Thai 34 tuần sinh được chưa

[Góc giải đáp] Thai 34 tuần sinh được chưa? 4 biến chứng có thể xảy ra khi sinh ở tuần 34

Thai 34 tuần sinh được chưa? Tuần này sinh có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay không là những câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Để có câu trả lời cho chủ đề này, mẹ hãy cùng Aplicaps theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Thai 34 tuần phát triển như thế nào?

Thai 34 tuần tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong tuần này bé có kích thước khoảng 44 cm và nặng khoảng 2300 gram. Với kích thước này, bé có thể bằng cỡ trái bí đỏ.

Mặt khác, em bé của bạn cũng đang tăng cân vì chất béo đang ngày càng tích trữ dưới da. Điều này không chỉ làm cho bé trông bụ bẫm, đáng yêu hơn mà những chất béo này còn giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp bé điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Bởi vì bé con của bạn đang dần trở nên lớn hơn, chân của bé thường co gập vào thân. Do đó có thể bạn sẽ cảm thấy trẻ ít hoạt động hơn. Nhưng bạn sẽ chú ý đến các chuyển động rõ rệt hơn chẳng hạn như bàn chân hoặc bàn tay của bé di chuyển dọc theo bên trong bụng của bạn.

Thai 34 tuần tuổi
Thai 34 tuần có kích thước trung bình khoảng 44 cm và nặng khoảng 2300 gram

Thai 34 tuần sinh được chưa?

Nếu thai sinh vào tuần thứ 34 được coi là khá non tháng. Thông thường thai kỳ khỏe mạnh bình thường kéo dài từ 38 tuần đến 40 tuần. Nếu mẹ sinh ở tuần thứ 34 có thể gây nên nhiều biến chứng thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong trường hợp thai nhi đang phát triển tốt và khỏe mạnh của mẹ vẫn bình thường thì không nên sinh sớm.

Tuy nhiên, có một số trường hợp sau đây bắt buộc mẹ phải sinh sớm để đảm bảo sự sống cho bé.

  • Mẹ bầu bị dị dạng tử cung, hở eo tử cung hoặc bất thường ở cổ tử cung
  • Thực hiện phẫu thuật khi mang thai nhằm loại bỏ u nang buồng trứng, ruột thừa, túi mật.
  • Mẹ bầu do mang đa thai nên có tử cung quá lớn hoặc nước ối quá nhiều.
  • Bị nhau tiền đạo, nhau dính bất thường hoặc nhau thai bóc tách.
  • Bị bệnh nhiễm trùng đường sinh dục hay mẹ bầu gặp tai nạn, chấn thương ở bụng.
  • Ngoài ra, một số bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao; mẹ bị thừa cân, thiếu cân hoặc stress khi mang thai… cũng có thể là nguyên nhân gây sinh non.
Trẻ sinh ở tuần thứ 34 có thể mắc các vấn đề đường thở
Trẻ sinh ở tuần thứ 34 có thể mắc các vấn đề đường thở, máu và tim mạch

Một số biến chứng có thể xảy ra khi sinh non ở tuần 34

Trẻ sinh non ở tuần thứ 34 có thể gặp phải một số biến chứng sau đây.

Vấn đề về hơi thở

Trẻ sinh non có thể khó thở do hệ hô hấp chưa trưởng thành. Nếu phổi của em bé thiếu chất hoạt động bề mặt – một chất cho phép phổi mở rộng – trẻ có thể bị hội chứng suy hô hấp vì phổi không thể mở rộng và co bóp bình thường.

Trẻ sinh non cũng có thể bị rối loạn phổi được gọi là loạn sản phế quản phổi. Ngoài ra, một số trẻ sinh non có thể bị ngừng thở kéo dài.

Vấn đề về tim

Các vấn đề về tim phổ biến nhất mà trẻ sinh non gặp phải là còn ống động mạch (PDA) và huyết áp thấp (hạ huyết áp).

PDA là tình trạng tồn tại ống giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Mặc dù khuyết tật tim này thường tự đóng lại, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến quá nhiều máu chảy qua tim, làm suy yếu các cơ tim, gây ra suy tim và các biến chứng khác.

Trẻ sinh non 34 tuần dễ gặp phải các vấn đề về tim
Trẻ sinh non 34 tuần dễ gặp phải các vấn đề về tim

Vấn đề về não

Trẻ sinh ra càng sớm, nguy cơ chảy máu não càng lớn, được gọi là xuất huyết não. Hầu hết xuất huyết là nhẹ và giải quyết với ít tác động ngắn hạn. Nhưng một số em bé có thể bị chảy máu não quá nhiều gây ra chấn thương não vĩnh viễn.

Vấn đề kiểm soát nhiệt độ cơ thể

Trẻ sinh non có thể mất nhiệt cơ thể nhanh chóng. Nguyên nhân do thiếu chất béo từ đó không thể tạo ra đủ nhiệt để chống lại những gì đã mất qua bề mặt cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp có thể dẫn đến hạ thân nhiệt.

Vấn đề về máu

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc các vấn đề về máu như thiếu máu và vàng da sơ sinh.

Thiếu máu là tình trạng phổ biến trong đó cơ thể không có đủ hồng cầu. Hầu hết trẻ sơ sinh đều trải qua sự sụt giảm chậm số lượng hồng cầu trong những tháng đầu đời, và sự sụt giảm này có thể nhiều hơn ở trẻ sinh non.

Vàng da sơ sinh là sự đổi màu vàng ở da và mắt của em bé xảy ra do máu của em bé có chứa bilirubin dư thừa – một chất màu vàng, từ gan hoặc hồng cầu.

Phòng ngừa thai nhi 34 tuần tuổi sinh non như thế nào?

Để tránh tình trạng sinh non gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, bà bầu cần hiểu rõ những kiến thức phòng ngừa sinh non như sau:

  • Mẹ bầu có tiền sử sinh non, cổ tử cung ngắn cần bổ sung progesterone trong quá trình mang thai.
  • Chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh với chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt phù hợp, khám thai định kỳ, sàng lọc trước sinh…
  • Thai nhi tuần 34 mẹ nên ăn gì là điều mà nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Một số thực phẩm bạn nên ăn trong thai kỳ như thịt bò nạc, cải bó xôi, trứng, đậu bắp, bí ngô, trái cây…
  • Nên nghỉ ngơi và thư giãn, hạn chế căng thẳng gây áp lực cho bà bầu.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “thai 34 tuần sinh được chưa?”. Hy vọng qua bài viết này Aplicaps đã có thể những thông tin bổ ích cho mình. Để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

___Vũ Thoa___

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *