thừa sắt khi mang thai

Cảnh báo thừa sắt khi mang thai và 6 điều cần lưu ý mẹ bầu cần biết

Thừa sắt khi mang thai là tình trạng khá nguy hiểm trong thai kỳ và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Để hiểu rõ hơn về tình trạng thừa sắt khi mang thai và cách xử trí phù hợp, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Như thế nào gọi là thừa sắt?

Sắt là vi chất cực kỳ quan trọng trong quá trình cấu tạo nên các tế bào hồng cầu cho cơ thể của tất cả mọi người. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều sắt hơn để nhau thai phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt bổ sung sắt cho bà bầu thiếu máu là cực kỳ cần thiết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu sắt mỗi ngày ở mẹ bầu là 27mg. Đây được cho là liều lượng vừa đủ để cơ thể mẹ bầu hấp thụ tối ưu nhất và hạn chế nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra. Sắt được ví như con dao hai lưỡi, nếu không hấp thụ đủ sẽ gây thiếu máu ở mẹ bầu, còn nếu bổ sung thừa sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Vì thế, bổ sung đủ lượng sắt cần thiết là điều vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần lưu tâm.

Vậy, thừa sắt khi mang thai là gì? Đây là tình trạng khi cơ thể nhận quá nhiều lượng sắt kéo dài, dẫn tới nồng độ sắt và huyết tố hemoglobin tăng cao. Điều này gây cản trở quá trình vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ mẹ bầu qua thai nhi. Tình trạng thừa sắt khi mang thai kéo dài và không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai kỳ.

Thừa sắt là tình trạng khá nguy hiểm trong thai kỳ

Dấu hiệu nhận biết thừa sắt khi mang thai

Bổ sung quá nhiều dẫn đến thừa sắt khi mang thai cần được phát hiện sớm cũng như xử trí kịp thời. Dưới đây là một vài biểu hiện bên ngoài giúp mẹ bầu nhận biết bản thân có bị thừa sắt hay không:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn mửa ngay cả khi đã qua giai đoạn ốm nghén.
  • Rối loạn tiêu hóa như đau quặn bụng, tiêu chảy, khó tiêu.
  • Khó thở, thở gấp, nhịp tim bị rối loạn.
  • Xảy ra tình trạng xuất huyết như: Chảy máu mũi, đi tiểu ra máu,…
  • Nếu tình trạng kéo dài có thể trở nặng với những triệu chứng như: Lú lẫn, vàng da,…

Thừa sắt khi mang thai có sao không?

Đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước và thế giới chỉ ra rằng: Lượng sắt cao hơn bình thường làm gia tăng nguy cơ

Ảnh hưởng tới thai nhi

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng: Phụ nữ mang thai bổ sung quá nhiều sắt trong thai kỳ có liên quan đến việc làm giảm sự phát triển của thai nhi. Từ kết quả cho thấy lượng sắt cao hơn bình thường làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra có trọng lượng thấp, thậm chí gặp nhiều nguy cơ phát sinh trong quá trình sinh nở. [1]

Thừa sắt khi mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

Rối loạn đông máu

Bổ sung thừa sắt trong khi mang thai có thể vừa tốt hoặc không tốt đối với tình trạng rối loạn đông máu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tim mạch. Một mặt, lượng sắt cao trong cơ thể có thể giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Mặt khác, đây có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm lưu lượng máu, dẫn đến tai biến, đột quỵ.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, tình trạng này có hại nhiều hơn lợi, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Tiền sản giật

Theo các nhà khoa học, sắt dư thừa là yếu tố tham gia quá trình stress oxy hóa – có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của tiền sản giật. Vì thế, các bác sĩ thường đánh giá tình trạng bổ sung thừa sắt gây hại tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Diabetologia, thừa sắt khi mang thai cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tờ Viện Y tế Quốc gia Bethesda đã xem xét nồng độ của hepcidin và ferritin có trong sắt tại các thời điểm khác nhau của thai kỳ, đồng thời đo lường nguy cơ liên quan đến tiểu đường thai kỳ. Kết quả cho thấy, nồng độ hepcidin trong tam cá nguyệt thứ 2 có liên quan trực tiếp tới nguy cơ tiểu đường thai kỳ với tỷ lệ 16%.

Ngộ độc do thừa sắt

Khi bổ sung quá nhiều sắt trong thời gian dài, mẹ bầu có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng ngộ độc sắt. Nếu không phát hiện sớm và giải độc kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng bao gồm suy đa cơ quan, thậm chí tử vong.

Trường hợp mẹ bầu có những triệu chứng khi bổ sung sắt như: buồn nôn, đau bụng, khó thở, người xanh xao,… hãy ngay lập tức tới bệnh viện để được kiểm tra. [2]

Tình trạng ngộ độc do thừa sắt thường khiến mẹ bầu buồn nôn, khó thở

Ảnh hưởng tới chức năng gan

Sắt lắng đọng quá mức trong gan sẽ gây ảnh hưởng tới chứng năng của cơ quan này. Thừa sắt khi mang thai gây tăng men gan, thúc đẩy sự oxy hóa mô tế bào gan, tăng nguy cơ suy gan, xơ hóa gan  và ung thư gan.

Sức khỏe kém, tâm lý không ổn định

Thừa sắt khi mang thai đi kèm với nhiều triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi,… Tình trạng này kéo dài và không được chữa trị sẽ khiến sức khỏe mẹ bầu kém đi. Từ đó ảnh hưởng tới tâm lý, luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi toàn thân,…

Nguy cơ mắc viêm khớp tăng

Thừa sắt khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp. Bởi, lượng sắt quá cao gây tổn thương các tế bào bao phủ bên ngoài, bảo vệ xương, cho nên mẹ bầu rất dễ gặp các tình trạng như đau lưng, nhức mỏi kéo dài trong thời kỳ mang thai.

Bên cạnh đó, sắt dư thừa làm rối loạn sự cân bằng mong manh giữa quá trình hình thành xương, dẫn đến xương yếu đi và có thể tiến triển thành viêm khớp, thoái hóa khớp.

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Khi mẹ bầu bổ sung quá nhiều sắt thì một trong những triệu chứng thể hiện đầu tiên là rối loạn tiêu hóa. Phổ biến nhất là táo bón thai kỳ. Tình trạng này kéo dài gây ra sự khó chịu cho người mẹ, đồng thời tăng nguy cơ dọa sảy thai, sinh non ở một số bà bầu.

Táo bón trong thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị thừa sắt

Cách xử trí khi bị thừa sắt trong thai kỳ

Ngay khi có những triệu chứng mẹ bầu nghi ngờ thừa sắt, hãy đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. Một số cách xử trí khi bị thừa sắt trong thai kỳ tại nhà mẹ bầu có thể thực hiện như sau: [3]

  • Dừng bổ sung sắt bằng viên uống.
  • Tránh bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vì vitamin C làm tăng hấp thu sắt.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: Cá, động vật có vỏ, gan và nội tạng,…
  • Hạn chế uống rượu vì làm gia tăng nguy cơ tổn thương gan.
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây để tăng cường chất xơ cho cơ thể, bởi vì chất xơ sẽ làm giảm sự hấp thu sắt.
  • Một số loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu mẹ bầu nên dùng như nước rau má, rau ngô,… để tăng đào thải sắt ra ngoài.

Lưu ý khi bổ sung để tránh thừa sắt khi mang thai

Cơ thể không có khả năng bài tiết lượng sắt dư thừa mà sẽ tích trữ và gây tổn thương tại một số cơ quan trọng trong cơ thể. Vì thế, bổ sung sắt đúng cách đóng vai trò rất quan trọng và dưới đây là một số mẹo giúp mẹ bầu bổ sung sắt đúng cách:

  • Trong thai kỳ, sắt bị hạn chế rõ rệt trong tam cá nguyệt đầu tiên, bởi thời điểm này, sử dụng các loại viên uống bổ sung sắt có nguy cơ gây quái thai.
  • Mẹ bầu nên bắt đầu bổ sung sắt bằng viên uống từ tam cá nguyệt thứ hai với liều lượng mỗi ngày khoảng 27mg, tuyệt đối không cung cấp nhiều hơn 45mg sắt/ngày.

Ngoài ra, để bảo đảm cơ thể mẹ bầu được bổ sung đủ sắt theo nhu cầu thì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Uống sắt vào lúc đói, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ thì cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn.
  • Sau khi uống sắt với nhiều nước, hãy đứng thẳng hoặc ngồi thẳng trong tối thiểu 30 phút.
  • Nên kết hợp thêm với vitamin C để tăng cường hấp thu sắt cho mẹ bầu.
thua-sat-khi-mang-thai

Mẹ bầu nên uống sắt khi đói để tăng cường hấp thu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, để lựa chọn loại sắt phù hợp và đảm bảo bổ sung đủ, không thừa cũng không thiếu, các chuyên gia giới thiệu tới mẹ bầu sản phẩm Aplicaps Befoma.

Sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu, giúp tăng cường sắt cùng acid folic và vitamin, khoáng chất cần có cho mẹ bầu. Cụ thể:

  • Thành phần sắt amin tăng cường hấp thu hơn các dạng sắt khác và ngăn ngừa tác dụng phụ táo bón ở mẹ bầu
  • Với hàm lượng 30mg sắt, mẹ bầu dễ dàng bổ sung đúng với nhu cầu chỉ với 1 viên uống.
  • Sản phẩm có sự kết hợp của acid folic thế hệ 4 cùng vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu hấp thu nhanh, ngừa dị tật thai nhi, đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng, thai nhi được phát triển toàn diện.

Tham khảo: Tổng hợp những kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu cực chuẩn

Thừa sắt khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng thông qua bài viết này, mẹ bầu đã có thêm những hiểu biết về thừa sắt khi mang thai, đồng thời biết cách xử lý phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề có thể gặp khi mang thai, mời mẹ bầu liên hệ tới 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại TẠI ĐÂY, các chuyên gia Aplicaps sẽ giải thích và từ vấn tận tình.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Maternal iron intake at mid-pregnancy is associated with reduced fetal growth: results from Mothers and Children’s Environmental Health (MOCEH) study. Truy cập ngày 25/10/2022.
https://nutritionj.biomedcentral.com/articles/10.1186/1475-2891-12-38
2 The Consequences of Iron Overdose and its Treatment with Desferrioxamine in Pregnancy. Truy cập ngày 25/10/2022
https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/096032719101000404
3 Iron overload disorder: All you need to know. Truy cập ngày 25/10/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/166455

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ