Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Để có thêm thông tin để trả lời cho câu hỏi này, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh có sao không?
Khi mẹ bước sang tuần thứ 40 của thai kỳ, điều đó có nghĩa là em bé của chúng ta có thể chào đời bất cứ lúc nào. Bé không nhất thiết phải sinh đúng vào ngày dự sinh. Mà có thể đến vào trước hoặc sau đó tùy vào từng trường hợp. Do đó, cảm giác bồn chồn và lo lắng của mẹ yêu là rất bình thường. Nhưng đừng quá hoảng sợ, tin tốt là bạn không phải người duy nhất. Theo quan sát, chỉ có 10% trẻ sơ sinh được sinh và ngày dự sinh.
Đa số trẻ sơ sinh được sinh ra từ tuần thứ 37 đến 41 của thai kỳ. Tuy nhiên, những cặp song sinh hoặc đa sinh thường ra đời trước 37 tuần. Thêm vào đó, ngày dự sinh mà bác sĩ đưa ra chỉ là ngày ước tính, nó có thể thay đổi theo tiến triển của thai kỳ. Một số em bé cũng được sinh ra sau 42 tuần, mặc dù cơ hội là rất hiếm. Vì vậy, mẹ có thai 40 tuần vẫn chưa chuyển dạ là điều hết sức bình thường.
Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ?
Nếu thai nhi 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, điều đó chắc chắn khiến mẹ lo lắng. Một số mẹ sẽ có xu hướng nghĩ rằng mình có thể phải sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ chỉ có thể được khuyên sinh mổ khi có nhiều biến chứng thai kỳ khác. Bác sĩ sẽ đề nghị mẹ sinh mổ nếu mang thai 41 tuần mà không có những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng. Tức là mẹ không có các dấu hiệu co thắt, không giãn nở cổ tử cung,…
Một số biến chứng mẹ có thể gặp phải khi ở tuần thứ 40 của thai kỳ:
- Sự tăng trưởng kích thước của em bé trong thời gian chuyển dạ chậm có thể ảnh hưởng đến việc bé chui ra theo đường sinh thường. Tình trạng này có thể được gọi là Macrosomia.
- Suy thai do ngạt, có phân su trong nước ối,… có thể ảnh hưởng đến chuyển động của thai nhi.
- Cung cấp không đủ chất dinh dưỡng và oxy cho em bé.
- Sự suy giảm thể tích của nước ối.
Những dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 40
Sau đây là một số dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên chú ý để có thể biết và đi đến bệnh viện một cách nhanh chóng nhất.
- Bung nhớt hồng: Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối, nút nhầy này cũng là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối. Chính vì vậy, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.
- Xuất hiện cơn gò tử cung: Những cơn đau thường kéo dài khoảng hơn một phút và xảy ra đều đặn. Cường độ đau sẽ ngày càng tăng lên và khoảng cách giữa những cơn đau sẽ ngày càng gần nhau hơn. Những cơn đau thường không thuyên giảm. Dù bạn nghỉ ngơi hoặc chuyển động chậm hơn, thì vẫn cảm thấy đau, thậm chí cường độ đau sẽ ngày càng tăng dần.
- Chảy nước ối: Dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống, tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng và tại vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung, đây là nơi màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Khi màng ối vỡ, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai nhi xuống thấp chèn vào, dòng nước ối sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn hay chỉ chảy rỉ rả. Lúc này, vỡ ối cũng là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn và trở nên dồn dập hơn.
- Đau lưng: Nếu bạn là một trong những chị em phụ nữ hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn vài ngày, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ. mẹ sẽ cảm nhận những cơn đau âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của bé.
- Cảm giác thai tụt xuống như sắp rơi: Trường hợp này gọi là sa bụng. Thai nhi không còn đè lên cơ hoành mà tụt sâu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời.
Mẹo giúp mẹ nhanh chuyển dạ
Đến tuần thai thứ 40 mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây.
Tạo cảm giác thư giãn
Đối với các mẹ càng gần đến ngày dự sinh thì tâm trạng càng lo lắng và bồn chồn hơn bao giờ hết. Chẳng có ai có thể quyết định được thời gian bé sinh ra cũng như cách sinh như thế nào. Để quá trình sinh diễn ra được thuần lợi nhất, mẹ hãy thư giãn và kiên nhẫn.
Trong tuần 40 mẹ có thể dành nhiều thời gian bên gia đình hãy đọc một số cuốn sách hay và mang những nội dung tích cực. Những điều nhỏ tưởng chừng nhỏ nhưng lại có tác dụng giúp mẹ thư giãn, và có tâm trạng tốt cho quá trình vược can.
Ngồi thiền
Thiền là cách tuyệt vời để bình tĩnh tâm trí và cơ thể của mẹ. Thiền cũng giúp mẹ kiểm soát trạng thái căng thẳng. Ngồi trong tư thế hoa sen, bán hoa sen hoặc thông thường nhất là tư thế xếp bằng. Một không gian thiên nhiên hoặc thoáng đãng là lý tưởng nhất. Nhắm mắt, buông bỏ mọi suy nghĩ và tập trung vào hơi thở. Nó sẽ giúp mẹ thư giãn hơn và giảm bớt căng thẳng cho em bé.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Ngủ đủ 8 tiếng sẽ giúp mẹ thư giãn và có tâm trạng tốt. Khi bé chào đời, lịch trình ngủ và nghỉ của mẹ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó mẹ cần dành thời gian ngủ và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Leo cầu thang
Nghe có vẻ lạ nhưng leo cầu thang thực sự có thể giúp mẹ nếu thai nhi 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Đây là cách tốt để giúp mẹ chuyển dạ vào thời gian này. Bởi vì, leo cầu thang hay đi bộ có thể gây ra một số áp lực lên khung chậu và kích hoạt chuyển dạ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ?”. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình mang thai. Chúc mẹ có một cuộc chuyển dạ thành công!
__Vũ Thoa__
Nguồn tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279570/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11239643/