tre-so-sinh-bi-ho

Trẻ sơ sinh bị ho – Tất tần tật những điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị ho, sốt, nghẹt mũi. Chính điều này đã khiến cho cha mẹ đứng ngồi không yên. Vậy khi trẻ sơ sinh bị ho cần làm như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích mẹ nhé.

Phân biệt giữa ho thường, ho gà, viêm phổi

Trẻ sơ sinh bị ho có thể do mắc một số bệnh lý đường hô hấp khác. Ba mẹ cần phân biệt phân biệt ho thường và các bệnh lý thường gặp như ho gà và viêm phổi. Những phân biệt này sẽ giúp cho việc phát hiện bệnh sớm hơn từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Ho thường

Ho thường có dịch nhầy, ngoài ra bé còn bị sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt và chán ăn. Triệu chứng của cảm lạnh thông thường, có thể kéo dài 1-2 tuần. Trẻ thường bị cảm lạnh trung bình từ 6-10 lần/ năm. Vì cảm lạnh là do virus nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì.

Ho gà

Các triệu chứng của ho gà:

  • Các triệu chứng ho gà thường phát triển trong vòng 5 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Ở trẻ lớn hơn, ho gà thường có triệu chứng như cảm lạnh với sổ mũi kèm theo trong 1-2 tuần đầu.
  • Thở rít vào: Xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít.
  • Khạc đờm: Khi trẻ khạc đờm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng là lúc kết thúc một cơn ho. Trong đờm có trực khuẩn ho gà.
  • Sau 1-2 tuần các cơn ho nặng và kéo dài, đỏ mặt, tím tái do thiếu dưỡng khí dẫn đến suy hô hấp.
  • Chảy máu cam, bầm tím dưới mi mắt…
tre-so-sinh-bi-ho-ga
Các triệu chứng ho gà thường phát triển trong vòng 5 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Viêm phổi

Trẻ em có nguy cơ chuyển từ cảm lạnh, các bệnh lý khác sang viêm phổi nhanh hơn người trưởng thành. Vì thế khi trẻ sơ sinh bị ho kéo dài, ba mẹ để ý khi có các biểu hiện sau:

  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú.
  • Nhiệt độ cơ thể > 37 độ.
  • Trẻ khó thở hoặc thở nhanh.
  • Khi bệnh trở nặng, trẻ sẽ hạ thân nhiệt, ngủ li bì, người lờ đờ, chướng bụng, nôn nhiều, tím tái, co thắt lồng ngực…
  • Ngoài ra, cha mẹ cần quan sát nhịp thở của bé theo độ tuổi:
  • Trẻ sơ sinh < 2 tháng tuổi có nhịp thở > 60 lần/ 1 phút.
  • Trẻ từ 2 tháng – 1 tuổi có nhịp thở > 50 lần/ 1 phút.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Nằm quạt nhiều, không khí lạnh thường được nhiều ba mẹ cho là nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị ho. Tuy nhiên, tác nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho không chỉ là đơn giản như thế. Những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho:

Ho do virus

Virus là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ho, bị nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi và ho.

Ho do nhiễm khuẩn

Ho do nhiễm khuẩn có thể gây ra các triệu chứng như cảm lạnh, cúm và ho gà đều có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng. Trong đó, cảm lạnh có xu hướng gây ho nhẹ đến trung bình, cảm cúm đôi khi nặng và ho khan.

Viêm phế quản

Đây là bệnh do nhiễm virus gây nên. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh, sau đó là các triệu chứng thở khò khè, ho và sốt. Bé bắt đầu bú kém và có thể trở nên lờ đờ hoặc buồn ngủ. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường bị ốm nhất vào ngày thứ 02 hoặc thứ 03 của bệnh và bị ốm trong 07 – 10 ngày. Tuy nhiên, ho có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần.

Dị ứng

Dị ứng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng, cũng như ngứa họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng. Do đó, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị cho bé.

di-ung-gay-ho-o-tre-so-sinh
Dị ứng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng, cũng như ngứa họng.

Bệnh ho gà

Đây là bệnh truyền nhiễm có đặc trưng là ho ngược (tức là hít vào sâu, rồi mới bắt đầu ho). Các triệu chứng khác như sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ.

Những lý do khác khiến trẻ sơ sinh bị ho

Ho khi hít phải dị vật nhỏ làm tắc nghẽn đường hô hấp; ho khi tiếp xúc với các chất kích thích ô nhiễm từ thuốc lá hoặc khói lò sưởi,….

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng ho của trẻ mà ba mẹ nên liên hệ ngay bác sĩ thăm khám và tư vấn. Nếu trẻ sơ sinh bị ho không theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý nặng hơn.

Khi nào trẻ sơ sinh bị ho trở nên nguy hiểm? 

Hầu hết các hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương hướng điều trị an toàn cho trẻ.  Dưới đây là một số trường hợp cụ thể mà mẹ cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức:

  • Trẻ khó thở hoặc đang chơi bỗng nhiên khó thở.
  • Mặt tái xanh, môi hoặc lưỡi có màu sẫm.
  • Sốt cao (đặc biệt trẻ nhỏ không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi).
  • Trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) ho hơn một vài giờ.
  • Phát ra tiếng “rít” khi thở sau mỗi lần trẻ ho.
  • Ho ra máu (trừ trường hợp trẻ vừa bị chảy máu mũi).
  • Thở khò khè (trừ trường hợp trẻ có tiền sử bị suyễn và đã được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc tại nhà).
  • Có trạng thái bơ phờ hoặc cáu kỉnh.

Trẻ sơ sinh bị ho cần đưa đi khám khi nào?

Dưới đây là một số dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị ho cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt, tránh các nguy cơ biến chứng về sau:

Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

  • Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể bị co giật.
  • Thở bất thường.
  • Ban đầu trẻ bị khụt khịt mũi, về sau chuyển sang ho, ho nhiều.
  • Chảy nhiều nước mũi, quấy khóc, bú kém.
khi-nao-can-dua-tre-di-kham
Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, co giật cần đưa bé đi khám ngay.

Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

  • Trẻ sơ sinh bỏ bú hoàn toàn hoặc bú kém đi.
  • Sốt cao liên tục hoặc hạ thân nhiệt đột ngột.
  • Khò khè, khó thở, thở có tiếng rít.
  • Ngủ li bì, ngủ khó đánh thức.
  • Trẻ nôn, trớ, mệt mỏi.
  • Ho kéo dài, ho nhiều về đêm và sáng sớm ho nhiều hơn.
  • Trẻ bị ho sổ mũi, hắt hơi.
  • Thở rút lõm lồng ngực.
  • Tím tái.

Trẻ em sơ sinh bị ho thì làm thế nào?

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con luôn được khỏe mạnh. Do vậy, khi con nhỏ bị ho khiến nhiều cha mẹ không biết phải làm như thế nào? Cách điều trị ho cho con ra sao? Để điều trị bệnh ho cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần chú ý những điều sau để trẻ nhanh chóng chấm dứt bệnh.

Cho bé bú nhiều hơn

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu, cung cấp cho trẻ dinh dưỡng thiết yếu. Sữa mẹ chứa kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống chọi mọi loại bệnh. Hoặc có thể cho bé uống nhiều nước.

Hút đờm, hút dịch mũi

Khi trẻ sơ sinh bị ho sẽ kèm theo một số biểu hiện như sổ mũi, nghẹt mũi gây khó thở, cổ họng có đờm. Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến trẻ khó bú mẹ hơn. Để chấm dứt tình trạng trên, cách đơn giản và an toàn nhất là dùng ống hút để hút các dịch đờm, dịch mũi ra.

Ngoài ra, có thể dùng nước muối sinh lý để làm giảm lượng chất nhầy tiết ra. Nhỏ nước muối sinh lý sẽ giúp dễ ho và thoát đờm ra khỏi cổ họng.

hut-mui-cho-tre
Khi trẻ bị sốt kèm theo sổ mũ, có đờm mẹ có thể hút dịnh mũi cho bé.

Nâng cao gối

Để trẻ ngủ ngon giấc và không bị khó chịu bởi những cơn ho thì mẹ nên nâng cao gối đầu cho trẻ. Có thể dùng gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc chăn vào gối.

Dùng máy làm ẩm không khí

Không khí ẩm sẽ giúp bé dễ thở hơn. Vì thế, hãy sử dụng máy làm ẩm không khí cho phòng ngủ của bé. Điều này sẽ làm giảm kích ứng những cơn ho giúp bé ngủ ngon giấc.

Giữ ấm cơ thể

Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé bằng cách mặc quần áo đủ ấm. Tuyệt đối không mở điều hòa quá lạnh trong phòng ngủ của bé. Nên quàng lên cổ trẻ một chiếc khăn mỏng để giữ ấm cho đường hô hấp. Khi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh không khí bụi bẩn xâm nhập qua đường hô hấp.

giu-am-cho-tre
Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé bằng cách mặc quần áo đủ ấm.

Rửa mũi trẻ bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ bị ho có đờm thì trẻ sẽ tăng tiết nước mũi gây nghẹt mũi khó thở, ảnh hưởng lớn đến việc nghỉ ngơi và ăn uống của bé. Lúc này để làm loãng dịch đờm, nước mũi, phụ huynh sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi bé mỗi ngày 1 – 2 lần. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi làm sạch mũi họng của trẻ. Cách này giúp bé ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. 

Mẹo dân gian chữa ho cho trẻ sơ sinh

  • Chữa ho bằng cải cúc: Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước, cho bé uống từ 3-5 ngày.
  • Hoa hồng bạch: Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
  • Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ: Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.
  • Tỏi và mật ong: Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1- 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.
  • Lá hẹ và đường phèn: Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Trên đây là những thông tin liên quan đến trẻ sơ sinh bị ho, hy vọng bài viết này mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Trong quá trình nuôi con, mẹ hãy cố gắng giữ tâm lý thật thoải mái để có được thật nhiều sức khỏe để chăm sóc cho bé yên nhé.

__Vũ Thoa__

Nguồn tham thảo

https://www.healthline.com/health/baby/how-to-help-baby-with-cough#see-a-doctor

https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/colds-coughs-and-ear-infections-in-children/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ