dau-hieu-tieu-duong-thai-ky-3-thang-cuoi

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối – Mẹ bầu cần chú ý

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý mà tất cả mẹ bầu nào mong muốn xảy ra vì nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy đây là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối? Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé. 

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa

Triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ giống một số bệnh nhân bị đái tháo đường như:

  • Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều.
  • Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,…
  • Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu,…
dau-hieu-tieu-duong-thai-ky-3-thang-giua
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu rõ ràng, một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối như:

  • Bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Hay thấy khát nước và đi tiểu nhiều hơn.
  • Hay bị mờ mắt trong thời gian ngắn
  • Các vết trầy xước hay vết thương hở khó lành.
  • Vùng kín bị ngứa, bị nhiễm nấm và khó làm vệ sinh sạch
  • Nước tiểu thấy có kiến bâu vào.
  • Ăn uống không kiểm soát
  • Mệt mỏi, kiệt sức,…
trieu-chung-tieu-duong-3-thang-cuoi-thai-ky
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Trong một số trường hợp, mẹ bầu không được kiểm soát kịp thời, mẹ và bé có thể gặp những biến chứng sau đây:

  • Nguy cơ bị tiền sản giật – một tình trạng gây tăng huyết áp khi mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nếu không được điều trị.
  • Mẹ dễ mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo và có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 khi về già.
  • Thai nhi có trọng lượng hơn so với tuổi. Trong trường hợp này, mẹ có thể phải sinh mổ.
  • Ngoài ra hàm lượng polyhydramnios – quá nhiều nước ối (chất lỏng bao quanh em bé) trong bụng mẹ, có thể gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm hoặc gặp các vấn đề khi sinh
  • Trẻ bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh (có thể điều trị bằng cách cho trẻ bú và tiêm truyền glucose để ổn định đường huyết của trẻ).
  • Khi lớn lên, trẻ có nhiều nguy cơ bị bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường tuýp 2.
  • Em bé khi sinh ra sẽ bị hạ đường huyết hoặc vàng da và mắt (vàng da) sau khi sinh
  • Trẻ tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.

Tham khảo thêm: Chi tiết hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà cho bà bầu phòng tránh mất kiểm soát đường huyết

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai, nhưng trong một vài trường hợp, nguy cơ sẽ gia tăng nếu:

  • Mẹ bị thừa cân, béo phì.
  • Gia đình có người bị đái tháo đường (quan hệ huyết thống như bố mẹ, anh chị em ruột,…), đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
  • Mẹ từng sinh con có cân nặng trên 4kg.
  • Có tiền sử bất thường về dung nạp glucose như đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nhiều nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn.
  • Phụ nữ có tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Người bị buồng trứng đa nang.
thua-can-beo-phi
Mẹ bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ là điều mà bất kỳ bà mẹ mang thai nào cũng nên thực hiện để sớm phát hiện và có biện pháp phòng, điều trị bệnh kịp thời. Vậy khi nào mẹ cần tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

  • Lần khám thai đầu tiên: Bác sĩ sản khoa đánh giá nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • Với những thai phụ không có yếu tố nguy cơ: Xét nghiệm đường huyết thai kỳ lúc đói. Nếu chỉ số đường huyết thai kỳ bất thường (từ 92 mg/dL trở lên) cần phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường lúc thai ở tuần thứ 24 – 28 tuần.
  • Với những thai phụ có yếu tố nguy cơ: Tiến hành tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường ngay từ lần khám thai đầu tiên hoặc trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lặp lại nghiệm pháp này ở tuần thứ 24 – 28 dù kết quả bình thường.

Trên đây là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Hy vọng rằng, qua bài viết này các mẹ sẽ có thêm những thông tin hữu ích khi mang thai.

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

__Vũ Thoa__

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-complications#preeclampsia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339

https://www.medicinenet.com/gestational_diabetes/article.htm

https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/diabetes-pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ