Sảy thai bao lâu thì quan hệ được

Sảy thai bao lâu thì quan hệ được? Chuyên gia khoa sản tư vấn thời điểm có thai an toàn nhất

Sảy thai bao lâu thì quan hệ được là câu hỏi được rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Sau khi không may mất đi đứa con trong bụng, nhiều gia đình mau chóng muốn khỏa lấp nỗi đau bằng cách để người mẹ mang thai trở lại. Vậy thời gian chờ để quan hệ và mang thai tiếp thích hợp nhất là bao lâu? Các chuyên gia khoa sản sẽ tư vấn chi tiết trong bài viết dưới đây.

Sau sảy thai bao lâu thì quan hệ được?

Trả lời: Sau sảy thai, phụ nữ sẽ cần từ 2 đến 3 tuần mới có thể quan hệ lại được, hoặc cho đến khi không còn chảy máu âm đạo..

Giải thích không nên quan hệ ngay sau sảy thai:

  • Phụ nữ sẽ bị chảy máu vùng kín: Nhanh thì chỉ khoảng 1-3 ngày. Chậm sẽ mất khoảng 2 tuần. Nếu quan hệ trong thời gian < 2 tuần này, phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm tử cung và âm đạo, ảnh hưởng đến việc mang thai sau này.
  • Hồi phục sau thủ thuật: Trong đó, trường hợp sảy thai có can thiệp thủ thuật như nạo, hút sẽ cần thời gian lâu hơn để hồi phục. Do trong trường hợp này, niêm mạc tử cung bị tổn thương nhiều hơn so với sảy thai hóa học.
  • Lượng hormon trong cơ thể: Sau sảy thai, hormon giảm dần nên cơ thể cần thời gian để cân bằng lại hệ hormon, hồi phục ham muốn tình dục. Nếu quan hệ trở lại khi chưa có ham muốn, sức khỏe tinh thần của người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, sau sảy thai, người phụ nữ sẽ phải thường có xu hướng tiêu cực. Tâm trạng trở nên buồn rầu, đau khổ, mất mát, … Vì vậy nó cũng là bức tường ngăn cách cảm xúc vợ chồng. Người chồng thay vì quan hệ hãy dành thời gian để xoa dịu cảm xúc và giúp người vợ nhanh chóng vượt qua nỗi đau. [1]

Xem thêm: Sảy thai và thai lưu có giống nhau không? Chỉ rõ từng dấu hiệu phân biệt sớm nhất tránh hậu quả

Những ảnh hưởng của sảy thai tới người phụ nữ sảy thai

Sảy thai là một sự cố mà bất kỳ một người mẹ nào cũng không hề muốn trải qua. Không chỉ mất đi đứa con yêu dấu, phụ nữ còn phải chịu đả kích về tinh thần và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vậy những ảnh hưởng đó là gì?

phu-nu-say-thai
Sảy thai gây ra những ảnh hưởng to lớn cho sức khỏe và tinh thần của bà mẹ

Ảnh hưởng về sức khỏe người mẹ sau sảy thai

Sau khi sảy thai, hầu hết phụ nữ sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như sau:

  • Chảy máu vùng kín: Khó chịu này là do xuất huyết âm đạo. Tình trạng này kéo dài khoảng 2 tuần. Ban đầu chỉ là vài giọt máu lốm đốm, sau đó xuất huyết nhiều hơn rồi dần giảm và dừng hẳn. Nhiều chị em sẽ nhầm tưởng đây là máu kinh. Tuy nhiên, trong thực tế, máu kinh chỉ xuất hiện sau 4-6 tuần sau sảy thai
  • Đau bụng: Kèm theo tình trạng xuất huyết âm đạo, phụ nư sau sảy thai sẽ bị chuột rút bụng dưới gây đau đớn. Nguyên nhân là do cổ tử cung co thứt để kiểm soát việc chảy máu. Những cơn đau phần bụng dưới có thể lan sang các phần khác của cơ thể như lưng, hậu môn, đùi trong hoặc bắp chân.
  • Nguy cơ nhiễm trùng âm đạo: Có khoảng 3% phụ nữ bị nhiễm trùng âm đạo sau khi sảy thai. Một số triệu chứng khi nhiễm trùng âm đạo như sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới, dịch âm đạo có mùi hôi, …
  • Tiết sữa: Cơ thể mẹ tạo sữa non khi thai nhi được 16 tuần tuổi. Ngay cả khi thai đã mất, người mẹ vẫn tiếp tục tạo sữa. Điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ chấm dứt trong vòng 3 ngày. Vì vậy, việc chăm sóc ngực sau khi sảy thai rất quan trọng. Nếu không vệ sinh tốt sẽ khiến người mẹ ngày càng khó chịu và có nguy cơ cao tắc tuyến sữa và gây viêm mô vú. [2]
  • Tăng nguy cơ sảy thai cho lần mang thai tiếp theo: Sảy thai thường chỉ xảy ra một lần, bởi phụ nữ đã được cảnh báo sức khỏe để có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng nhỏ (khoảng 1%) phụ nữ bị sảy thai ở các lần mang thai tiếp theo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sức khỏe yếu ớt, tại nạn không mong muốn, không tuân thủ lời khuyên bác sĩ, …

Xem thêm: Phụ nữ sau sảy thai bao lâu thì rụng trứng có kinh lại? Tư vấn mang thai an toàn sau sảy 

Ảnh hưởng đến tinh thần sau sảy thai

Sau khi sảy thai, người phụ nữ thường sẽ phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực khác nhau như không chấp nhận sự thật, vô cảm, không tin tưởng bất kỳ ai, giận dữ, tội lỗi, trầm cảm. Thậm chí dù sảy thai khi chỉ vài tuần tuổi nhưng mối quan hệ giữa người mẹ và đứa trẻ vẫn rất chặt chẽ. Một số triệu chứng tinh thần khác người mẹ có thể gặp phải như:

  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên gặp ác mộng
  • Giảm khả năng tập trung
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Thường xuyên khóc
  • Khó liên kết lại với gia đình và bạn bè
  • Có những hành động tự làm hại bản thân hoặc hành vi bất thường về tinh thần

Mối liên kết của người mẹ với thai nhi càng mạnh mẽ, những triệu chứng trên đây càng nghiêm trọng. Do đó thời gian sau sảy thai chắc chắn sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn trước khi người mẹ có thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực này. [3]

phu-nu-sau-say-thai-tinh-than-suy-sup
Sảy thai sẽ để lại những di chứng về tinh thần khó xóa nhòa ở bà mẹ

Sau sảy thai bao lâu thì có thai lại được?

Trả lời: Khoảng 3 tháng sau sảy thai có thể có mang thai tiếp được.

Giải thích: Thời điểm kinh nguyệt lần đầu xuất hiện sau sảy thai thường là 6 tuần. Tuy nhiên, một điều ngạc nhiên là bạn hoàn toàn có thể mang thai thậm chí khi kỳ kinh chưa trở lại. Nhưng để cơ thể và tinh thần ở tình trạng tốt nhất, người mẹ nên đợi đến từ 1- 3 tháng sau khi sảy thai, tùy thể trạng cơ thể để quyết định thời điểm mang thai tiếp.

Một nghiên cứu năm 2017 chứng minh rằng mang thai trong vòng 3 tháng sau sảy thai sẽ giúp giảm nguy cơ sảy thai lần tới, khả năng thụ thai có thể lên tới 71%, Nhưng trên hết hãy chắc chắn tử cung của người mẹ đã phục hồi hoàn toàn và sẵn sàng cho một thai kỳ mới nhé!

Chăm sóc phụ nữ sau sảy thai tăng cơ hội thụ thai

Chăm sóc cơ thể sau sảy thai

  • Khó chịu do chảy máu vùng kín: Sau sảy thai, phụ nữ thường bị xuất huyết âm đạo khoảng 2 tuần. Nếu thời gian chảy máu kéo dài hoặc máu ra quá nhiều kèm theo mùi hôi tanh, các bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ để giải quyết. Đồng thời các bạn hãy nhớ vệ sinh vùng kín thường xuyên để tránh nhiễm trùng nhé.
  • Đau bụng: Kèm theo việc chảy máu như đến ‘ngày’ thì một số trường hợp sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng. Điều này là hoàn toàn bình thường. Chườm ấm hoặc uống nước ấm sẽ giúp xoa dịu cơn đau. Nếu đau nặng hơn bạn có thể tham khảo uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tiết sữa: Dù việc tiết sữa sẽ chấm dứt sau vài ba ngày nhưng cũng vẫn gây cảm giác khó chịu, đau tức vùng ngực cho người phụ nữ. Bạn có thể sử dụng tay hoặc máy hút sữa, vừa giúp đẩy sữa ra ngoài, loại bỏ cảm giác căng tức đồng thời vừa  giảm nguy cơ viêm nhiễm. Chị em cũng nên chú ý mặc đồ thoải mái, không chèn ép vùng ngực, tránh chườm hoặc tắm nước quá nóng lên vùng ngực, …
  • Tăng nguy cơ sảy thai lần tới: Để điều tồi tệ không xảy ra thêm một lần nào nữa, chị em hãy đi khám để biết được liệu cơ thể đã sẵn sàng mang thai hay chưa. Ngoài ra, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ từ thức ăn hàng ngày hoặc các loại viên uống bổ sung an toàn, chất lượng.
Sau sảy thai phụ nữ cần quan tâm đặc biệt để tăng cơ hội có con

Chăm sóc tinh thần sau sảy thai

Không chỉ sức khỏe mà tinh thần của người phụ nữ sau sảy thai cũng cần đặc biệt quan tâm. Bạn bè, người thân cần dành nhiều thời gian để thấu hiểu, quan tâm, động viên và chia sẻ những cảm xúc mà người phụ nữ đang phải trải qua. Ngược lại, người phụ nữ cũng không nên giấu tâm sự trong lòng, nên mở lòng để lạc quan, tích cực hơn.

Trên đây là bài viết với chủ đề “Sảy thai bao lâu thì quan hệ được? Bao lâu mang thai lại được”. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích giúp các gia đình có định hướng tốt hơn trong việc mang thai của mình. Để được tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, các bạn vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985. Chúc gia đình nhỏ của bạn sớm có tin vui!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Miscarriage. Ngày truy cập: 21/4/2022. https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/afterwards/
2 Breast care when your baby has died. Ngày truy cập: 21/4/2022.https://www.health.nsw.gov.au/kidsfamilies/MCFhealth/maternity/Pages/breast-care-when-baby-has-died.aspx
3 After a miscarriage: surviving emotionally. Ngày truy cập: 22/4/2022.https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/pregnancy-loss/miscarriage-surviving-emotionally/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ