Tuần thai thứ 40 là lúc em bé sắp chào đời. Thai 40 tuần gò cứng bụng, là đều rất bình thường tuy nhiên vẫn cần theo dõi đây có phải dấu hiệu chuyển dạ hay không. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Thai 40 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh? Dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết
Vào tuần thai thứ 40, nếu xuất hiện những cơn gò cứng bụng thì đó chính là một dấu hiệu cho biết bà bầu sắp sinh. Đây là thời điểm hoàn toàn thích hợp cho thai nhi chào đời. Bởi lúc này, cơ thể em bé đã phát triển đầy đủ để thích nghi với môi trường bên ngoài và sẽ được tính là sinh đủ tháng. Vì vậy, người mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này và chuẩn bị thật tốt cho cơn chuyển dạ.
Để chắc chắn hơn rằng liệu có phải cơn chuyển dạ sắp tới hay không, bà bầu có thể tham khảo thêm một vài dấu hiệu ở tuần 40 như:
- Đau mỏi vùng lưng đến đùi: Cơn đau mỏi thường bắt đầu ở lưng, sau đó lan ra phía trước bụng hoặc lan xuống vùng đùi.
- Co thắt tử cung với cường độ mạnh (cơn gò cứng bụng): Các cơn co thắt đều đặn 2 – 5 lần/giờ, có cường độ mạnh gây đau và không đỡ theo thời gian ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm cơn gò thông thường.
- Cổ tử cung giãn rộng: Giai đoạn đầu, cổ tử cung bắt đầu giãn chậm với độ mở tăng dần từ 0 đến khoảng 6cm. Giai đoạn tiếp theo, khi cường độ các cơn co thắt mạnh hơn, cổ tử cung tiếp tục giãn nhanh từ 6cm đến khoảng 10cm.
9 dấu hiệu chuyển dạ sinh thường ở bà bầu tuần thứ 40 xuất hiện theo thứ tự
Vào khoảng một vài ngày trước khi sinh thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những dấu hiệu khá rõ ràng. Tất nhiên, không phải mọi mẹ bầu đều có đầy đủ những dấu hiệu ấy. Các triệu chứng theo thứ tự bao gồm: [1].
Bụng sa, tụt xuống
Người mẹ sẽ cảm nhận được thai nhi dịch chuyển xuống vị trí thấp hơn ở phần khung chậu. Lúc này, bà bầu sẽ không còn cảm giác tức ngực, khó thở như trước bởi không còn áp lực lên lồng ngực. Tuy nhiên, tần suất đi tiểu của bà bầu lại có thể tăng lên do áp lực lên bàng quang.
Co thắt tử cung
Thai 40 tuần gò cứng bụng đôi khi có thể là cơn gò sinh lý dễ khiến người mẹ nhầm lẫn thành dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, khi chuyển dạ thật sự, cơn gò sẽ đi kèm với cơn co thắt tử cung mạnh gây đau dữ dội và kéo dài từ 0,5 – 1,5 phút, trung bình 2 – 5 lần mỗi giờ. Cơn co thắt tử cung gây đau là một trong những dấu hiệu báo chuyển dạ
Dịch nhầy cổ tử cung
Khi mang bầu, có một lượng chất nhầy tích tụ trong cổ tử cung mẹ với mục đích bảo vệ bào thai khỏi các vi khuẩn gây nhiễm trùng và tránh cổ tử cung giãn sớm. Từ tuần thai thứ 37, lượng chất nhầy này ít dần do được tiết ra ngoài qua đường âm đạo. Mục đích của quá trình này là giúp cổ tử cung giãn dần để chuẩn bị cho thai nhi có thể “chui” ra bất cứ lúc nào. Đây còn được gọi là hiện tượng bong nút nhầy tử cung.
Mệt mỏi, ngủ nhiều
Càng gần ngày sinh, cơ thể người mẹ càng cảm thấy mệt mỏi do thai nhi lớn đè nặng lên khoang bụng và các cơn co thắt tử cung gây đau. Cũng chính vì vậy mà người mẹ có thể thấy buồn ngủ và muốn ngủ nhiều hơn.
Đau lưng, bị chuột rút ở tuần thai 40 là dấu hiệu sắp sinh
Cảm giác đau lưng thường xuất hiện cùng lúc với cơn co thắt tử cung. Đôi khi, cơn đau này sẽ lan dần đến vùng trước bụng hoặc dưới vùng đùi. Đi kèm với đó là tình trạng chuột rút, đặc biệt vào ban đêm, do các mạch máu đến các chi bị chèn ép.
Giãn các khớp vùng xương chậu
Do thai nhi tụt dần xuống vùng bụng dưới, áp lực lên khung chậu cũng tăng lên. Chính vì thế, các khớp vùng xương chậu cũng giãn ra theo. Biểu hiện rõ rệt nhất là các cơn đau âm ỉ quanh vùng xương chậu và vùng hông.
Vỡ ối
Nước ối có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng bào thai và tránh những va chạm vào bào thai trong suốt thai kỳ. Khi gần đến ngày sinh, túi ối vỡ ra có tác dụng bôi trơn giúp thai nhi được sinh ra dễ dàng hơn. Lượng nước ối ở mỗi bà bầu là khác nhau nên khi vỡ ối, nước ối có thể nhỏ giọt hoặc chảy nhanh thành dòng. Ngoài ra, bà bầu cũng cần lưu ý phân biệt nước ối với nước tiểu và dịch âm đạo.
Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm như thế nào?
Thai sinh đủ tháng là thai được sinh ra trong tuần thứ 39 đến tuần thứ 41. [2]. Vì thế, các bà mẹ không nên quá lo lắng khi thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh, tránh việc tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến thai nhi. Lúc này, tốt nhất người mẹ nên tiếp tục theo dõi thêm và chuẩn bị sẵn những vật dụng cá nhân thiết yếu bởi cơn chuyển dạ có thể đến bất cứ lúc nào.
Biện pháp chăm sóc bà bầu tuần thai thứ 40
Dù chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn nữa thôi là em bé sẽ chào đời, nhưng bà bầu vẫn nên cẩn thận trong chế độ chăm sóc thai nhi. Sau đây là một số vấn đề cần lưu ý:
- Thăm khám bác sĩ đều đặn: Khi có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mình sắp sinh, người mẹ có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể về những thứ cần chuẩn bị.
- Không tự ý uống thuốc giảm đau: Các thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu không được tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau.
- Tăng cường nghỉ ngơi, không làm việc nặng: Khi càng gần ngày sinh, người mẹ càng phải giữ sức khỏe thật tốt bởi quá trình sinh nở sẽ tốn rất nhiều sức lực.
- Kiêng quan hệ tình dục: Khi kích thước thai nhi đã lớn, việc quan hệ tình dục có thể mang tới cảm giác bất tiện, không thoải mái cho người phụ nữ. Hơn nữa, lúc này bà bầu cần được nghỉ ngơi nhiều để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn nên tốt nhất cả hai nên hạn chế quan hệ trong những ngày này.
Trên đây là những giải đáp cơ bản về chủ đề thai 40 tuần gò cứng bụng. Mẹ bầu cần phân biệt được giữa cơn gò báo hiệu chuyển dạ với cơn gò sinh lý thường gặp vào những tuần thai trước. Nếu đó không phải cơn gò chuyển dạ, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng và chú ý giữ chế độ chăm sóc đúng cách như đã nêu trên. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ đến số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps giải đáp 24/7.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Signs of labor. Truy cập ngày 11/06/2022. https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/signs-of-labor_181 |
---|---|
↑2 | How long is a normal pregnancy? Truy cập ngày 22/06/2022. https://www.babycentre.co.uk/x25015771/how-long-is-a-normal-pregnancy |