Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Chuyển động thai nhi là tín hiệu cho thấy bé yêu đang phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn không khỏi lo lắng thai đạp nhiều có sao không? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Thời điểm dễ theo dõi cử động thai nhi
Cử động thai còn có tên gọi khác là thai máy. Đây là hiện tượng thai nhi trong bụng mẹ có những cử động như đạp chân, xoay trở, co, duỗi,… Tuổi thai càng lớn thì mẹ càng cảm nhận được nhưng chuyển động của bé yêu trong bụng.
Nhưng hầu hết các mẹ bầu có thể cảm nhận rõ nhất vào tuần thai thứ 18 – 22 của thai kỳ. Vậy thời điểm nào mẹ có thể theo dõi cử động thai nhi thuận lợi nhất?
- Khi mẹ nghỉ ngơi vào buổi tối: Đây là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi trong ngày nên mẹ dễ nhận ra cử động của thai nhi nhất.
- Khi mẹ vừa ăn xong: Mẹ ăn no, nạp đủ năng lượng sẽ được chuyển một phần cho các hoạt động của thai nhi.
Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?
Trước khi đi tìm lời giải đáp tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều, bạn cần biết thời điểm mà mẹ có thể cảm nhận được các chuyển động này.
Thông thường, bé cưng sẽ có những “cú đạp” đầu tiên trong bụng mẹ vào tuần thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, lúc này những “tác động” này quá nhỏ nên mẹ chắc chắn vẫn chưa thể cảm nhận được.
Phải đến tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ mới có thể cảm nhận rõ được những cử động của bé như đạp, huých, xoay người, vặn mình,… Một số mẹ cảm thấy bé có xu hướng đạp nhiều hơn khi nằm ngửa. Đó có thể là do những nguyên nhân sau:
Bé đang phát triển khỏe mạnh
Một em bé có những cử động như đạp mạnh với tần suất liên tục chứng tỏ đang phát triển khỏe mạnh và có phần khá hiếu động. Đặc biệt, mẹ còn có thể cảm nhận sự rung nhẹ khi bé di chuyển tay vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.
Phản ứng với kích thích môi trường
Những chuyển động cũng là cách đáp lại của bé khi cảm nhận được sự thay đổi ở môi trường bên ngoài. Chẳng hạn như:
- Âm thanh: Thai nhi có thể nghe được âm thanh từ tuần thứ 20. Việc cử động với âm thanh cho thấy bé đang phát triển rất tốt.
- Thực phẩm mẹ ăn: Thông qua nước ối, bé có thể cảm nhận được thực phẩm mà mẹ ăn. Cử động đạp chính là cách bé bày tỏ sự yêu thích hoặc không với mùi vị thức ăn.
- Ánh sáng: Thị giác của thai nhi còn yếu nên khi tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài, bé sẽ có những phản ứng nhất định, điển hình là cử động đạp.
Bé đang còn thức
Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều? Nguyên nhân có thể là do bé đang còn thức. Trong những tháng cuối của thai kỳ, bé cưng có thể cảm nhận rõ ràng hơn về giấc ngủ. Những cử động như đạp cũng là tín hiệu để nói với mẹ rằng mình vẫn còn thức.
Mẹ và bé đang đói
Khi mẹ đói, bé cũng có thể cảm nhận được là đáp lại bằng cách đạp mạnh giống như đang đòi ăn. Trong giai đoạn này, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, nhất là những thực phẩm giàu vitamin, sắt, axit folic, Omega 3,… và không để bé đói quá lâu.
Không gian chật hẹp
Bên ngoài những nguyên nhân trên, bé đạp nhiều khi đang nằm ngửa cũng có thể là vào những tháng cuối kỳ, không gian bên trong tử cung không còn đủ chỗ nữa. Điều này khiến bé có cử động mạnh để tìm vị trí thoải mái.
Bé đạp là một tự nhiên trong quá trình mang thai, thể hiện sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để ba mẹ tạo ra sự kết nối với con trước khi gặp mặt trực tiếp.
Thai nhi đạp nhiều có bị sao không?
Ngoài thắc mắc tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều thì vấn đề thai nhi đạp quá nhiều có sao không cũng được nhiều mẹ quan tâm.
Theo chuyên gia, cử động thai nhi trong bụng là một dấu hiệu tích cực cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh. Việc thai nhi ít đạp hoặc không đạp mới là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe thai kỳ.
Mỗi bé đều có nhịp độ thai máy khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khiến bé đạp nhiều hơn bình thường, chẳng hạn như:
- Sau khi mẹ ăn no, ăn đồ lạnh hoặc đồ ngọt.
- Khi mẹ ở môi trường có tiếng động lạnh, ánh sáng mạnh.
- Khi mẹ hồi hộp hoặc nằm nghiêng về phía trái.
- Ban đêm, khi không gian yên tĩnh và mẹ bắt đầu nghỉ ngơi.
Trong những trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng vì đây là những dấu hiệu bình thường của sự phát triển thai nhi. Bé cử động nhiều cũng có thể xuất phát từ việc không gian trong tử cung dần trở nên chật chội làm cho mọi cử động của bé trở nên rõ ràng hơn.
Cách chọc giúp thai nhi đạp hiệu quả
Để giúp bé phát triển khả năng vận động và trí thông minh, mẹ có thể thực hiện một số cách chọc thai nhi đạp nhẹ nhàng và an toàn như sau:
Uống nước mát
Đây là cách vô cùng đơn giản để chọc thai nhi đạp. Thai nhi trong bụng thích môi trường ấm áp, việc mẹ uống nước mát sẽ khiến bé bị giật mình, từ đó có những phản xạ như đạp, huých. Nếu mẹ muốn kích thích bé nhiều hơn, có thể dùng túi lạnh chườm lên bụng. Cách nãy vô cùng hiệu quả đó nhé!
Nằm nghiêng về bên trái
Nằm nghiêng về bên trái cũng được coi là học thai nhi đạp hiệu quả. Đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác như tăng trao đổi dinh dưỡng cho bé và tăng khả năng tuần hoàn của cơ thể.
Hát cho bé nghe
Như ở trên đã đề cập, thai nhi có thể nghe được âm thanh bên ngoài từ 16 tuần tuổi. Hãy thử hát hò, đọc sách, trò chuyện với bé để giúp kích thích sự phát triển thính giác cũng như làm cho bé đáp lại bằng cách chuyển động nhé!
Ấn nhẹ ngón tay vào bụng
Để kích thích bé đạp nhiều, mẹ có thể dùng tay ấn nhẹ vào bụng. Lúc này thai nhi sẽ cảm nhận được sự tiếp xúc với mẹ và phản hồi lại bằng những cú đạp. Lưu ý, mẹ chỉ nên chạm nhẹ vào bụng bằng ngón tay, không nên dùng cả bàn tay nhé!
Soi đèn pin vào bụng của mẹ
Sau khoảng 5 tuần tuổi, thị giác của em bé có biểu hiện phản ứng trước ánh sáng. Vì vậy, để chọc thai nhi đạp mẹ có thể soi đèn pin vào phần bụng. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng nguồn ánh sáng có cường độ thấp và không chiếu quá gần tránh gây ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Trên đây là giải đáp “tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?”. Hy vọng qua chia sẻ này mẹ đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức và mẹo hay hữu ích. Theo dõi Aplicaps để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe & dinh dưỡng thai kỳ mẹ nhé!