Thai 31 tuần bị gò cứng bụng là một hiện tượng sinh lý bình thường tuy nhiên lại khiến cho nhiều mẹ lo lắng không biết có nguy hiểm không. Để có thêm những thông tin hữu ích về chủ đề này, mẹ hãy cùng Aplicaps theo dõi bài viết dưỡi đây nhé.
Cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý
Cơn gò chuyển dạ
Có 2 loại cơn gò chuyển dạ, đó là cơn gò chuyển dạ đủ tháng (cơn gò chuyển dạ sau 37 tuần) và cơn gò chuyển dạ sinh non (cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần thứ 37 của thai kỳ). Khi có cơn gò chuyển dạ thật sự, thai phụ sẽ thấy các cơn đau tăng dần lên, kéo dài hơn, tần suất cũng dồn dập và sẽ chuẩn bị sinh con trong một vài giờ đồng hồ.
Cơn gò sinh lý
Cơn gò sinh lý hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của chu kỳ thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ. Để giảm bớt cơn gò sinh lý, mẹ bầu nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế khác để giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi và nằm nghiêng sang bên trái.
Những cơn đau tức cũng có thể không phải gò tử cung mà do tăng nhu động ruột vì tử cung chèn ép lên, cơn đau này thường không đáng ngại. Trong trường hợp quá khó chịu, thai phụ có thể dùng thuốc giảm co thông thường.
Phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý ở bầu 31 tuần bị gò cứng bụng
Điểm khác biệt | Cơn gò chuyển dạ | Cơn gò sinh lý |
Cảm giác đau | Khi chuyển dạ, thai phụ sẽ đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lưng. Cơn đau bắt đầu từ lưng dưới, sau đó lan dần khắp vùng bụng, có thể đau cả 2 bên bắp đùi và 2 bên sườn. | Cơn gò không gây đau đớn nhưng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó chịu. |
Thời gian | Cơn gò tử cung sẽ diễn ra liên tục và đau tăng lên, kéo dài từ 60 – 90 giây sau 30 giây – 2 phút và bạn sẽ chuẩn bị sinh con trong một vài giờ đồng hồ. | Cơn gò sinh lý chỉ là cơn gò nhẹ, diễn ra trong 30-60 giây, mỗi ngày vài lần. |
Thời điểm xuất hiện | Khám thấy cổ tử cung mở rộng từ 7 – 10cm, cơn gò tử cung sẽ diễn ra liên tục và đau tăng lên | Nó thường xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng bầu, cũng có thể sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục hay khi bàng quang căng đầy nước. |
Điểm khác | Các cơn co thắt xuất hiện liên tục với cảm giác đau quặn ruột, càng dồn dập với cường độ tăng dần, đồng thời ra dịch nhầy hồng âm đạo hoặc vỡ ối. |
Cơn gò cứng bụng là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đôi khi lại là dấu hiệu dọa sinh non. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của mẹ và chắc chắn mẹ sẽ cần một người bên cạnh để chia sẻ, tư vấn cho mình. Hãy để các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps đồng hành cùng mẹ và giúp mẹ vượt qua khó khăn trong những tháng cuối bằng cách để lại thông tin liên hệ vào bảng dưới đây.
Thai 31 tuần gò nhiều có sao không? Đây có phải dấu hiệu sinh non?
Nhiều mẹ lo lắng rằng khi bụng mẹ gò cứng chứng tỏ mình sắp sinh, thậm chí là dấu hiệu sắp sinh non nếu các cơn gò bụng xuất hiện sớm hơn.
Thực tế, gò bụng xuất phát từ cảm giác co thắt bên trong tử cung, hoạt động này xuất phát từ những ảnh hưởng sau:
- Tâm lý của mẹ: Những cảm xúc vui buồn, căng thẳng, giận dữ, của mẹ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bé và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng.
- Áp lực lên tử cung quá lớn: Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi bắt đầu lớn lên nhanh chóng, tử cung bị chền ép giúp khoang chậu và bàng quang… Đồng thời tử cung phình to và tạo áp lực lên các bộ phận khác nên thỉnh thoàng mẹ cũng cảm nhận được hiện tượng gò cứng bụng.
- Hệ xương của thai nhi phát triển: Theo thời gian khung xương của trẻ này càng dài ra. Khi bé cử động sẽ tạo nên những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.
- Mẹ bị táo bón: Nhưng cơ gò cứng bụng cũng thường xuyên xảy tra ở mẹ bầu hay bị táo bón.
Trong trường hợp xấu, em bé gò nhiều vào những tuần này còn là dấu hiệu sinh non muộn kèm theo triệu chứng trong thời đau bụng và đau lưng dưới khủng khiếp, thậm chí ra máu.
Mẹ cần nhận biết cơn gò dọa sinh non bằng cách theo dõi tần suất cơn gò, nếu kéo dài khoảng 5-10 phút và nhanh chóng làm mẹ cảm giác như em bé “muốn ra ngoài” thì nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện gấp để được hỗ trợ kịp thời.
Mời bạn tham khảo:
- Bầu 33 tuần thai gò cứng bụng có phải bình thường không? Tư vấn dấu hiệu bất thường
- Bà bầu tuấn thứ 36 vẫn bị gò cứng bụng phải làm gì? Tư vấn chi tiết biện pháp đảm bảo an toàn
- Thai 39 tuần: Thay đổi như thế nào? Gò cứng bụng nhiều có sao không? 5 lưu ý tuần thai 39
Các cách giúp giảm khó chịu ở bầu 31 tuần bị gò cứng bụng
- Nếu là cơn gò sinh lý, mẹ nên tắm bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen với nước ấm hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu. Để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.
- Uống một ly nước ấm lúc này sẽ khiến giảm cơn đau hiệu quả
- Khi cảm thấy đau, bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “thai 31 tuần gò cứng bụng”. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thể những thông tin bổ ích cho mình. Để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem ngay: Bà bầu nằm ngửa bụng cứng có sao không? Nhận biết bất thường? Hướng dẫn tư thế nằm thoải mái cho mẹ