thai-38-tuan-go-lien-tuc-sao-khong

Thai 38 tuần gò liên tục có sao không? Góc giải đáp dành cho mẹ

Thai 38 tuần gò liên tục khiến có rất nhiều mẹ lo lắng không biết đây là dấu hiệu của việc sắp sinh em bé hay là vấn đề gì? Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, mẹ hãy cùng Aplicaps theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân thai 38 tuần gò liên tục

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thai 38 tuần gò cứng bụng. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

Áp lực của thai nhi lên tử cung

Thai nhi trong bụng lớn lên sẽ chèn ép lên khoang chậu, bàng quang và trực tràng của mẹ. Thường thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ sẽ không cảm nhận rõ được điều này. Tuy nhiên, từ tam cá nguyệt thứ 3 trở đi thai nhi sẽ lớn rất nhanh, tử cung phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.

Chuyển động của thai nhi

Việc thai nhi ngày một phát triển về kích thước khiến tử cung của mẹ dần chật chội so với bé. Dẫn đến việc, mỗi khi bé “mỏi chân mỏi tay” muốn thay đổi tư thế, xoay người thì bụng mẹ sẽ bị gò cứng lên.

Mẹ bị táo bón

Hiện tượng gò cứng bụng khi mang thai những tuần cuối cũng có thể là do mẹ bầu bị táo bón. Việc có một chế độ ăn uống ít chất xơ sẽ khiến cơ thể mẹ khó hấp thu các chất và hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức. Vì vậy, mẹ hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh và trái cây nhé.

me-bau-bi-tao-bon
Mẹ bầu bị táo bón là một trong những nguyên nhân gây go bụng.

Mẹ bị mất nước

Tình trạng mất nước có thể gây ra các cơn gò cứng bụng ở một số mẹ bầu. Do đó, mẹ nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể nhé. Tốt nhất là nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Bàng quang đầy

Nếu mẹ cảm thấy bàng quang đầy nước thì hãy nhanh chóng đi tiểu ngay. Tình trạng bàng quang đầy nước có thể khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng thai 38 tuần gò cứng bụng.

Massage vùng bụng quá nhiều

Nhiều mẹ vì lý do thẩm mỹ nên thường xuyên dùng dầu dừa hay dầu ô liu massage lên vùng bụng để ngăn ngừa rạn da. Tuy nhiên, việc massage quá nhiều có thể gây nên các kích ứng lên tử cung làm xuất hiện những cơn gò cứng bụng.

me-bau-massage-bung-qua-nhieu
Mẹ bầu massage bụng quá nhiều là một nguyên nhân gây gọ bụng.

Tâm lý của người mẹ

Khi mang thai thì người mẹ nào cũng mang tâm trạng lo lắng, càng về gần ngày sinh nở thì sự lo lắng này càng rõ hơn. Việc tâm lý của mẹ không ổn định sẽ khiến bé cũng ảnh hưởng theo bởi lượng hormone tiết ra. Bé sẽ gồng và xoay người, đạp nhiều hơn, hay còn gọi là thai máy nhiều hơn. Do vậy bụng của người mẹ sẽ căng cứng theo, khiến mẹ đau và khó chịu.

Nhau thai tách rời

Khi sinh thì nhau thai tách rời khỏi tử cung, tuy nhiên có nhiều bà mẹ xuất hiện tình trạng nhau thai tách rời sớm. Do vậy người mẹ sẽ cảm thấy bụng gò và căng cứng lên.

Thai 38 tuần gò liên tục có phải sắp sinh không?

Khi thai 38 tuần gò liên tục, căng cứng và gặp những dấu hiệu dưới đây có nghĩa là mẹ sắp sinh:

  • Các cơn co thắt này không mất đi khi bạn thay đổi tư thế, nghỉ ngơi hay di chuyển xung quanh.
  • Dịch tiết ra có màu đỏ hay màu hồng. Đây được gọi là máu báo thai.
  • Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, có quy luật và mạnh hơn, lâu hơn, gần nhau hơn theo thời gian. Chúng kéo dài khoảng 30 đến 70 giây.
  • Mẹ cảm thấy rất đau, đau âm ỉ, khá giống tình trạng như khi bị đau bụng kinh.
  • Nước ối bị vỡ.
  • Cơn co thắt có kèm theo buồn nôn hoặc tiêu chảy.
thai-38-tuan-go-nhieu
Thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không?

Cách giúp mẹ bầu dễ chịu hơn khi cơn gò xuất hiện

Cảm giác cơn gò sẽ vô cùng khó chịu vì vậy mà mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để làm giảm bớt cơn đau cũng như làm mình dễ chịu hơn khi cơn chuyển dạ đến:

  •  Nếu khi ấy chỉ đơn thuần là cơn gò sinh lý, mẹ có thể thử tắm nước ấm (tuy nhiên phải phụ thuộc vào sức khỏe, thể trạng của mẹ) hoặc uống một ly nước ấm cũng có thể giúp mẹ làm dịu cơn đau.
  • Cơn đau đến phương pháp hít thở đều, nhẹ sẽ giúp mẹ đỡ đau và cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
  • Mẹ bầu đặc biệt lưu ý không nên xoa bụng hoặc se đầu ti của mình vào những tháng cuối cùng của thai kỳ vì dễ có nguy cơ sinh non.
  •  Nhanh chóng đến bệnh viện khi có dấu hiệu chuyển dạ thực sự, các bác sĩ nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn cũng như có các phương pháp hít thở, hỗ trợ mẹ đón bé nhanh và ít mất sức hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “thai 38 tuần gò liên tục”. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình mang thai. Chúc mẹ có một cuộc chuyển dạ thành công!

__Vũ Thoa__

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ