Dị tật ống thần kinh là một dạng khiếm khuyết não và tủy sống xảy ra từ rất sớm, vào trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Do đó, việc nắm rõ thông tin về khái niệm, nguyên nhân, cũng như cách phòng ngừa dị tật ống thần kinh là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu các thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!
Dị tật ống thần kinh là gì?
Ống thần kinh là một cấu trúc tồn tại trong thời kỳ phôi thai. Đây là nền tảng cốt lõi để hình thành và phát triển hệ thần kinh, bao gồm não, hộp sọ, tủy sống và xương sống. Ban đầu, cơ quan này chỉ là một dài mô nhỏ. Ống thần kinh xuất hiện từ rất sớm, vào tuần thứ 3 của thai kỳ. Sau đó dần khép lại từ ngày thứ 18 và cuối cùng đóng hoàn toàn vào ngày 28 của thai kỳ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, ống thần kinh không được đóng đúng thời điểm sẽ dẫn đến hậu quả khiếm khuyết não và cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai và trẻ sau này.
Các loại dị tật ống thần kinh
Thể phổ biến nhất của khiếm khuyết ống thần kinh là tật cột sống chẻ đôi và thai vô sọ:
Tật cột sống chẻ đôi
Dị tật này xảy ra khi ống thần kinh tạo thành tủy sống và cột sống không được đóng hoàn chỉnh, gây ra tổn thương nghiêm trọng bên trong tủy sống. Theo đó, trẻ mắc dị này sẽ gặp các biến chứng như:
- Thân dưới vận động khó khăn, thậm chí liệt hoàn toàn.
- Tiểu khó
- Gặp các vấn đề liên quan đến tăng áp lực trong sọ, não úng thủy.
- Trường hợp chẻ đôi cột sống quá nặng có thể dẫn đến tử vong.
Tật vô sọ
Khiếm khuyết này ảnh hưởng nghiêm trọng tới não. Một số trường hợp thai vô sọ gây dị dạng não, một số khác thì không có hộp sọ. Đa phần thai nhi mắc tật vô sọ đều chết lưu trong tử cong hoặc tử vong ngay sau sinh.
Nguyên nhân gây dị tật ống thần kinh
Các nhà khoa học chưa có báo cáo cụ thể về nguyên nhân gây dị tật này. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây được cho là có liên quan đến khiếm khuyết này:
Mẹ thiếu acid folic trong quá trình mang thai
Acid folic là vitamin B9, thuộc vitamin nhóm B có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Mặc dù cơ chế còn chưa rõ, nhưng lợi ích của việc sử dụng acid folic là rất lớn.
Nếu bổ sung acid folic kịp thời và đúng liều lượng, mẹ bầu có thể hạn chế được đến 70% nguy cơ sinh con mắc dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên, axit folic chỉ phát huy tác dụng này nếu như nó được sử dụng trước khi thụ thai, ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Ngược lại, nếu trong thai kỳ mẹ không bổ sung đủ dưỡng chất này, nguy cơ dị tật là rất dễ xảy ra.
Nghiên cứu cho thấy, ống thần kinh thai nhi sẽ không thể đóng hoàn chỉnh nếu nồng độ acid folic trong máu của người mẹ thấp. Điều này kéo theo một số khiếm khuyết nghiêm trọng cho thai nhi, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch, sứt môi.
Do đó, việc bổ sung acid folic trong giai đoạn thai kỳ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh nguồn thực phẩm, mẹ có thể tham khảo các loại vitamin tổng hợp có chứa acid folic để tối ưu hiệu quả hấp thu.
Bất thường NST
Bất thường nhiễm sắc thể là khi NST có sự khác biệt về số lượng và cấu trúc. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh của thai nhi, gây dị tật ống thần kinh. Bất thường NST có tính ngẫu nhiên và khó dự đoán trước. Do đó, việc sàng lọc trong giai đoạn đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng.
Do yếu tố di truyền
Dị tật thai nhi còn có liên quan đến gen di truyền. Nếu trong gia đình có tiền sử bị khiếm khuyết này, thai nhi có nguy cơ cao mắc dị tật. Do đó, bố mẹ nên đi khám tiền hôn nhân và giải quyết sớm vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Thiếu vitamin B12
Tương tự như acid folic, vitamin B12 cũng đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển não, cột sống và ống thần kinh của thai nhi. Thiếu hụt vitamin B12 trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc dị tật ở thai nhi gấp 2 – 3 lần so với bình thường.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, dị tật ống thần kinh ở thai nhi còn liên quan đến một số yếu tố khác như: mẹ đã từng sinh con bị dị tật ống thần kinh, mẹ đang điều trị đồng kinh, mẹ mắc bệnh tiểu đường, mẹ bị béo phì, mẹ sử dụng thuốc dễ gây dị tật thần kinh (thuốc chống viêm steroid, thuốc sulfonamide, thuốc giảm đau opioid,…)
Phương pháp phát hiện sớm dị tật ống thần kinh
Mẹ có thể phát hiện sớm thai mang dị tật ống thần kinh qua các xét nghiệm tiền sản, bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Thường được chỉ định vào tuần thứ 16 – 18 của thai kỳ. Xét nghiệm máu sẽ giúp mẹ kiểm tra lượng AFP (alpha-fetoprotein). Nếu chỉ số này cao hơn ngưỡng 75 – 80%, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác như siêu âm để đánh giá chính xác hơn.
- Siêu âm thai nhi: Đây là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán dị tật bẩm sinh, bao gồm khuyết tật ống thần kinh. Theo khuyến nghị, mẹ bầu nên siêu âm trong 3 tháng đầu và tam cá nguyệt thứ hai.
- Chọc ối: Siêu âm, xét nghiệm máu là những phương pháp chỉ có thể cho biết thai nhi có nguy cơ dị tật cao hơn hay không. Trong khi đó, chọc ối sẽ giúp phát hiện chính xác thai nhi có bị khiếm khuyết không. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bạn có thể làm xét nghiệm này khi mang thai được 15 – 20 tuần.
Dự phòng nguy cơ dị tật ống thần kinh như thế nào?
Dị tật ống thần kinh ở thai nhi để lại nhiều di chứng nặng nề, gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần cho cả gia đình. Do đó, việc nâng cao nhận thức phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh trong thai kỳ là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Bổ sung acid folic trước khi mang thai
Phụ nữ cần có kế hoạch bổ sung axit folic trước khi mang bầu ít nhất 1 tháng và kéo dài trong suốt thai kỳ. Hàm lượng acid folic được khuyến nghị là 400mcg mỗi ngày. Chất này có mặt tự nhiên trong các loại thực phẩm như rau cải, măng tây, đậu lăng, đậu phộng, quả óc chó,… Tuy nhiên, việc bổ sung acid folic qua đường ăn không thể đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị. Hơn nữa, quá trình nấu nướng cũng gây hao hụt đáng kể hàm lượng dinh dưỡng, Vì vậy, mẹ nên chủ động bổ sung acid folic thông qua các thực phẩm chức năng.
Mẹ bầu có thể tham khảo sản phẩm vitamin tổng hợp Befoma giúp bổ sung Acid Folic, sắt amin cùng 16 vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng tốt và cân bằng là yếu tố quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm giàu sắt, canxi, acid folic, vitamin B12. Đồng thời tránh xa các thực phẩm gây hại như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống chứa cafein,…
Phòng ngừa và điều trị bệnh lý
Việc dập tắt mối nguy cơ từ bệnh lý có liên quan như tăng huyết áp, tiểu đường có ý nghĩa rất quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Tránh tiếp xúc với các chất độc hại
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với các chất gây hại như thuốc trừ sâu, chất phóng xạ… Bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật ống thần kinh. Đảm bảo sống trong môi trường an toàn, không độc hại là một phần quan trọng của phòng ngừa dị tật ống thần kinh.
Thăm khám y tế thường xuyên
Phụ nữ có kế hoạch mang thai cần thực phẩm các xét nghiệm tiền sản để có những tư vấn, phương pháp khắc phục phù hợp nếu mang nguy cơ sinh con dị tật ống thần kinh. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng nên thường xuyên thăm khám, siêu âm, xét nghiệm theo chỉ định từ bác sĩ.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc dị tật ống thần kinh là gì cũng như các thông tin liên quan. Mong rằng với chia sẻ này, bạn sẽ trang bị được thêm cho mình những kiến thức cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu cần tư vấn thêm về dinh dưỡng và sức khỏe khi mang thai, hãy liên hệ hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập website Aplicaps để được giải đáp tốt nhất.