Chắc hẳn các mẹ điều biết sắt là vi chất cần thiết khi mang thai. Nhưng việc lựa chọn viên uống bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào thì không phải ai cũng biết. Sau đây Aplicaps sẽ đưa ra một số tiêu chí giúp việc mẹ lựa chọn cho mình một sản phẩm tốt nhất.
Sắt có vai trò gì đối với mẹ bầu?
Sắt là nguyên liệu tham gia vào quá trình hình thành cấu trúc của hemoglobin (huyết sắc tố của tế bào hồng cầu). Oxy sẽ gắn vào nhân của hemoglobin và được chúng đưa đến các cơ quan trong cơ thể. Hơn thế nữa, sắt còn tham gia vào quá trình tổng hợp myoglobin có tác dụng dự trữ oxy cho các hoạt động của hệ thống cơ vân trong cơ thể.
Đặc biệt hơn, vi chất này còn giúp tổng hợp các enzym trong hệ miễn dịch. Từ đó, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, hạn chế được tình trạng ốm vặt.
Khi mẹ bổ sung thiếu sắt có thể gây nên một số hậu quả nghiệm trọng như: suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, nhẹ cân, trẻ chậm phát triển, băng huyết sau sinh ở mẹ bầu,… Chính vì thế, rất nhiều bác sĩ khuyến nghị bổ sung đủ sắt cho phụ nữ mang thai. [1]

Thiếu sắt gây hậu quả như thế nào?
Trong quá trình mang thai, mẹ bổ sung thiếu sắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình và thai nhi. Trường hợp thiếu sắt trong 3 tháng đầu, mẹ dễ gặp phải tình trạng sảy thai, thai chết lưu. Trường hợp thiếu sắt ở những tháng sau, mẹ sẽ xuất hiện tình trạng đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển trí tuệ ở con sau này. [2]
Hơn thế nữa, khi cơ thể thiếu sắt, mẹ có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh, trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Khi cơ thể mẹ có các triệu chứng như: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở,… có thể mẹ đang bị thiếu sắt, cần bổ sung dưỡng chất này ngay lập tức để hạn chế tối thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
Thừa sắt gây ảnh hưởng gì?
Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi bổ sung thừa sắt sẽ gây ảnh hưởng như thế nào?
Mẹ có nguy cơ bị thừa sắt nếu bổ sung sắt liều cao (> 45mg) trong thời gian dài, ngay cả khi cơ thể không bị thiếu dưỡng chất này. Biểu hiện của thừa sắt là táo bón, đi ngoài phân đen, đau bụng, tổn thương khớp, sậm màu da…
Trường hợp mẹ bổ sung quá liều sắt sẽ làm tăng nồng độ huyết sắc tố ở trong máu. Điều này sẽ làm cản trở quá trình cung cấp máu cho thai nhi. Từ đó, dẫn đến hiện tượng thai nhẹ cân, sinh non và có nguy cơ gây tử vong cho thai phụ.
Hơn thế nữa, hàm lượng sắt dư thừa trong cơ thể sẽ được tích lũy tại gan. Hiện tượng này kéo dài có thể gây suy gan, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Các dạng sắt bổ sung cho bà bầu
Để đáp ứng nhu cầu bổ sung sắt cho mẹ bầu, nhiều hãng Dược lớn đã nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại sắt khác nhau. Hiện nay trên thị trường có những loại sắt sau đây.
- Sắt vô cơ: Trong đó dạng phổ biến nhất là sắt sulfate. Dòng sắt này khó hấp thu và dễ gây ra tình trạng táo bón khi mẹ sử dụng.
- Sắt hữu cơ: Bao gồm sắt fumarat, sắt gluconat, sắt bisglycinate… Trong đó, sắt bisglycinate có khả năng hấp thu cao nhất. Sắt hữu cơ là dạng sắt được nhiều người lựa chọn sử dụng. Bởi vì, dòng sắt này dễ hấp thu hơn sắt vô cơ và hạn chế được tình trạng táo bón khi dùng sắt ở mẹ bầu.
Ngoài các dạng sắt khác nhau, trên thị trường cũng chia ra nhiều dạng bào chế như: dạng nước, viên nang. Mỗi một dạng sử dụng lại có ưu điểm khác nhau như:
- Như chúng ta đã biết, các sản phẩm ở dạng nước bao giờ cũng dễ hấp thu hơn những sản phẩm ở dạng viên. Nhưng dùng sắt ở dạng nước, mẹ sẽ cảm thấy vị tanh đặc trưng ngay sau khi sử dụng. Đối với mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầu, khi uống dạng nước rất dễ nôn vì cơ thể rất nhạy cảm với các loại mùi vị.
- Dạng viên uống thời gian hấp thu lâu hơn dạng nước. Nhưng lại dễ uống, không có mùi vị khó chịu nên không gây ra tình trạng buồn nôn hoặc nôn.
Chính vì thế, việc lựa chọn một sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu là một vấn đề nan giải. Do đó, trước khi quyết định mua viên uống bổ sung sắt cho bà bầu, mẹ cần xác định rõ hàm lượng sắt cần bổ sung vào cơ thể, nên bổ sung sắt vô cơ hay hữu cơ, ở dạng nước hay dạng viên.

Tiêu chí lựa chọn viên uống bổ sung sắt cho bà bầu
Để chọn cho mình một sản phẩm viên uống bổ sung sắt cho bà bầu tốt nhất, mẹ có thể tham khảo các tiêu chí sau đậy.
Lựa chọn dạng sắt hữu cơ
Như đã giới thiệu ở trên, sắt hữu cơ có thể hấp thu dễ dàng và ít gây tác dụng phụ. Do đó, mẹ nên chọn dạng sắt này để hạn chế được tình trạng táo bón, nóng trong. Đặc biệt, nên lựa chọn sắt bisglycinate (hay còn gọi là sắt amin), bởi đây là dạng sắt có khả năng hấp thu cao nhất.
Lựa chọn hàm lượng phù hợp
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 27 – 30mg sắt mỗi ngày. Việc bổ sung đúng và đủ sắt sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho quá trình mang thai, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. [3]
Sản phẩm có chứa cả acid folic
Trong quá trình tạo máu, cơ thể cần có sự tham gia của sắt và acid folic. Nếu lựa chọn sản phẩm chứa cả 2 dưỡng chất này sẽ có tác dụng tốt cho quá trình tạo máu. Hơn thế nữa, acid folic còn tham gia vào quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Nếu bổ sung đủ loại vitamin này trong 3 tháng đầu sẽ hạn chế được tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Hơn thế nữa, việc lựa chọn viên uống có bổ sung cả sắt và acid folic sẽ hạn chế được việc uống quá nhiều thuốc trong cùng một ngày. Đồng thời cũng hạn chế được tình trạng quên uống thuốc ở một số mẹ bầu.
Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa sắt dành cho bà bầu. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại được gọi là hàng xách tay, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những sản phẩm này khó có thể phân biệt thật giả và độ an toàn đối với sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, khi lựa chọn sản phẩm mẹ nên mua loại có xuất xứ rõ ràng và minh bạch.
Cấp phép lưu hành trên thị trường
Khi lựa chọn bất kỳ một sản phẩm nào, mẹ nên tìm hiểu kỹ xem sản phẩm có được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành trên thị trường hay không. Nếu sản phẩm không có giấy phép thì không nên mua, vì sản phẩm có thể là hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc, dễ gây hại cho sức khỏe.
Befoma – Viên uống bổ sung sắt cho bà bầu
Trên thị trường có vô vàn sản phẩm chứa sắt. Nhưng được nhiều chuyên gia và mẹ bầu đánh giá cao về chất lượng của sản phẩm phải kể đến viên uống tổng hợp Aplicaps Befoma.

Đây là sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí lựa chọn trên, đồng thời sản phẩm cón có công thức ưu việt 3 tác động:
- Sắt amin (sắt bisglycinate): Dạng sắt hữu cơ dễ hấp thu nhất nhì trên thị trường, hạn chế gây nóng trong và táo bón. Bổ sung sắt dạng amin sẽ giúp thể chuyển hóa một cách dễ dàng, hạn chế tình trạng sắt bị dư thừa gây táo bón, nóng trong. Bên cạnh đó, giúp ngăn ngừa thiếu máu, sinh non, sảy thai
- Acid folic thế hệ mới nhất: Quatrefolic hay còn gọi là acid folic thế hệ IV có khả năng hấp thu tốt hơn các thế hệ I, II và III. Điều này, sẽ giúp mẹ hấp thu tối đa lượng acid folic bổ sung vào cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa được các dị tật thai nhi có thể xảy ra ở 3 tháng đầu.
- 16 vitamin & khoáng chất: Befoma còn bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác như: vitamin A, B, C, D, E, K, kẽm, iot, DHA,… đảm bảo thai nhi có đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.
Đặc biệt, sản phẩm Befoma còn đạt tiêu chuẩn bổ sung theo chỉ thị 2002/46/EC của Nghị viện Châu Âu & Hội đồng Liên minh Châu Âu nên mẹ có thể yên tâm về hàm lượng cũng như chất lượng của sản phẩm.
Để tìm Mua Aplicaps Befoma tại Nhà thuốc, vui lòng BẤM TẠI ĐÂY
Hoặc Đặt mua giao hàng tận nhà bấm TẠI ĐÂY
Trên đây là những tiêu chí lựa chọn viên uống bổ sung sắt cho bà bầu. Qua bài viết này, chắc hẳn mẹ đã có tiêu chí để tự mình lựa chọn một sản phẩm phù hợp nhất rồi phải không nào.
Trong quá trình tìm kiếm sản phẩm, nếu gặp khó khăn hay có điều gì thắc mắc, mẹ hãy liên hệ tới hotline: 1900 636 985 để được Dược sĩ chuyên môn của Aplicaps tư vấn miễn phí nhé!
__Vũ Thoa__
Tài liệu tham khảo
↑1 | Iron Nutrition During Pregnancy. Truy cập ngày 11/3/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235217/ |
---|---|
↑2 | Effects of Iron Supplementation on Maternal Hematologic Status in Pregnancy. Truy cập ngày 11/3/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1447059/ |
↑3 | Do all pregnant women need to take iron supplements? Truy cập ngày 11/3/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/ |