Thai 39 tuần gò cứng bụng

Thai 39 tuần gò cứng bụng có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Vào tuần thứ 39 của thai kỳ, thai phụ sẽ thấy những cơn gò cứng bụng xuất hiện ngày càng thường xuyên. Rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết những cơn gò này có phải dấu hiệu của việc chuyển dạ hay tiềm ẩn nguy hiểm gì không? Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về biểu hiện thai 39 tuần gò cứng bụng qua bài viết sau đây nhé.

Thai 39 tuần có gì thay đổi không?

Ở tuần thứ 39, mẹ bầu đang rất gần với thời điểm chuyển dạ. Có nhiều những thay đổi xảy ra ở cả cơ thể mẹ và bé lúc này để chuẩn bị sẵn sàng cho giây phút quan trọng.

Sự thay đổi ở thai nhi

  • Sự phát triển kích thước của thai nhi đã ngừng lại: Lúc này, bé có chiều dài trung bình khoảng 50,7cm, tương đương với chiều dài của một trái dưa hấu và cân nặng rơi vào khoảng 3,3kg. Giới tính cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé, thường thì các bé trai sẽ nặng hơn so với các bé gái.
  • Các cơ quan của thai nhi đã hoàn thiện: Lúc này, các cơ quan cần thiết đều đã hoàn thiện và sẵn sàng để bé rời khỏi cơ thể mẹ. Tuy nhiên, riêng não bộ của thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển một cách kinh ngạc và theo nghiên cứu, não trẻ sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển này trong suốt 3 năm đầu đời.
  • Thai nhi di chuyển xuống dưới: Để thuận lợi cho quá trình chuyển dạ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống dưới khung chậu của mẹ. Thai phụ cũng có thể cảm nhận rõ rệt sự thay đổi vị trí của bé.
Ở tuần thứ 39 thi đã phát triển đầy đủ các cơ quan và bộ phận và có bước chuyển sẵn sàng được sinh ra

Thay đổi ở bà mẹ tuần 39 thai kỳ

  • Bà bầu dễ thở hơn: Do thai nhi đã di chuyển xuống bên dưới khung chậu, vùng ngực của bà bầu không còn bị chèn ép nên việc hô hấp dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Đau lưng, đau vùng chậu: Cùng với sự di chuyển của thai nhi, áp lực lên cột sống và vùng xương chậu của mẹ bầu cũng tăng lên. Do đó, các mẹ có thể cảm thấy đau lưng, đau vùng chậu nặng hơn từ tuần 39 của thai kỳ trở đi.
  • Tiêu chảy: Những đợt rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy thường gặp ở mẹ bầu vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
  • Xuất huyết âm đạo: Để chuẩn bị cho sự chào đời của bé, cổ tử cung sẽ giãn nở dẫn tới vỡ mao mạch cổ tử cung. Khi mẹ bầu thấy âm đạo tiết dịch có kèm máu đỏ thì rất có thể cơn chuyển dạ đang đến rất gần. (Week-by-week guide to pregnancy. Truy cập ngày 5/6/2022
    https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-39/ )

Thai 39 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh không?

Khi bước vào tuần thứ 39 của thai kỳ, các dấu hiệu gò cứng bụng là bình thường ở mẹ bầu. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm rất gần ngày sinh nên thai phụ và người nhà cần chú ý thêm các dấu hiệu của việc chuyển dạ. Hãy cùng tìm hiểu thêm và phân biệt cơn gò sinh lý tuần 39 với cơn gò chuyển dạ nhé:

Cơn gò sinh lý tuần 39 Cơn gò chuyển dạ tuần 39
  • Xuất hiện khá sớm, từ tháng thứ 4 của thai kỳ và có tần suất tăng dần theo thời gian.
  • Xuất hiện rải rác, không gây đau đớn.
  • Thời gian gò cứng bụng ngắn, thường chỉ kéo dài nửa phút.
  • Biến mất khi thai phụ nằm nghỉ hoặc có những vận động nhẹ nhàng như đi bộ.

 

  • Gây đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu.
  • Gây căng cơ ở các vị trí lưng, bụng, xương đùi, xương chậu.
  • Một số trường hợp, cơn gò còn đi kèm với xuất huyết âm đạo.
  • Xảy ra liên tục, thường xuyên khoảng 10 phút/ lần.
  • Cơn gò chuyển dạ sẽ không biến mất dù mẹ bầu thay đổi tư thế hay vận động nhẹ nhàng.

Mẹ đã sẵn sàng để chào đón em bé chào đời chưa? Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi sinh để có hành trình “vượt cạn an nhàn” nhất. Hãy để Aplicaps đồng hành và hỗ trợ cho mẹ. Mẹ chỉ cần để lại thông tin và thắc mắc vào form dưới đây, các chuyên gia sẽ trực tiếp liên hệ và tư vấn cho mẹ nhé!

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Một số lưu ý cho bà bầu tuần 39 của thai kỳ

Tuần thứ 39 là một giai đoạn khá nhạy cảm khi ngày sinh đang gần kề. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có được một thai kỳ an toàn và trọn vẹn.

Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ sẽ giúp bà bầu phát hiện ra những bất thường có thể có

Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?

Ở thời điểm tuần thứ 39, em bé gần như đã hoàn thiện tất cả các cơ quan quan trọng và sẵn sàng cất tiếng khóc chào đời. Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu mang thai 39 tuần mà chưa có dấu hiệu sinh cũng không hề hiếm gặp.Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển dạ của thai phụ sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần so với ngày dự sinh là chuyện bình thường. Vậy nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng và hãy luôn giữ cho mình một tinh thần sẵn sàng, thoải mái.

Trong một số trường hợp sinh muộn, nguyên nhân có thể là do vùng bụng dưới của mẹ vẫn chưa đủ co giãn để thai nhi di chuyển xuống, nhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ được dễ dàng. Do đó thai kỳ của mẹ có thể kéo dài hơn bình thường.

Thai 39 tuần gò cứng bụng liên tục có phải bất thường?

Các cơn gò cứng bụng thực chất là một phản ứng sinh lý do sự co thắt của tử cung. Những cơn co thắt này giúp phần trên tử cung co lại và dày lên, trong khi phần dưới được kéo căng và giãn ra, giúp quá trình sinh nở của mẹ bầu được dễ dàng hơn. Chính vì vậy nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng về việc thai 39 tuần gò cứng bụng liên tục. (Effects of the individual uterine contraction on fetal head descent and cervical dilatation during the active stage of labor. Ngày 6/6/2022
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19278773/ )

Tuy nhiên, thai phụ và gia đình cần để ý và phân biệt những dấu hiệu giữa cơn gò sinh lý với cơn gò chuyển dạ thật sự (xem bảng ở mục 2).

Thai 39 tuần gò cứng bụng liên tục có phải bất thường?
Thai 39 tuần gò cứng bụng liên tục không phải là điều bất thường

Thai 39 tuần ít đạp gò nhiều?

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ cảm nhận được em bé cử động và đạp trong bụng với tần suất ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đến tuần thứ 39, thai nhi có thể đạp ít lại và bụng của mẹ gò nhiều hơn.

Nguyên nhân của việc thai 39 tuần đạp ít gò nhiều là do kích thước của em bé tăng lên, không gian ở tử cung không còn đủ để bé cử động nhiều như trước. Hơn nữa, dù nhiều thai nhi ở thời điểm này đã di chuyển xuống dưới vùng xương chậu của mẹ, nhưng không gian ở đây cũng khá chật hẹp và bé gần như không thể cử động quá nhiều.

Vậy nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng khi thấy bé ít đạp vào giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu thấy bé thường xuyên đạp ít hơn 2 lần/ giờ thì mẹ có thể đến kiểm tra tại bệnh viện để đảm bảo an toàn nhé.

Thai 39 tuần có nên đi bộ?

Khi mang thai tuần thứ 39, việc đi bộ có rất nhiều lợi ích như giúp mẹ bầu giảm stress, giảm các cơn gò sinh lý, cải thiện giấc ngủ… Tuy nhiên ở thời điểm này, thai phụ cần tránh đi bộ quá nhanh, tránh các địa hình không bằng phẳng và không nên vận động quá sức. Ngoài ra, mẹ bầu chỉ nên đi bộ gần nhà và những nơi đông người để được hỗ trợ kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ bầu giảm bớt những nỗi lo về thai 39 tuần gò cứng bụng khi thời điểm ngày chuyển dạ đang tới gần. Mong các mẹ sẽ luôn giữ được tâm trạng thư thái, thoải mái để bé có thể phát triển và chào đời một cách suôn sẻ nhất có thể nhé. Nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào, các mẹ có thể gọi ngay đến hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ các chuyên gia của Aplicaps.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ