thai-nhi-tuan-38

Thai nhi tuần 38 – Sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ

Thai nhi tuần 38 là thời điểm mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào. Vậy thai 38 tuần phát triển như thế nào hay thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg? Mẹ hãy cùng Aplicaps theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé! 

Sự phát triển của thai nhi tuần 38

Thai 38 tuần phát triển như thế nào?

Chắc hẳn hầu hết các mẹ đều muốn biết trong tuần 38 thai nhi có thể làm được những cử động gì và phát triển những bộ phận gì phải không? Sau đây là những thông tin về thai 38 tuần tuổi.

Quá trình phát triển của thai 38 tuần

  • Mọc móng chân: Sự thay đổi có thể thấy rõ ở đôi bàn chân nhỏ bé của trẻ. Móng chân của bé bắt đầu mọc ra và độ dài đã chạm đến đầu ngón chân.
  • Màu mắt: Tròng mắt của thai nhi có sắc tố không ổn định, vì vậy nếu bé được sinh ra với đôi mắt sáng màu thì chúng vẫn có khả năng thay đổi khi tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài, phổ biến là chuyển thành màu tối và đậm hơn. Mẹ sẽ biết đôi mắt của con mình có màu sắc thật là gì khi bé được 1 tuổi.
  • Rụng lớp lông tơ: Cùng với sự biến mất của lớp chất sáp bã nhờn, gần như toàn bộ lớp lông tơ mềm mượt bao phủ cơ thể bé, có tác dụng sưởi ấm thai nhi khi ở bên trong tử cung, chúng đang rụng dần để chuẩn bị cho ngày bé bước ra thế giới bên ngoài.
  • Sự phát triển của phổi: Phổi thai nhi vẫn đang trong giai đoạn trưởng thành hoàn chỉnh. Cơ quan này sản xuất ngày càng nhiều hơn các chất có hoạt tính bề mặt, có tác dụng giữ cho túi khí trong phổi của bé không bị xẹp và gắn chặt với nhau khi bé thở.
  • Não và hệ thần kinh: Não của thai nhi vẫn đang phát triển ngày một phức tạp, tạo ra những rãnh sâu, hay còn gọi là nếp nhăn, và tăng thêm diện tích bề mặt cho các tế bào thần kinh. Bộ não bắt đầu kiểm soát các chức năng của toàn bộ cơ thể, từ hô hấp cho đến điều chỉnh nhịp tim. Thai nhi sẽ tiếp tục nhận chất béo bổ sung để điều chỉnh não và hệ thần kinh, từ đó gia tăng khả năng thích ứng với tất cả những tác động từ môi trường bên ngoài đang chờ đợi bé.
  • Nhu động ruột: Thai nhi sẽ nuốt nước ối, trong đó bao gồm lông măng rụng đi, chất sáp bã nhờn, tế bào da chết và các chất thải ra từ ruột và mật. Tất cả những thứ này sau đó sẽ được bài tiết ra bên ngoài với dạng phân su có màu xanh sẫm trong miếng tã lót đầu tiên của bé.
thai-38-phat-trien-nhu-the-nao
Thai 38 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 38 tuần biết làm gì?

Phản xạ cầm nắm: Các hành động như nắm và mút tay cũng được bé thực hiện thường xuyên hơn. Quá trình rèn luyện trong thời gian này cho phép trẻ sơ sinh có thể nắm lấy tay mẹ và ngậm mút bầu sữa ngay sau khi vừa chào đời.

Những cú đạp liên tục: Bởi vì thai nhi đã nằm chật kín trong bụng mẹ nên không thể nhào lộn hay cựa quậy nhiều nữa, tuy nhiên bé vẫn tiếp tục thực hiện những cú đá hoặc đạp. Nếu mẹ cảm thấy bé quá yên ắng ở giai đoạn này, cần liên hệ với bác sĩ sản khoa để tiến hành kiểm tra.

Mút tay: Nhiều khả năng bé sẽ mút ngón tay cái rất nhiều trong những ngày này để chuẩn bị cho việc bú sữa sau khi được sinh ra.

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg? 

Thai 38 tuần, bé vẫn tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời. Bé đã dài cỡ 49,78cm và cân nặng khoảng 3,08kg, bằng cỡ một cây xà lách La Mã. Các bé trai thường nặng hơn bé gái một chút. Những lớp biểu bì bên ngoài đang được trút bỏ và thay thế bằng những lớp da mới bên dưới.

Góc giải đáp cho mẹ

Trong quá trình mang thai chắc hẳn mẹ có rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp phải không nào. Sau đây là những câu hỏi thường gặp khi mang thai 38 tuần tuổi.

Thai 38 tuần gò liên tục sao không?

Trong giai đoạn tuần thứ 38 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ xuất hiện các cơn đau ở vùng dưới tử cung kèm theo các triệu chứng đau thắt. Đây là dấu hiệu của cơn gò tử cung. Tác dụng của cơn gò tử cung là giúp thai nhi nằm đúng vị trí để quá trình sinh nở của mẹ được thuận lợi. Thông thường, cơn gò tử cung sẽ xuất hiện nhiều vào tuần cuối của thai kỳ.

Cơn gò tử cung sớm thường xuất hiện vào tuần thứ 37 của thai kỳ. Các cơn gò xuất hiện theo chu kỳ và rất có thể là dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu. Cơn gò tử cung sớm thường diễn ra vào khoảng vài phút và sẽ không giảm dần đi nếu các mẹ thay đổi tư thế. Cơn gò tử cung sớm có các triệu chứng ra máu, đau bụng âm ỉ, rỉ ối… Nếu xuất hiện các dấu hiệu này mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ.

thai-38-tuan-go-lien-tuc
Thai 38 tuần gò liên tục có sao không?

Thai 38 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng

Ở tuần 38, thai nhi đã phát triển hoàn thiện vì vậy sự vận động của thai nhi sẽ trở nên thường xuyên hơn so với trước đó. Bên cạnh đó, lượng nước ối lúc này vào khoảng 1000ml. Chính vì vậy tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ ở thời điểm này là rất cao.

Vậy dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 nguy hiểm không? Các bác sĩ sản khoa cho biết mẹ bầu không cần lo lắng thái quá nếu gặp tình trạng dây rốn quấn cổ. Bởi tỷ lệ thai mắc dây rốn quấn cổ là 37% nhưng đa số các trường hợp đều chào đời khỏe mạnh. Trường hợp dây rốn quấn cổ làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi là vô cùng hiếm gặp.

Thai 38 tuần đạp ít có sao không?

Nhiều mẹ đang thắc mắc “thai nhi 38 tuần đạp ít có sao không”. Thực tế, khi thai nhi 38 tuần đã quay đầu và tụt xuống dưới vùng xương chậu. Theo đó, việc thai nhi muốn đạp nhiều cũng khó khăn. Tư thế và không gian không cho phép thai nhi có thể thoải mái vùng vẫy như trước đây. Vì vậy, các mẹ thấy thai nhi máy ít vào tuần thứ 38 cũng đừng quá lo lắng.

Nhưng các mẹ cũng cần chú ý, với mỗi thai nhi ở tuần 38 cũng có cách thức hoạt động khác nhau. Với những mẹ sinh nở một lần trước đó thì vùng xương chậu đã giãn nở nên thai nhi vẫn có đủ không gian đạp như bình thường.

Bên cạnh đó, thai nhi 38 tuần đạp ít cũng có thể là dấu hiệu mẹ sắp “vỡ chum”. Vì lúc này con đạp ít và tập trung vào việc trước để chuẩn bị ra thế giới bên ngoài.

thai-38-dap-it-co-sao-khong
Thai 38 tuần đạp ít có sao không?

Thai 38 tuần dấu hiệu chuyển dạ như thế nào?

Sau đây là những dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 mà mẹ cần chú ý kỹ.

  • Sa bụng: Khi bụng bầu có dấu hiệu sa xuống dưới có nghĩa là mẹ sắp chuyển dạ và sẵn sàng để sinh con. Lúc đó mẹ có thể cảm nhận được thai nhi trong bụng đang dịch chuyển xuống khu vực xương chậu và muốn ra ngoài. Với những mẹ sinh ở lần thứ hai có thể khó nhận biết hơn.
  • Cổ tử cung mở: Cổ tử cung mở chỉ phát hiện khi được bác sĩ thăm khám. Nhưng đây cũng là dấu hiệu báo cho mẹ biến mình chuẩn bị đón bé yêu chào đời.
  • Mệt mỏi: Càng gần đến ngày sinh mẹ càng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu hơn những giai đoạn trước.
  • Chuột rút: Khi gần sinh mẹ thường bị chuột rút hoặc xuất hiện những cơn đau ở 2 bên háng.
  • Xuất hiện cơn co thắt: Những cơn co thắt là dấu hiệu rõ ràng nhất khi mẹ sắp lâm bồn. Khác với những cơn co cơ hay đau bình thường trong thai kỳ, những cơn co thắt chuyển dạ thường rất mạnh mẽ và rõ ràng. Mẹ sẽ cảm thấy rất đau và rất khó chịu. Cơn co thắt này cũng không biến mất hay thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế ngồi, nằm.

Thai tuần 38 nên ăn gì?

Để có thể vượt cạn dễ dàng, những tuần cuối như thế này mẹ có thể ăn một số loại thực phẩm sau đây nhé.

Chè vừng đen

Vừng đen là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai có chứa protein, dầu, nhiều vitamin E, axit folic hỗ trợ mẹ bầu bổ sung dưỡng chất để sinh đẻ dễ dàng hơn. Để việc này diễn ra thuận lợi, mẹ bầu tuần thứ 34 nên ăn chè vừng đen nấu với bột sắn dây, đường phèn có tác dụng thanh nhiệt, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, mượt tóc, giúp tiêu hóa tốt, chữa nhiều bệnh và giúp mẹ bầu sinh nở nhanh chóng hơn.

thai-38-tuan-an-che-me-den
Vừng đen là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai

Rau húng quế

Nước rau húng quế có tác dụng giúp mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn, vào 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ dùng một nắm lá húng quế xay lấy nước, thêm vào một ít đường phèn, uống 1 tháng khoảng 2 lần bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi giúp mẹ bầu sinh dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Lá tía tô

Lá tía tô có vị cay, tính ấm, dùng làm thuốc an thai, chữa ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu. Bạn có thể ăn sống hoặc nấu cháo tía tô còn có công dụng giúp mẹ bầu sinh đẻ dễ dàng hơn. Để cơn đau đẻ trôi qua nhanh bạn vò nát nắm lá tía tô tươi với một ít nước đun lên cho mẹ bầu uống liên tục trong vài ngày sắp sinh. Nước lá tía tô sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng “mở cửa mình” để sinh nhanh hơn. Một bài thuốc dân gian nhưng rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Cà tím

Thêm cà tím vào thực đơn hằng ngày rất có lợi cho sức khỏe và theo kinh nghiệm dân gian, cà tím có tác dụng làm co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý chỉ nên ăn cà tím vào những tuần cuối của thai kỳ.

thai-38-tuan-an-ca-tim
Cà tím có tác dụng làm co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở dễ dàng.

Ăn và uống nước ép dứa

Trong quả dứa chứa nhiều vitamin A,C, kali, magie, loại thực phẩm hữu ích cho sức khỏe và rất tốt cho phụ nữ mang thai. Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn nhờ enzyme bromelain có tác dụng làm mềm khung xương chậu. Các mẹ hãy ăn dứa ở những tuần cuối thai kỳ khoảng từ tuần 38 trở đi, tránh ăn nhiều dứa ở 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây sảy thai.

Rau lang luộc

Ăn nhiều rau lang trong thai kỳ rất tốt cho sức khỏe, rau lang luộc có vị ngọt, tính mát, bổ dưỡng. Vì vậy bạn nên ăn khoảng 3 bữa/1 tuần giúp thanh nhiệt cơ thể, chữa táo bón, đến khi sắp sinh bạn càng nên ăn nhiều hơn. Món ăn này giúp ích rất nhiều cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi khi chuyển dạ tử cung mở nhanh hơn, giảm thời gian đau đẻ và rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Ngoài ra, sau sinh ăn nhiều rau lang còn giúp sản phụ có nhiều sữa cho bé bú lợi ích thật tuyệt vời mà phương pháp cực kì đơn giản.

Để đảm bảo có đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống, mẹ bầu nên bổ sung thêm bằng viên uống. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bộ 3 Aplicaps là các sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

bo-3-aplicaps
Bộ 3 Aplicaps cho con yêu khởi đầu vững chắc

Befoma với công thức vượt trội 3 tác động cho thai kỳ toàn diện

  • Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và không lo táo bón.
  • Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, phòng sảy thai.
  • 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Menacal với công thức ưu việt 3 tác động giúp tối ưu hóa hấp thu canxi cần thiết cho cơ thể, không lo táo bón, lắng đọng.

  • Canxi tự nhiên: Canxi tảo đỏ, canxi san hô giúp hình thành hệ xương ở bé và ngăn ngừa mất xương ở mẹ.
  • Nhóm khoáng chất: Kẽm, Magie, Selen kích hoạt & hoạt hóa enzym hấp thu canxi từ ruột vào máu .
  • Nhóm vitamin K2 & vitamin D3 giúp vận chuyển canxi đến đích (hay đến tế bào xương). 

Hymega với công thức 3 thành phần ưu việt cho cảm xúc, trí tuệ toàn diện.

  • DHA 250 hàm lượng cao tinh khiết: Phát triển não bộ toàn diện ngừa chứng hay quên, trầm cảm sau sinh.
  • EPA: Giúp làm giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật.
  • Vitamin E: Giúp hấp thu tối đa hàm lượng DHA và an thai.

Bộ 3 Aplicaps là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 636 985

https://www.youtube.com/watch?v=Eth-GXhhdyE

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “thai nhi tuần 38?”. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình mang thai. Chúc mẹ có một cuộc chuyển dạ thành công!

__Vũ Thoa__

Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-38/

https://www.healthline.com/health/pregnancy/38-weeks-pregnant

https://www.babycentre.co.uk/s1001635/your-pregnancy-at-38-weeks

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *