tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? 4 nhóm thực phẩm tốt nhất

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Có lẽ nhiều mẹ bầu đang đau đầu vì câu hỏi này. Ăn nhiều thì sợ đường huyết lên cao, ăn ít thì lo con kém phát triển. Aplicaps sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ trong bài viết dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Những năm gần đây, tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ ngày càng tăng. Theo khảo sát của các bệnh viện trên toàn quốc, tỉ lệ phát hiện đái tháo đường thai kỳ khoảng 3-4% vào năm 2017. Nhưng đến năm 2017, tỉ lệ này tăng lên 20% trong tổng số thai phụ đến khám [1].

Tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé: [2]

  • Mẹ bầu bị thừa cân trong suốt thai kỳ.
  • Thai nhi lớn quá mức gây chèn ép lên tử cung mẹ và có khả năng chấn thương khi sinh.
  • Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, suy hô hấp và các biến chứng thai kỳ.
  • Em bé có nguy cơ béo phì và mắc tiểu đường khi lớn lên.
  • Mẹ bị cao huyết áp và tiền sản giật.
  • Nguy cơ mẹ bị tiểu đường trong tương lai.
tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ rất quan trọng. Chế độ ăn đúng cách góp phần kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ. Nhưng một chế độ ăn như thế nào vừa giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, vừa kiểm soát tốt đường huyết cho mẹ?

Thực phẩm có lượng đường thấp

Đường huyết được cung cấp chủ yếu bởi chất bột đường mà cơ thể nạp vào. Chúng được chuyển hóa và dùng cho mọi hoạt động của cơ thể. Khi mắc đái tháo đường, quá trình chuyển hóa đường bị rối loạn. Lượng đường trong máu không được “tiêu thụ” kịp và gây tăng đường huyết. Do đó, mẹ cần hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.

Mẹ nên chọn các thực phẩm có lượng đường thấp nhưng vẫn giàu dinh dưỡng như:

  • Các loại rau xanh: Đa số các loại rau đều có lượng đường thấp và giàu chất xơ. Do đó, ăn rau giúp mẹ no lâu và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Các loại đậu: Đậu chứa rất ít đường tự nhiên nhưng lại cung cấp rất nhiều năng lượng cho mẹ và thai nhi. Hơn nữa, đậu chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của con như protein, chất xơ, chất béo bão hòa, omega 3, omega 6…
  • Trái cây: Trái cây chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt nhất cho sự phát triển của em bé. Nhưng không phải loại trái cây nào cũng ít đường và phù hợp với mẹ bầu. Các loại trái cây thích hợp cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ là cam, bưởi, ổi, táo, đào, bơ, kiwi, chuối,…
  • Chế phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì đen, bột yến mạch, gạo lứt,…

Thực phẩm giàu protein lành mạnh

Protein tham gia vào quá trình hình thành và liên kết các tế bào của cơ thể. Do đó, chúng rất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi.

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu protein như: đậu, thịt đỏ, thịt gà, cá, trứng, tôm, cua… Tuy nhiên, mẹ bầu cần kiểm soát lượng protein nạp để tránh bị dư thừa và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường
Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Chất béo có vai trò quan trọng với quá trình chuyển hóa glucose. Có nhiều nghiên cứu chứng minh việc sử dụng chất béo không bão hòa có tác dụng làm tăng sự nhạy cảm của insulin và giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuyp 2 [3]. Do đó, mẹ bầu nên sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa hơn là các chất béo bão hòa.

Aplicaps Befoma bổ sung 18 vitamin và khoáng chất đầy đủ cho bé yêu khỏe mạnh

Aplicaps Befoma bổ sung 18 vitamin và khoáng chất đầy đủ cho bé yêu khỏe mạnh
Aplicaps Befoma bổ sung 18 vitamin và khoáng chất đầy đủ cho bé yêu khỏe mạnh

Trong mỗi viên Aplicaps Befoma có chứa đến 18 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Với lượng vi chất đầy đủ, mẹ bầu không phải lo con bị thiếu hụt dinh dưỡng do mẹ không ăn được nhiều. Do đó, sản phẩm rất phù hợp để bổ sung cho mẹ bầu bị tiểu đường.

Hơn nữa, Aplicaps Befoma còn chứa những thành phần đặc biệt quan trọng trong thai kỳ:

  • Sắt amin thế hệ mới nhất: Tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.
  • Quatrefolic (acid folic thế hệ 4): Trực tiếp chuyển hóa thành dạng có hoạt tính, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Acid folic còn tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu ở mẹ bầu.

Những thực phẩm tiểu đường thai kỳ cần tránh

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi xây dựng thực đơn các tránh các thực phẩm sau đây:

  • Đồ ăn ngọt và dễ làm tăng đường huyết như bánh kẹo, kem, trái cây nhiều đường, sữa ngọt,…
  • Thức ăn quá mặn và các thực phẩm chế biến sẵn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng các chất kích thích và đồ uống chứa nhiều đường, cồn.

5 lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu vẫn phải xây dựng một thực đơn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng. Không nên cắt giảm hẳn tinh bột và đường.

Nên ăn ít và chia nhỏ bữa ăn để tránh nạp nhiều lượng carbohydrate chuyển hóa đường cùng một lúc.

Mẹ nên tính toán cẩn thận lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể mỗi ngày để kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất.

Phân bổ dinh dưỡng hợp lý trong các bữa ăn:

  • Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng? Mẹ nên lựa chọn thức ăn đơn giản như bánh mì, cháo, salad, phở…
  • Bữa trưa và tối: Lựa chọn thức ăn đa dạng và phù hợp với sở thích của mình. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đảm bảo lượng dinh dưỡng nằm trong giới hạn cho phép.
  • Bữa phụ: Mẹ nên ăn đồ ăn đơn giản và giàu dưỡng chất như sữa chua, salad, trái cây,…

Đi khám thai đúng lịch để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn dinh dưỡng hợp lý.

Mong rằng thông qua bài viết “Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?” mẹ sẽ xây dựng được chế độ ăn phù hợp để kiểm soát tiểu đường tốt nhất. Nếu mẹ muốn được tư vấn thêm về dinh dưỡng thai kỳ, hãy liên hệ ngay với các dược sĩ của Aplicaps qua số hotline 1900 636 985.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Truy cập ngày 31/10/2022.
https://mch.moh.gov.vn/Upload/Documents/2018/10/6a81da5f43944ad354051e2c69bb7e71-FINAL-%20HDQG%20Dai%20thao%20duong%20thai%20ky%2020.10.2018.pdf
2 Gestational diabetes. Truy cập ngày 31/10/2022.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
3 Dietary fats and prevention of type 2 diabetes. Truy cập ngày 31/10/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2654180/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ