Thai-ngung-phat-trien-nhung-khong-ra-mau

Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu có nguy hiểm không?

Chảy máu là một dấu hiệu điển hình và phổ biến khi thai ngừng phát triển. Tuy nhiên, một số trường hợp, mẹ bầu có các triệu chứng khác nhưng không bị xuất huyết. Điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy thai ngừng phát triển nhưng không ra máu có nguy hiểm không? Các xét nghiệm thường được thực hiện và biện pháp xử lý an toàn cho mẹ bầu là gì? Những điều này sẽ được Aplicaps làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây.

Nhận biết dấu hiệu thai ngừng phát triển nhưng không ra máu?

Thai ngừng phát triển là hiện tượng thai nhi không thể hình thành hoặc bị mất ngay khi còn nằm trong bụng mẹ, nhưng các tế bào phôi thai vẫn còn nằm trong tử cung. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng thai lưu. Thai ngừng phát triển có thể được xác định dựa trên những triệu chứng:

  • Không còn các triệu chứng thai kỳ: Trong quá trình mang thai, người mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng thai nghén. Với mẹ có thai ngừng phát triển, các triệu chứng như nôn, buồn nôn, đau bụng, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi,… đột ngột biến mất.
  • Không thấy thai nhi chuyển động: Khi thai đã được từ 20 tuần trở lên, mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được chuyển động của thai nhi. Đây là những đáp ứng đầu đời của em bé với mọi thứ xung quanh. Trung bình cứ mỗi tiếng, em bé sẽ chuyển động tay chân, đạp đá hoặc lộn đầu khoảng 4 lần. Nếu trong 3 tiếng, tổng số lần chuyển động giảm dần và nhỏ hơn 10 lần thì có thể thai nhi đã ngừng phát triển.
  • Thai nhi ngừng phát triển: Trong quá trình khám thai định kỳ, thai có kích thước nhỏ hơn số tuần mang thai thực tế. Kèm theo đó là không thấy tim thai và xét nghiệm mang thai âm tính, điều này có thể cho thấy chắc chắn em bé đã ngừng phát triển.
  • Mất tim thai: Khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ không nghe được tiếng tim thai nữa. Bởi tiếng tim thai là dấu hiệu đặc trưng cho thấy sự sống của thai nhi. Nếu mất tim thai, bác sĩ sẽ tiến  hành kiểm tra lại bằng siêu âm và làm thêm các xét nghiệm để đánh giá có phải em bé đã dừng phát triển trong bụng mẹ hay không.
  • Túi ối bị vỡ: Mẹ bầu sẽ thấy đột nhiên có nước bị chảy ra từ vùng âm đạo dù chưa tới ngày sinh nở. Tùy vào tình trạng thai lưu mà dòng nước có thể chỉ rò rỉ từng chút hoặc chảy nhanh, mạnh, ồ ạt ra ngoài. Nếu số lượng nước ối quá ít, mẹ bầu có thể bị nhầm lẫn với việc són tiểu khi mang thai.

Nếu theo lẽ thường, sau khoảng 2 tuần thai dừng phát triển, mẹ sẽ thấy xuất huyết âm đạo. Việc chảy máu này kéo dài khoảng 5-7 ngày, có thể lên tới 10 ngày. Nhưng ở trường hợp thai ngừng phát triển không ra máu, cơ thể mẹ sẽ không biểu hiện xuất huyết âm đạo kèm theo các phần phôi thai bị đẩy tụt ra ngoài như bình thường.

Tuy nhiên, trường hợp thai ngừng phát triển nhưng không ra máu không phải hiếm gặp, đặc biệt với thai nhi có kích thước thai khá lớn thì việc đẩy tụt ra ngoài tự nhiên sẽ rất khó khăn.

sieu-am-tim-thai
Siêu âm tim thai

Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu có nguy hiểm không?

Mặc dù, tình trạng thai ngừng phát triển nhưng không ra máu có thể gặp ở nhiều mẹ bầu nhưng mẹ cũng có nguy cơ cao gặp các biến chứng thai kỳ. Bởi vì chảy máu là một dấu hiệu bất thường mà người mẹ có thể dễ dàng biết rằng thai nhi có thể đang gặp vấn đề nguy hiểm.

Ở 3 tháng đầu thai kỳ, những dấu hiệu thai lưu không quá rõ ràng. Trong một số trường hợp, mẹ không biết mình đã mang thai có thể nhầm với kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, nhiều trường hợp thai tự tiêu và biến mất mà chính người mẹ cũng không nhận ra.

Với em bé có tuổi thai lớn hơn, thời gian lưu lại trong tử cung càng lâu thì tỷ lệ thai phụ bị nhiễm trùng càng cao. Một trong những biến chứng đầu tiên gặp phải là rối loạn đông máu.

Sau đó, nếu bị vỡ ối thì mẹ có thể bị nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra thai lưu, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để tìm cách lấy thai ra sớm nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Điều trị thai ngừng phát triển nhưng không ra máu

Khi phát hiện ra các dấu hiệu liên quan đến thai ngừng phát triển, mẹ bầu cần gặp ngay bác sĩ  sớm nhất để xử trí kịp thời.

Các xét nghiệm xác định nguyên nhân thai chết lưu

Để tìm ra nguyên nhân khiến thai ngừng phát triển, mẹ bầu có thể được cho thực hiện những kiểm tra dưới đây:

  • Kiểm tra máu: Xét nghiệm này sẽ cho thấy liệu mẹ có bị tiền sản giật, ứ mật hoặc tiểu đường thai kỳ hay không.
  • Kiểm tra dây rốn, màng ối và bánh nhau: Đây là những bộ phận quan trọng trong việc cung cấp oxy, máu và chất dinh dưỡng cho em bé. Bất kỳ sự bất thường nào trên những bộ phận này đều có thể tác động trực tiếp tới thai nhi.
  • Các xét nghiệm nhiễm trùng: Các chuyên gia sẽ lấy mẫu máu, nước tiểu hoặc tế bào âm đạo, tử cung để xác định mẹ có bị các bệnh viêm nhiễm như HIV, giang mai,… hay không.
  • Xét nghiệm di truyền: Một phần mẫu dây rốn được lấy để xác định tỷ lệ thai ngừng phát triển do yếu tố di truyền như hội chứng Down, thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể,… [1]
xet-nghiem-mau-de-xac-dinh-nguyen-nhan-thai-luu
Xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân thai lưu

Điều trị thai lưu không chảy máu

Hiện nay để điều trị thai lưu không chảy máu, có 3 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất:

  • Sử dụng thuốc gây khởi phát chuyển dạ: Mẹ sẽ được cho uống thuốc phá thai và thuốc kích thích các cơn gò chuyển dạ để đưa thai ra ngoài nếu thai không thể tự tụt ra ngoài sau 2 tuần chết lưu. Để kích chuyển dạ, mẹ có thể sẽ được cho sử dụng thuốc có tên là misoprostol.
  • Nạo hút thai: Phương pháp này có tỷ lệ sót thai rất thấp nhưng có thể gây tổn thương niêm mạc tử cung. Vì vậy, sau quá trình hút thai, người mẹ sẽ được chỉ định uống thêm thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm. Hơn nữa, sau hút thai, mẹ có thể sẽ tiếp tục chảy máu khoảng 5-10 ngày. Nếu triệu chứng này kéo dài hơn thì mẹ cần được kiểm tra lại ngay để đề phòng nhiễm trùng.
  • Mổ lấy thai: Mẹ có tử cung mỏng hoặc dễ bị tổn thương nếu sử dụng hai biện pháp trên thì mổ lấy thai sẽ là biện pháp được đề xuất thực hiện. Tuy nhiên, quá trình mổ lấy thai sẽ cần nhiều thời gian, chuyên môn và thời gian hồi phục hơn.

Chăm sóc thai ngừng phát triển nhưng không ra máu

Sau khi phôi thai được đưa toàn bộ ra ngoài, cơ thể mẹ trở nên rất yếu ớt. Mất máu, tử cung bị tổn thương, mất con,… tất cả đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Vì vậy, mẹ cần được:

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Nhiều thai phụ xuất hiện cảm xúc buồn bực, tội lỗi, thất vọng dẫn đến trầm cảm. Để giúp người mẹ vượt qua thời kỳ này, sự quan tâm chăm sóc của người chồng, người thân và bạn bè xung quanh là vô cùng quan trọng. Người thân nên dành nhiều thời gian tâm sự, an ủi, đồng thời để mẹ có thời gian thư giãn như nghe nhạc, đọc sách,… giúp tinh thần thêm thoải mái, suy nghĩ tích cực hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Do mất nhiều máu trong quá trình thai lưu, mẹ cần được bổ sung thêm sắt, kẽm, axit folic, vitamin B1, B12,… để ngăn ngừa thiếu máu. Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất khác cũng cần được cung cấp đầy đủ để mẹ nhanh chóng hồi phục, sức khỏe được nâng cao.
  • Đi khám sức khỏe thường xuyên: Để đảm bảo cơ thể mẹ đang hồi phục đúng cách thì sau 1-2 tháng thai lưu, mẹ nên đi tái khám. Đặc biệt, nếu mẹ muốn mang thai lại thì nên đi khám thường xuyên để đảm bảo tinh thần và sức khỏe ở trạng thái tốt nhất, sẵn sàng cho hành trình mới làm mẹ.
me-bau-bo-sung-sat-kem-de-ngan-ngua-thieu-mau-sau-thai-luu
Mẹ cần bổ sung sắt, kẽm,… để ngăn ngừa thiếu máu sau thai lưu

Giải đáp thắc mắc liên quan đến thai lưu nhưng không ra máu?

Có nhiều câu hỏi được mẹ bầu quan tâm đến vấn đề thai lưu nhưng không ra máu được đặt ra. Hãy cùng Aplicaps đi giải đáp từng vấn đề một nhé!

Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?

Thông thường, sau khi thai ngừng phát triển 2 tuần thì tử cung bắt đầu xuất hiện những cơn co gò để đẩy thai đã mất ra ngoài cơ thể. Lúc này, người mẹ có thể có biểu hiện xuất huyết âm đạo.

Thời gian và mức độ chảy máu ở mỗi mẹ lại khác nhau. Phổ biến nhất là khoảng từ 5-7 ngày, có thể kéo dài đến 10 ngày.

Tuy nhiên, nếu thời gian xuất huyết dài hơn 10 ngày thì mẹ có thể đang bị nhiễm trùng hoặc chịu tổn thương nghiêm trọng nào đó. Do đó, mẹ cần phải đến khám tại cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng kết thúc triệu chứng chảy máu.

Thai ngừng phát triển nhưng không chảy máu có thể xảy ra liên tiếp không?

Nếu mẹ bầu từng bị mất đi em bé do thai lưu thì nỗi lo lắng này hoàn toàn là điều dễ hiểu. Mẹ có tiền sử thai ngừng phát triển thì có thể xuất hiện lại dù phần lớn trường hợp, mẹ bầu vẫn thành công đợi được đến ngày sinh và đón em bé chào đời an toàn.

Tuy nhiên, nếu lo lắng, mẹ nên đi khám thai định kỳ để sàng lọc nguy cơ thai ngừng phát triển sớm nhất. Chính vì vậy, việc chăm sóc mẹ bầu trong thai kỳ chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt 9 tháng thai kỳ. [2]

Thai chết lưu không ra máu có gây vô sinh không?

Thai chết lưu không ra máu không gây vô sinh. Chỉ cần sau biến cố thai lưu, người mẹ được chăm sóc cẩn thận để tử cung hồi phục tốt, không để lại biến chứng nguy hiểm thì mẹ hoàn toàn có cơ hội mang thai tiếp.

Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế vận động, cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tế bào tử cung bị tổn thương mau chóng hồi phục và sẵn sàng cho hành trình mang thai mới. [3]

mang-thai-lai-sau-khi-thai-ngung-phat-trine-khong-ra-mau
Mang thai lại sau khi  thai ngừng phát triển không ra máu

Như vậy, những vấn đề sức khỏe liên quan đến thai ngừng phát triển nhưng không ra máu đã được Aplicaps giải thích trọn vẹn trong bài viết trên đây. Nếu mẹ muốn được các chuyên gia của Aplicaps tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe thai kỳ thì có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn nhé.

Dược sĩ Anh Thư

 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Stillbirth. Ngày truy cập: 30/06/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9685-stillbirth
2 What is missed miscarriage. Ngày truy cập: 20/06/2022.
https://www.babycentre.co.uk/x1014493/what-is-a-missed-miscarriage
3 Stillbirth. Ngày truy cập: 30/06/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9685-stillbirth

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ