Rau ngót là thực phẩm phổ biến trong các bữa cơm gia đình Việt. Không chỉ vậy, theo dân gian, loại rau này còn dùng làm thuốc, thậm chí có thể dùng để phá thai cho phụ nữ. Vậy sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần dinh dưỡng trong rau ngót?
Về thành phần dinh dưỡng, cứ mỗi 100g rau ngót chứa:
Thành phần | Hàm lượng | Thành phần | Hàm lượng |
Protein | 5,3g | Kali | 457mg |
Năng lượng | 3,5 kcal | Sắt | 2,7mg |
Vitamin A | 6,650ug | Natri | 25mg |
Glucid | 3,4g | Magie | 123mg |
Vitamin C | 185mg | Kẽm | 0,94mg |
Cellulose | 1,5g | Mangan | 400mg |
Đồng | 190ug | Phospho | 65mg |
Canxi | 169mg |
Trong Đông y, rau ngót có tính mát, thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Ngoài ra, rau ngót cũng giúp bổ máu, nhuận tràng, giảm viêm nhiễm. Trong nhiều trường hợp, loại rau này được sử dụng cho người bị ho, viêm phổi, giảm đái buốt, đái rắt,…
Đặc biệt, rau ngót chứa đa dạng chất dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin A, C trong loại rau này cao hơn nhiều so với các loại hoa quả họ cam, quýt. Loại rau này cũng chứa một lượng lớn chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp giảm táo bón và các bệnh tim mạch.
Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không?
Sau phá thai, chị em nên ăn các món ăn từ rau ngót. Bởi loại rau này mang lại những lợi ích:
- Giảm nguy cơ viêm nhiễm âm đạo: Lượng lớn vitamin C trong rau ngót có khả năng điều chỉnh sự bất thường cholesterol. Nhờ đó, người mẹ có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm sau khi tiến hành thủ thuật đình chỉ thai như bệnh phụ khoa, viêm đường sinh dục, đường tiết niệu,…
- Làm sạch sản dịch, phòng ngừa sót nhau thai: Sau khi phá thai, chị em thường xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo cùng với sản dịch còn sót lại bị đẩy ra ngoài. Trong giai đoạn này, ăn rau ngót có thể giúp kích thích tử cung co bóp, đẩy máu và dịch ra ngoài. Nhờ đó, quá trình làm sạch tử cung diễn ra nhanh chóng, phòng ngừa nguy cơ sót nhau, sót thai.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Với thành phần đa dạng dưỡng chất có lợi như vitamin A, C, sắt, canxi,… rau ngót bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ sau phá thai, giúp cơ thể chị em nhanh chóng hồi phục và tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
Hướng dẫn cách nấu các món ngon với rau ngót
Rau ngót có vị tươi, ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ngon. Với tác dụng tốt cho phụ nữ sau phá thai, chị em có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng từ rau ngót. Dưới đây là một số công thức nấu ăn mà chị em dễ dàng thực hiện:
Canh rau ngót nấu thịt heo
Để nấu một bát canh rau ngót thịt heo thơm ngon, nguyên liệu cần chuẩn bị rất đơn giản: Rau ngót, thịt lợn xay hoặc băm nhỏ, hành khô, dầu ăn và gia vị: muối, hạt nêm, bột canh,…
Các bước chế biến món canh rau ngót thịt heo như sau:
- Bước 1: Rau ngót được mang đi rửa sạch, để ráo nước. Hành khô bóc sạch vỏ, thái thành lát nhỏ.
- Bước 2: Cho dầu vào chảo, thêm hành khô thái nhỏ và đợi đến khi hành chuyển sang màu vàng.
- Bước 3: Thêm rau ngót vào để xào cùng hành. Đợi rau ngót mềm thì cho thêm một ít nước sôi.
- Bước 4: Thêm thịt băm vào chảo và đảo đều để thịt không bị dính vào nhau.
- Bước 5: Cho thêm một ít muối, mì chính vào nồi canh. Đợi đến khi nào chín là có thể dùng được.
Canh rau ngót thịt heo có hương thơm nhẹ, vị ngọt từ thịt và rau ngót. Món ăn thực hiện đơn giản nhưng lại bổ dưỡng, rất tốt cho mẹ sau phá thai.
Sinh tố rau ngót
Uống nước rau ngót sau hút thai cũng là hình thức chăm sóc sức khỏe được nhiều người mẹ lựa chọn. Chỉ vài bước đơn giản, chị em sẽ có ngay một cốc nước sinh tố từ rau ngót thơm ngon.
Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm rau ngót, đường và đá. Bước đầu tiên là tuốt rau ngót rồi mang đi rửa sạch và để khô ráo. Chị em lưu ý chọn rau ngót có lá tươi, không sâu, không héo để nước uống có vị thanh mát. Sau đó cho hỗn hợp rau ngót, đường và đá vào máy xay để xay nhuyễn đến khi thành dạng lỏng là có thể uống được luôn.
Cháo tôm rau ngót
Với chị em có khẩu vị kém hoặc sức khỏe yếu ớt sau sảy thai có thể lựa chọn nấu cháo tôm rau ngót thay thế cơm. Những nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo tẻ, tôm tươi, rau ngót, dầu ăn, nước tương.
Bước đầu tiên là sơ chế. Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Gạo tẻ đem rửa sạch với nước rồi để ráo.
- Tôm rửa sạch, lột vỏ, sau đó mẹ hãy bỏ đầu, phần thân được băm nhuyễn để nấu cháo.
- Rau ngót nhặt sạch, bỏ những lá úa, lá sâu, hư thối, sau đó rửa sạch với nước và để ráo.
Sau khâu chuẩn bị nguyên liệu, mẹ tiếp tục thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Xào tôm. Đầu tiên, chị em cần làm nóng chảo, sau đó thêm một thìa dầu ăn rồi cho tất cả phần tôm băm vào chảo. Sau đó xào đều tay khoảng 5 phút. Cuối cùng, thêm nước tương vào chảo, đợi 3 phút rồi tắt bếp.
- Bước 2: Xay rau ngót. Cho rau ngót và 100ml nước vào cối xay/máy xay sinh tố, xay nhuyễn, lọc lấy phần nước.
- Bước 3: Nấu cháo. Cho gạo tẻ cùng 500ml nước vào nồi, đun lửa nhỏ trong khoảng 25 phút. Sau đó, thêm phần nước rau ngót đã lọc vào chảo và đảo đều tay, liên tục trong 10 phút. Cuối cùng, mẹ nêm nếm gia vị với nước tương, nước mắm,… tùy khẩu vị là có thể ăn được.
Cháo tôm rau ngót vừa dễ làm lại bổ dưỡng, giúp phụ nữ sau phá thai hấp thu dinh dưỡng đầy đủ. Đồng thời giúp đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn , góp phần thúc đẩy phục hồi sau sảy thai.
Những lưu ý khác sau phá thai
Chế độ chăm sóc sức khỏe sau phá thai cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ hồi phục và sức khỏe sinh sản sau này.
Sau phá thai nên ăn và kiêng thực phẩm gì?
Sau phá thai, tử cung bị tổn thương, sức khỏe của chị em sẽ bị suy giảm. Vì vậy để đảm bảo cơ thể hồi phục nhanh chóng, chị em nên bổ sung các loại thực phẩm chứa:
- Protein: Thức ăn giàu protein như thịt, gan động vật, trứng, hạt họ đậu, sữa,… hỗ trợ cho quá trình tạo máu của cơ thể.
- Vitamin: Chị em nên chú trọng cung cấp các vitamin cơ bản như vitamin C, B2, A, E, B1, sắt, phospho… từ rau xanh như rau ngót, bí đỏ, bông cải xanh, rau dền,… để khắc phục tình trạng thiếu máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể hồi phục nhanh hơn. [1]
- Canxi: Bổ sung canxi sẽ giúp giảm tình trạng mất ngủ, uể oải, đau nhức chân tay. Thực phẩm giàu canxi mà phụ nữ sau phá thai có thể tham khảo như hải sản, nấm, hạt hạnh nhân,…
- Axit folic: Dưỡng chất này có chức năng tái tạo tế bào hồng cầu, ngăn ngừa mất máu sau khi xuất huyết âm đạo. Axit folic được tìm thấy nhiều trong gan động vật, các loại cây họ đậu, bánh mì, ngô, nấm…
Bên cạnh đó, phụ nữ sau khi phá thai cũng nên chú ý không sử dụng thực phẩm dưới đây. Bởi chúng có thể làm chậm quá trình hồi phục, thậm chí làm vết thương nặng hơn.
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng.
- Thực phẩm chứa ít chất xơ như bánh mì, cơm trắng,… có thể gây tình trạng táo bón ở phụ nữ mới phá thai.
- Đồ ăn, đồ uống nhiều đường.
- Đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu, cafe,…
Sau khi phá thai nên ăn rau gì?
Sau phá thai, chị em ưu tiên lựa chọn rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục tử cung. Ngoài rau ngót, chị em có thể tham khảo thêm các loại rau khác như: Rau dền, rau có lá màu xanh như rau cải, rau bina, cải thìa,…
Những loại rau này chứa đa dạng vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, hỗ trợ làm lành vết thương và làm sạch tử cung sau phá thai hiệu quả.
Sảy thai uống gì cho sạch tử cung?
Để đảm bảo không sót nhau, máu và dịch trong tử cung và phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm thì bên cạnh các món ăn từ rau ngót, chị em có thể dùng thêm:
- Nước dừa: Không chỉ là đồ uống thanh mát, nước dừa giúp đẩy hết máu cục, dịch tiết ra ngoài và điều hòa kinh nguyệt.
- Nước chè vằng: Đây là một phương pháp dân gian sử dụng lá vằng sẻ hoặc vằng trâu, hãm lấy nước uống. Nhờ thành phần flavonoid, alkaloid, glycosid trong chè vằng giúp hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, phòng chống viêm nhiễm âm đạo.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Ngoài chế độ dinh dưỡng, chị em sau phá thai cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời hạn chế vận động mạnh như làm việc nhà, mang vác vận nặng. Bởi hoạt động nhiều khiến vết thương tử cung chậm lành lại. Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý:
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín: Sử dụng nước ấm, không thụt rửa sâu vùng âm đạo giúp vùng kín luôn khô thoáng, tránh nguy cơ viêm nhiễm sau phá thai.
- Kiêng quan hệ tình dục: Thông thường, chị em có thể quan hệ lại sau khoảng 4 – 8 tuần phá thai. [2]
Như vậy, câu hỏi “sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không” đã được Aplicaps giải đáp trong nội dung bài viết. Nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe thai kỳ hay vấn đề sau khi phá thai, vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ số hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ tốt nhất!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Commentary: Multivitamins and early pregnancy loss. Ngày truy cập: 28.09.2022. https://academic.oup.com/ije/article/43/1/184/737410 |
---|---|
↑2 | How to care for yourself after after an abortion. Ngày truy cập: 25/09/2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322533 |