Mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Đặc biệt đối với các thai phụ lần đầu mang thai, mỗi dấu hiệu bất thường trên cơ thể đều khiến mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây của Aplicaps sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi này, đồng thời giải thích các nguyên nhân gây ra đau lưng, cũng như cách giảm đau lưng hiệu quả dành cho mẹ.
Bầu 3 tháng đầu đau lưng có sao không?
Triệu chứng đau lưng có thể xuất hiện sớm, ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ. Thậm chí, có một số mẹ bầu còn cảm nhận được triệu chứng đau lưng dưới nhẹ như một dấu hiệu mang thai sớm.
Triệu chứng này xuất hiện sớm thường là do sự thay đổi của nội tiết tố, cụ thể là sự xuất hiện của hormon relaxin khi em bé bắt đầu hình thành trong bụng mẹ. Trong những tuần đầu của thai kỳ, hormon relaxin này có vai trò làm giãn thành tử cung, giãn dây chằng, khiến các khớp xương lỏng lẻo, tạo ra những cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng.
Vậy mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu thì có sao không? Mẹ bầu có thể yên tâm, bởi triệu chứng đau lưng trong 3 tháng đầu này sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Các dấu hiệu cần lưu ý
Tuy nhiên, mẹ vẫn cần theo dõi thêm để đề phòng các bất thường có thể xảy ra. Nếu đau lưng xuất hiện cùng các triệu chứng dưới đây, mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn:
- Đau bụng dưới kèm theo ra máu âm đạo, đây có thể là dấu hiệu của sảy thai.
- Đau buốt hoặc nóng rát khi đi vệ sinh, đặc biệt là khi đi tiểu, đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc sỏi đường tiết niệu. [1]
- Đau lưng dữ dội, kéo dài dai dẳng hơn 2 tuần và lan rộng ra các vùng xung quanh, đây có thể là dấu hiệu của sinh non hoặc nhiễm trùng đường niệu.
Các loại đau lưng thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu
- Đau thắt lưng bên phải
- Đau thắt lưng bên trái
- Đau lưng
Tại sao mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng ở bà bầu 3 tháng đầu, bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Đau lưng do sinh lý sẽ tự biến mất sau một thời gian, hoặc sau khi bà bầu thực hiện một số thay đổi nhỏ trong sinh hoạt. Còn với đau lưng do bệnh lý, bà bầu cần kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn và sinh hoạt, kết hợp bổ sung thêm vi chất và điều trị nếu cần.
Nguyên nhân sinh lý
Thay đổi nội tiết
Như đã nhắc đến ở trên, trong thai kỳ, cơ thể người mẹ tiết ra một loại hormon gọi là hormon relaxin. Hormon này giữ nhiệm vụ làm giãn nở khung chậu, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sau này.
Ngược lại, chất nội tiết này cũng làm cho các khớp trở nên lỏng lẻo hơn, dây chằng và các bó cơ bị kéo căng hơn. Dẫn đến việc mẹ bầu thường xuyên bị đau lưng, đau hông và háng. [2]
Tăng cân
Thông thường, mẹ bầu chỉ tăng 0-1kg trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, do cơ địa hoặc do chế độ ăn uống chưa khoa học, một số mẹ bầu tăng cân nhiều hơn so với mức trung bình, có thể lên đến 3-5kg.
Khi bụng của mẹ bầu càng lớn thì áp lực lên các cơ và dây chằng càng lớn hơn. Bên cạnh đó, kích thước bụng tăng lên khiến mẹ bầu có xu hướng ưỡn bụng và ngả lưng ra phía sau để giữ thăng bằng. Điều này làm các đốt sống ở thắt lưng chèn vào nhau, gây cảm giác đau nhức lưng dưới.
Làm việc không đúng tư thế hoặc ngồi quá lâu
Không chỉ mẹ bầu, mà nhân viên văn phòng nói chung thường bị đau lưng dưới vì ngồi quá lâu, ngồi không đúng tư thế. Do điều kiện làm việc phải ngồi hàng giờ không đi lại, kết hợp với tư thế ngồi không đúng, cột sống phải chịu một áp lực đáng kể từ thân trên. Ngoài ra, ngồi lâu còn khiến các cơ bị căng cứng, gây đau nhức khi vận động. Nếu kéo dài có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân bệnh lý
Dấu hiệu động thai
Đau lưng kèm theo ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu động thai. Mẹ bầu cần đi khám ngay nếu có xuất hiện các triệu chứng này.
Viêm đường tiết niệu
Đau lưng kèm theo cảm giác giác buốt, rát khi đi tiểu là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu hoặc sỏi đường niệu. Đặc biệt, người bị viêm đường tiết niệu thường có triệu chứng đau lưng dữ dội kéo dài hơn 2 tuần, đau lan rộng sang các vùng xung quanh.
Bệnh lý về cột sống
Đau lưng do bệnh lý cột sống thường gặp ở các mẹ bầu bị đau thần kinh tọa từ trước khi mang thai. Biểu hiện của đau thần kinh tọa là đau từ lưng, lan xuống mông, đùi và bắp chân kèm theo cảm giác tê bì. Đau thường xảy ra ở một bên chân, cảm giác đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Sản phụ có tiền sử đau thần kinh tọa có khả năng bị đau lưng cao hơn và nặng hơn các sản phụ khác.
Thiếu canxi
Bên cạnh chuột rút, tê nhức chân tay thì đau lưng cũng là một trong những biểu hiện của thiếu canxi. Mẹ bầu thường gặp các triệu chứng của thiếu canxi từ 3 tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu vẫn có thể gặp các triệu chứng này ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ.
Đối tượng có nguy cơ bị thiếu canxi cao:
- Mẹ bầu ăn chay
- Mẹ bầu ít uống sữa hoặc không dung nạp được sữa (do thiếu enzym lactase)
- Mẹ bầu trẻ tuổi (19 tuổi trở xuống)
Cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng đầu
Để giảm triệu chứng đau lưng trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà sau đây:
- Chườm ấm: Nhiệt độ cao sẽ làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông tốt từ đó giảm đau nhức. Mẹ chỉ cần sử dụng một túi hoặc chai đựng nước ấm chườm lên vùng thắt lưng hông trong vòng 10 – 15 phút. Không nên dùng nước quá nóng hoặc chườm quá lâu gây bỏng rát hoặc ngứa da. [3]
- Chú ý tư thế ngồi: Mẹ bầu làm việc văn phòng cả ngày nên đứng dậy đi lại thường xuyên để giảm áp lực lên cột sống. Bên cạnh đó, nếu được ở nhà mẹ cũng không nên nằm trên giường quá lâu. Nằm lâu cũng là một trong những nguyên gây đau mỏi, tê cứng cơ và khớp.
- Massage lưng: Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau lưng nhẹ nên thực hiện massage lưng để giảm đau và tăng cường lưu thông máu. Mẹ hãy nhờ chồng hoặc người thân xoa bóp nhẹ nhàng dọc cột sống lưng, từ cổ xuống hông và hai bên mạn sườn. Nếu có điều kiện đến các tiệm massage thì các mẹ cũng đừng ngại thử phương pháp này nhé.
Phương pháp giảm đau lưng cho cả thai kỳ
Trên thực tế, càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu càng dễ bị đau lưng hơn. Sau đây là một số phương pháp giảm đau lưng suốt thai kỳ cho mẹ.
- Tập các bài vận động cho bà bầu như yoga bầu, đi bộ nhẹ nhàng
- Chú ý tư thế khi đứng và nằm ngủ
- Nói không với giày cao gót
- Không mang vác vật nặng
Đặc biệt, mẹ nên bổ sung canxi ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ để phòng ngừa thiếu chất, tránh làm nặng hơn tình trạng đau lưng và tê nhức chân tay.
Aplicaps Menacal – Canxi tự nhiên D3K2 cho bà bầu – là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu, được các chuyên gia khuyên dùng và nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng.
Aplicaps Menacal có sự kết hợp giữa canxi tự nhiên từ tảo đỏ và san hô, cùng với vitamin D3, vitamin K2 và các nguyên tố vi lượng, giúp tối ưu hóa hấp thu canxi, phòng ngừa thiếu canxi và hỗ trợ xua tan đau mỏi chỉ sau 2 tuần sử dụng.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung của Hội đồng Liên minh châu Âu (EFSA), chứng nhận GRAS của FDA Hoa Kỳ, nên hoàn toàn yên tâm cho mẹ bầu sử dụng lâu dài, trong suốt thai kỳ cũng như giai đoạn sau sinh.
Mẹ hãy gọi hotline 1900 636 985 để được chuyên gia thai kỳ tư vấn về sản phẩm và cách bổ sung canxi khi mang thai.
Trên đây là dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử trí đối với mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu. Hi vọng qua bài viết này của Aplicaps, mẹ bầu đã trang bị cho mình thêm nhiều thông tin hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh và bình an.
Dược sĩ Tú Oanh
Tài liệu tham khảo
↑1 | How to Treat a UTI During Pregnancy. Truy cập ngày 18/1/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/treat-a-uti |
---|---|
↑2 | Back pain in pregnancy – NHS. Truy cập ngày 18/1/2022.
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/back-pain/ |
↑3 | Back pain during pregnancy: Causes and Treatments – WebMD. Truy cập ngày 18/1/2022. https://www.webmd.com/baby/guide/back-pain-in-pregnancy |