Theo dõi sự phát triển thai nhi những tuần đầu tiên cực kỳ quan trọng. Bởi đây là thời gian hình thành những cơ quan cơ bản nhất. Đồng thời mẹ có thể dự kiến ngày sinh nở cũng như tầm soát yếu tố nguy cơ có thể xảy ra ở những tháng tiếp theo. Vậy thai 7 tuần kích thước bao nhiêu? Mẹ bầu cần chú ý đến những chỉ số quan trọng nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết!
Thai 7 tuần kích thước là bao nhiêu? Đặc điểm của thai nhi tuần thứ 7 mẹ bầu nên biết
Kích thước thai nhi
Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu? Thai 7 tuần có kích thước khoảng 10 – 13mm, tương ứng từ 0,5 – 2g. Lúc này thai nhi chỉ có kích thước tương tự 1 hạt đậu hà lan hoặc 1 quả việt quất. Vì vậy đôi khi siêu âm qua ổ bụng có thể khó quan sát được hình ảnh thai nhi [1].

Ngoài ra, khi thai được 7 tuần tuổi, một số chỉ số quan trọng khác mẹ có thể quan tâm như:
- Kích thước túi ối ở tuần thai thứ 7 khoảng 20mm.
- Khi siêu âm đã bắt được tim thai. Nhịp tim thai khoảng 90 – 110 nhịp/phút.
Đặc điểm thai nhi 7 tuần tuổi
Một số sự thay đổi của thai nhi ở tuần thai này bao gồm:
- Tay và chân của thai nhi đã phát triển và có thể nhìn thấy cả các màng ở kẽ tay, chân [2].
- Phần đuôi của thai nhi bắt đầu teo nhỏ và tiêu biến ở các tuần thai tiếp theo.
- Các cơ quan nội tạng bắt đầu phát triển, hệ hô hấp được hình thành.
- Hệ thần kinh bắt đầu phát triển.
- Bộ phận sinh dục thời điểm này chưa phát triển nên bác sĩ chưa nhận biết được giới tính thai nhi.
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 7 chân thực – Cập nhật 2023
Để mẹ bầu có cái nhìn chân thực hơn về thai nhi tuần thứ 7, mẹ hãy cùng quan sát những hình ảnh dưới đây nhé!




Biện pháp chăm sóc mẹ bầu giúp thai nhi tuần thứ 7 phát triển bình thường
Ở những tuần đầu thai kỳ, việc chăm sóc mẹ bầu và thai nhi cực kỳ quan trọng. Mẹ cùng người thân nên tham khảo kiến thức dưới đây để giúp thai phụ trải qua thai kỳ khỏe mạnh:
Bổ sung vi chất thiết yếu hỗ trợ ngừa dị tật
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao. Bởi vitamin và khoáng chất này được dùng để duy trì sức khỏe người mẹ và giúp em bé phát triển toàn diện. Với thai 7 tuần tuổi, mẹ nên bổ sung:
- Acid folic: Đây là dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong 3 tháng đầu nhằm phòng ngừa dị tật bẩm sinh như thiếu não bộ, xương sọ hoặc đốt sống bị chẻ đôi. Đồng thời axit folic cũng giúp ngăn ngừa ung thư tử cung, ung thư vú hoặc đường tiêu hóa.
- Sắt: Khi mang thai, thể tích tuần hoàn của mẹ bầu tăng gấp đôi. Điều này đòi hỏi mẹ cần bổ sung thêm sắt để đảm bảo không bị thiếu máu. Nếu không, cơ thể mẹ và bé sẽ không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, khi được cung cấp đầy đủ chất sắt, tỷ lệ sinh non, băng huyết hoặc sảy thai cũng giảm đi đáng kể.
- Canxi: Đây là khoáng chất chính có trong xương, răng của trẻ. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung canxi, ít nhất từ tháng thứ 4 để đảm bảo xương răng của trẻ phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, phụ nữ có thai cần canxi để giảm tình trạng đau nhức xương khớp, chuột rút, mất ngủ. Đồng thời khoáng chất này cũng giảm đáng kể nguy cơ dị dạng xương sau này [3].
- DHA: DHA đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh, não và mắt của em bé ngay khi trong bụng mẹ. Vì vậy đây là dưỡng chất không thể thiếu mẹ bầu nên bổ sung ngay từ đầu thai kỳ.

Chế độ sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần chú ý những điều dưới đây để thai 7 tuần phát triển khỏe mạnh:
- Đi bộ mỗi ngày: Hàng ngày mẹ chỉ cần bỏ ra 15 phút đi bộ nhẹ nhàng quanh nhà, quanh công viên. Thói quen này giúp giảm đáng kể mệt mỏi của mẹ ở những tháng đầu thai kỳ và giúp mẹ thoải mái hơn nếu bị ốm nghén.
- Hạn chế tối đa khói thuốc và chất kích thích: Khói thuốc cực kỳ độc hại với mẹ bầu. Đặc biệt hút thuốc lá thụ động còn độc hại hơn với sức khỏe người mẹ. Rượu bia, ma túy dễ khiến mẹ bị ngộ độc, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây dị tật bẩm sinh.
- Chú ý quan hệ tình dục: Mẹ có thể quan hệ vợ chồng nhưng cần nhẹ nhàng và nên dùng bao cao su. Sau quan hệ mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm. Nếu xuất hiện chảy máu cần theo dõi và đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
- Vệ sinh âm đạo hàng ngày: Nếu chẳng may mắc bệnh phụ khoa trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có khả năng bị nhiễm trùng nước ối, màng ối bị vỡ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy mẹ nên dùng dung dịch chuyên biệt để vệ sinh hàng ngày.
- Tinh thần: Tâm trạng chán nản, buồn bực, buồn bã hoặc không thoải mái có thể khiến mẹ bị trầm cảm khi mang thai. Vì vậy, gia đình và người thân cần dành nhiều sự quan tâm cho mẹ bầu, thường xuyên tâm sự, chia sẻ. Đồng thời mẹ cần luôn cố gắng suy nghĩ tích cực, lạc quan, thoải mái để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Như vậy, thông qua bài viết này, mẹ đã biết được thai 7 tuần kích thước bao nhiêu và cách chăm sóc sức khỏe giai đoạn này. Nếu mẹ cần hỗ trợ thêm các vấn đề sức khỏe thai kỳ khác, vui lòng truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
Tài liệu tham khảo
↑1 | 7 Weeks Pregnant: Symptoms, Belly & Baby Size. Ngày truy cập: 29/7/2023. https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/7-weeks-pregnant |
---|---|
↑2 | You and your baby at 7 weeks pregnant. Ngày truy cập: 29/7/2023. https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/7-weeks/ |
↑3 | Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients. Ngày truy cập: 29/7/2023. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082 |