của các cơn co thắt, cũng như bất kỳ triệu chứng kèm theo.

me-bau-hut-thuoc
Mẹ bầu hút thuốc lá là một trong những nguy cơ gây chuyển dạ sinh non

Cách tính thời gian cho các cơn co thắt chuyển dạ

Định thời gian cho các cơn co thắt là một phần thiết yếu để đánh giá xem thai phụ có đang chuyển dạ hay không. Các cơn gò chuyển dạ sẽ diễn ra theo một chu kỳ thời gian đều đặn và tần suất tăng dần.

Thời gian của các cơn co thắt từ khi cơn co thắt bắt đầu cho đến khi cơn co thắt tiếp theo bắt đầu.

Để tính thời gian các cơn co thắt:

  • Khi cảm thấy bụng căng lên, hãy ghi chú ngay thời gian.
  • Cố gắng để ý xem cơn co có đạt đến đỉnh điểm hay không.

Sau khi quá trình thắt chặt hoàn toàn dừng lại, hãy lưu ý thời gian kéo dài của nó, nhưng đừng dừng thời gian của cơn co thắt mà chờ để cảm thấy sự thắt chặt tiếp theo trước khi khởi động lại đồng hồ bấm giờ. Đồng hồ kim là chính xác nhất để tính thời gian cho các cơn co thắt. Thai phụ cũng có thể tải xuống ứng dụng điện thoại có nút hẹn giờ dễ dàng.

Tham khảo một nguyên tắc chung cho những người lần đầu làm mẹ là 3-1-1: Các cơn co thắt đến 3 phút một lần, kéo dài 1 phút và lặp lại trong 1 giờ.

Ngoài ra, tùy thuộc vào các lần sinh trước hoặc các tình trạng sẵn có, nếu các cơn co thắt đến sau mỗi 5 – 10 phút cũng cần trao đổi với bác sĩ.

Cơn gò sinh lý

Cơn gò Braxton – Hicks hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người phụ nữ. Cơn gò sinh lý có các đặc điểm sau:

  • Kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt (thường tự biến mất khi nghỉ ngơi), không thành cơn.
  • Không có cảm giác đau đớn nhưng căng tức vùng bụng dưới.

Những cơn đau tức cũng có thể không phải gò tử cung mà do tăng nhu động ruột do tử cung chèn ép, không đáng ngại. Thai phụ có thể dùng thuốc giảm co thông thường nếu thấy khó chịu.

Cơn gò sinh lý không tăng dần theo thời gian cũng như đau nhiều hơn, không làm thay đổi cổ tử cung. Những cơn gò có tính chất như trên thường xuất hiện khi mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều và sẽ biến mất khi nghỉ ngơi hay thư giãn.

Để giảm bớt cơn gò, thai phụ nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi (nằm nghiêng sang bên trái). Nếu đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò vẫn không biến mất hoặc xảy ra với tần suất dày hơn, thai phụ nên đến bác sĩ khám ngay vì có thể sẽ bị sinh non.

Những cơn đau tức cũng có thể không phải gò tử cung mà do tăng nhu động ruột vì tử cung chèn ép lên, cơn đau này thường không đáng ngại. Trong trường hợp quá khó chịu, thai phụ có thể dùng thuốc giảm co thông thường.

con-go-sinh-ly
Cơn gò sinh lý thường xuất hiện từ tháng thứ 4 thai kỳ

Thai máy

Thai máy là hiện tượng thai nhi cử động trong bụng mẹ. Đây là dấu hiệu khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay và chân hay toàn thân thai nhi cử động. Khi số lần thai máy giảm đi là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe của bé kém đi. Thông thường phải đến tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ, cơ thể mẹ mới có thể bắt đầu cảm nhận được sự cử động của thai nhi. Một số trường hợp có thể bắt đầu cảm nhận thai máy khi bước vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ.

Phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý và thai máy

Đặc điểm của cơn gò sinh lý:

  • Cơn gò sinh lý chỉ là cơn gò nhẹ, diễn ra trong 30-60 giây, mỗi ngày vài lần.
  • Cơn gò không gây đau đớn nhưng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó chịu.
  • Nó thường xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng bầu, cũng có thể sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục hay khi bàng quang căng đầy nước.
  • Cơn gò sinh lý không tăng dần theo thời gian, không làm thay đổi cổ tử cung.
  • Cảm giác cơn gò tập trung tại bụng, căng chặt tại bụng dưới.
  • Những cơn gò sinh lý thường xuất hiện khi người mẹ mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều và sẽ biến mất khi mẹ nghỉ ngơi hay thư giãn.

Đặc điểm của cơn gò chuyển dạ:

  • Khi chuyển dạ, thai phụ sẽ đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lưng. Cơn đau bắt đầu từ lưng dưới, sau đó lan dần khắp vùng bụng, có thể đau cả 2 bên bắp đùi và 2 bên sườn.
  • Vùng xương chậu căng cơ, có cảm giác bị chèn ép rất mạnh.
  • Cơn đau khi chuyển dạ giống như đau bụng kinh, nhưng đau ở mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Các cơn co thắt xuất hiện liên tục với cảm giác đau quặn ruột, càng dồn dập với cường độ tăng dần và không thuyên giảm khi bạn thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì.
  • Ra dịch nhầy hồng âm đạo hoặc vỡ ối
  • Trong giai đoạn chuyển dạ, khám thấy cổ tử cung mở rộng từ 7 – 10cm, cơn gò tử cung sẽ diễn ra liên tục và đau tăng lên, kéo dài từ 60 – 90 giây sau 30 giây – 2 phút và bạn sẽ chuẩn bị sinh con trong một vài giờ đồng hồ.

Đặc điểm của thai máy:

  • Thai nhi bắt đầu đạp vào khoảng 8 tuần tuổi nhưng khó có thể nhận biết. Khi thai nhi còn bé, cảm giác thai máy giống như sủi nước, xuất hiện rải rác trong ngày và không tạo ra âm thanh hay cảm giác khó chịu cho mẹ.
  • Những tuần sau tuần thứ 20, thai nhi có cử động mạnh mẽ và rõ rệt hơn, số lần thai máy cũng nhiều hơn, duỗi, đá, kéo thường xuyên hơn và nhất là những tuần cuối thai kỳ.
  • Người mẹ có thể thấy chuyển động của em bé trên da của mình. Lúc này, mẹ có thể cảm nhận được những cú nhào lộn, xoay người, thúc cùi chỏ và thành bụng mẹ và đặc biệt mẹ có thể sờ được khuỷu tay, bàn chân, chân bé xíu của em bé.
  • Thai máy nhiều và rõ rệt nhất khi mẹ nghỉ ngơi nơi yên tĩnh hoặc sau bữa ăn của mẹ
  • Thường thai nhi sẽ thức vào những lúc này theo đồng hồ sinh học của mình. Cứ cách nhau 3 đến 4 giờ thai máy một lần

Lưu ý: Không được nhầm lẫn giữa hoạt động dạ dày và thai máy hoặc co bóp tử cung. Sau 5 tháng các mẹ không thấy thai máy là một dấu hiệu lưu ý hoặc thai máy thay đổi thất thường, tăng hoặc có thể giảm so với mức trung bình thì mẹ nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám kịp thời.

dac-diem-cua-thai-may
Thai máy xuất hiện nhiều hơn khi mẹ nghỉ ngơi

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu

Trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều cần được theo dõi chặt chẽ. Có một vài lưu ý dành cho mẹ bầu như sau:

  • Cần nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời.
  • Phân biệt được rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử trí kịp thời, đề phòng trường hợp sinh non, thai chết lưu hay suy thai.
  • Mẹ cần theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục
  • Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị chảy máu thì cần cấp cứu ngay để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho cả hai mẹ con.
  • Thăm khám thai định kỳ để theo dõi những bất thường như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển để có phương pháp xử lý hiệu quả.
  • Theo dõi cân nặng của em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ để đánh giá sự phát triển cũng như tiên lượng những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh
  • Cần biết cách phân biệt cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ hay hiện tượng thai máy để có thể đến viện kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

Hỏi – Đáp

1. Chào bác sĩ, tôi sinh rồi nhưng từ lúc sinh xong tôi thường xuyên bị nhức đầu, chóng mặt như kiểu tụt huyết áp khó chịu. Bác sĩ cho hỏi có phải do tôi cho bé bú nên cơ thể bị suy nhược không?

Một phần do em bé bú và một phần do bạn vừa trải qua quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày nên cơ thể bị suy nhược. Vì vậy, bạn có thể bổ sung các thực phẩm chứa glucosamin hay hoạt huyết bổ não để tăng lưu lượng máu lên não, giảm bớt các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt. Ngoài ra, bạn nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ qua chế độ ăn uống, đặc biệt là sắt, axit folic, canxi,…

2. Tôi bị đau khớp háng và đau lưng, có hôm tôi bị đau bụng dưới bụng gò lên, tử cung co thắt, 1 hồi lâu mới đau 1 lần, mà 1 lần đau mấy giây là hết. Bác sĩ cho hỏi đây có phải là dấu hiệu sắp sinh không?

Đau khớp háng và đau lưng là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu. Bạn nên bổ sung canxi D3K2 của Aplicaps Menacal để cải thiện vấn đề này. Vấn đề bạn bị đau bụng dưới, bụng gò lên, tử cung co thắt mà lâu mới đau 1 lần nhưng 1 lần đau mấy giây cho thấy tần suất xảy ra là quá nhỏ nên không thể xác định đây là dấu hiệu sắp sinh. Ngoài ra, xác định dấu hiệu sắp sinh còn tùy thuộc vào bạn đang mang thai bao nhiêu tuần.

3. Tôi mang thai được 27 tuần và có cảm giác đau ở bên trái bụng dưới khi nói lớn và với tay lấy đồ vật. Không biết tình huống đó là bị sao vậy bác sĩ?

Lúc này, thai bước vào quý 3 của thai kỳ và kích thước của thai bắt đầu to, chèn ép vào các cơ quan xung quanh. Vì vậy, khi có các hoạt động gắng sức sẽ làm tăng áp lực lên các cơ quan nội tạng trong ổ bụng, từ đó gây ra cảm giác đau ở bên trái bụng dưới. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để kiểm tra những bất thường khác kèm theo.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ