thai 33 tuần gò cứng bụng

Bầu 33 tuần thai gò cứng bụng có phải bình thường không? Tư vấn dấu hiệu bất thường

Bước sang giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ, người mẹ thường gặp những cơn gò cứng bụng không theo chu kỳ. Bên cạnh những cơn gò sinh lý, còn có những cơn gò đặc biệt báo hiệu cơn chuyển dạ sinh đủ tháng hoặc sinh non. Vậy thai 33 tuần gò cứng bụng là dấu hiệu của trường hợp nào, có những đặc điểm gì và làm sao để giảm tần suất các cơn gò? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

Mẹ bầu 33 tuần thai gò cứng bụng có phải bình thường không?

Nhiều mẹ bầu và người nhà lo lắng rằng thai nhi 33 tuần có cơn gò cứng bụng là dấu hiệu bất thường, tuy nhiên điều này chưa hoàn toàn chính xác. Bước sang tuần thứ 33 của thai kỳ, người mẹ có thể gặp những cơn gò cứng bụng sinh lý mà không gây nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi.

Một cơn gò cứng bụng bình thường có thể không đem đến cảm giác đau đớn cho người mẹ. Đó là những cơn căng cứng từ phía trên tử cung lan xuống bụng dưới và chỉ mang đến cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. Những cơn gò này kéo dài trong khoảng 20 – 30 giây, đôi khi lên tới 2 phút và không có tính chu kỳ. Trong một ngày, các cơ gò cứng bụng có thể xuất hiện vài lần và không quá 2 lần/giờ. 

Nguyên nhân thai nhi tuần 33 gò cứng bụng

Bản chất của cơn gò cứng bụng là quá trình tử cung căng cứng, các cơ co chặt rồi giãn ra trong khoảng thời gian ngắn. Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng thai 33 tuần gò cứng bụng chưa được xác định. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố kích thích hình thành cơn gò:

  • Người mẹ thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc có những cảm xúc mạnh như sợ hãi, căng thẳng, mừng rỡ…
  • Kích thước thai nhi tăng vào những tháng cuối thai kỳ, đặc biệt có thể cảm nhận rõ cơn gò cứng khi thai nhi chuyển động trong bụng hoặc mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, vitamin dẫn tới tình trạng táo bón.

Đặc điểm chung của các nguyên nhân này là chúng đều gây tác động trực tiếp lên thai nhi và làm nhu cầu oxy của thai nhi tăng nên lưu lượng máu tới nhau thai phải tăng lên.

cảm xúc tiêu cực ở bà bầu khiến cơn gò cứng bụng xảy ra
Người mẹ thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc có những cảm xúc mạnh có thể gây ra cơ gò

Biện pháp giảm cơn gò cứng bụng ở tuần thai thứ 33

Tuy không thể điều trị bằng biện pháp y học cụ thể, nhưng các bà mẹ có thể áp dụng những thói quen sau để giảm cơn gò cứng bụng ở tuần thứ 33 của thai kỳ: 

  • Hạn chế đi lại: Nếu các cơn gò xuất hiện khi người mẹ hoạt động nhiều, tốt nhất nên nghỉ ngơi để giảm tình trạng này. Mẹ bầu có thể nghỉ ngơi bằng cách nằm xuống từ từ và nghiêng sang bên trái.
  • Uống nước ấm: Phương pháp này nhằm bổ sung đủ nước cho cơ thể mẹ đồng thời giúp cơ thể cảm thấy thư giãn hơn. Một số thói quen khác cũng giúp người mẹ giảm căng thẳng, lo âu như tập yoga, mát xa, tắm nước ấm…
  • Tránh quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục trong khoảng thời gian thai 33 tuần gò cứng bụng có thể vô tình tác động lực lên thai nhi, khiến tình trạng các cơn gò trở nên tệ hơn.
  • Gò cứng bị đến gặp bác sĩ: Nếu những biện pháp trên không giúp tình trạng người mẹ tốt lên hoặc người mẹ có những dấu hiệu bất thường, hãy lập tức đi khám bác sĩ.
Nghỉ ngơi hạn chế vận động giúp giảm cơn gò cứng bụng tuần 33
Các cơn gò xuất hiện khi người mẹ hoạt động nhiều, tốt nhất nên nghỉ ngơi mỗi ngày nhiều hơn

Dấu hiệu bất thường ở thai nhi 33 tuần gò cứng bụng

Như đã nói ở trên, những cơn gò của thai nhi ở tuần tuổi thứ 33 là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu những cơn gò này đi kèm với một số dấu hiệu dưới đây thì có thể là tín hiệu cảnh báo người mẹ nên đi khám.

Thai nhi gò nhiều đạp ít

Nếu cử động của thai nhi chậm hơn mọi khi hoặc gần như không còn, có thể thai nhi đang gặp vấn đề về sức khỏe như thiếu oxy, thiếu chất dinh dưỡng… Người mẹ cần chú ý phân biệt xem thai nhi ít cử động do thai yếu hay do thai nhi đang ngủ.

Gò cứng kèm theo đau dữ dội

Nếu người mẹ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi kèm theo những cơn đau liên tục và dữ dội thì đó không phải cơn gò sinh lý thông thường. Bên cạnh nguy cơ sinh non, người mẹ có thể đang gặp phải các vấn đề khác như nhau bong non, đau ruột thừa…

Cơn gò kéo dài

Nếu cơn gò cứng bụng kéo dài trên 5 phút, rất có thể đây là dấu hiệu cho biết người mẹ sắp sinh non. Ngoài ra, cơn gò sinh non còn có những đặc điểm đáng lưu ý khác như tần suất nhiều hơn (có thể trên 5 lần/giờ), có tính chu kỳ và không có xu hướng giảm khi áp dụng các biện pháp đã gợi ý ở trên.

cơn gò cứng tuần 33 thai kỳ kéo dài
Cơn gò cứng bụng có thể xảy ra tới 5 lần/giờ ở các thai nhi tuần 33

Xuất hiện chảy máu âm đạo

Khi âm đạo chảy máu hoặc tiết nhiều dịch nhầy màu đỏ hồng, đây cũng có thể là dấu hiệu của một cơn gò chuyển dạ sinh non. Ngoài ra cũng có thể dự đoán nguy cơ sinh non nếu người mẹ có tiền sử sinh non, có dấu hiệu bất thường ở tử cung hoặc thói quen sinh hoạt không phù hợp với bà bầu.

Gò cứng bụng khiến mẹ khó chịu. Nguy hiểm hơn, đó có thể là dấu hiệu bất thường. Ngoài gò cứng bụng, mẹ còn có những dấu hiệu nào khác nữa không? Hãy để lại thông tin để các chuyên gia thai kỳ tư vấn trực tiếp và cụ thể hơn với trường hợp của mẹ nhé.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Biện pháp chăm sóc bà bầu tuần 33

Các thói quen sinh hoạt của bà bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi. Vì vậy người mẹ cần có một lối sống lành mạnh dù về tinh thần hay thể chất. Bên cạnh những biện pháp giúp giảm cơn gò cứng bụng đã nêu trên, mẹ bầu có thể chú ý những thói quen sau:

  • Thay đổi tư thế nhẹ nhàng sau khoảng thời gian dài giữ nguyên tư thế.
  • Đọc sách, nghe nhạc để thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Tránh các kích động mạnh về cảm xúc.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ, vitamin cao.

Ngoài ra, bà bầu có thể lựa chọn bộ 3 sản phẩm của nhãn hàng Aplicaps được nhập khẩu chính hãng từ Tây Ban Nha nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé:

Bộ sản phẩm Befoma, Menacal, Hymega dành cho mẹ bầu và thai nhi

  • Viên uống vitamin tổng hợp hữu cơ Befoma: Vitamin tổng hợp giúp bổ sung sắt amin, acid folic thế hệ 4 và 16 vitamin, khoáng chất thiết yếu với công thức tối ưu đảm bảo cho thai nhi phát triển toàn diện.
  • Canxi tự nhiên D3K2 Menacal: Sản phẩm cung cấp canxi D3K2 tự nhiên cho bà bầu với nguồn gốc tảo đỏ và san hô với ưu điểm vượt trội là hấp thu đủ lượng cần thiết, hạn chế gây táo bón và lắng đọng canxi.
  • DHA Hymega cung cấp DHA tinh khiết chiết lạnh độc quyền giúp giảm nguy cơ sinh non, trầm cảm sau sinh và tăng cường phát triển não bộ cho thai nhi.

Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc, vui lòng bấm TẠI ĐÂY

Hoặc Đặt mua giao hàng tận nhà bấm TẠI ĐÂY

Để tìm hiểu thêm về thai 33 tuần gò cứng bụng hay sức khỏe, dấu hiệu bất thường trong 40 tuần mang thai thì mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2), các chuyên gia thai kỳ giàu kinh nghiệm của Aplicaps luôn có mặt để hỗ trợ mẹ 24/7.

Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *