thai-7-tuan-tuoi

Thai 7 tuần tuổi phát triển như thế nào? – Những điều mẹ cần biết

Khi thai 7 tuần tuổi mẹ đã bắt đầu cảm nhận được sự xuất hiện của bé. Vậy thai 7 tuần phát triển như thế nào, mẹ cần chú ý những gì trong giai đoạn này? Hãy cùng aplicaps.vn theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhé.

Thai 7 tuần như thế nào

Chắc hẳn hiện giờ mẹ đang tò mò không biết bé yêu trong bụng đã phát triển như thế nào? Để biết rõ hơn về sự phát triển của thai 7 tuần mẹ hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Thai 7 tuần phát triển như thế nào?

Thai 7 tuần tuổi chính thức bước vào giai đoạn giữa của tam nguyệt cá đâu. Trong giai đoạn này bé đã phát triển rất nhiều cơ quan như:

  • Xương đuôi đang dần co lại và phần đuôi này sẽ sớm biến mất trong thời gian sắp tới.
  • Bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay của bé có màng phát triển từ bàn tay, bàn chân.
  • Các cơ quan nội tạng đang phát triển một cách nhanh chóng, bé đã có mí mắt, ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang phát triển.
  • Các tế bào thần kinh phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thống thần kinh sơ khai.
  • Bộ phận sinh dục đã phát triển nhưng vẫn chưa đầy đủ để bộc lộ được giới tính là trai hay gái.

Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu?

Khi thai nhi 7 tuần tuổi, kích thước của con khoảng 1.3 cm và trông giống như quả việt quất. Tuy nhiên, trên thực tế thì thai 7 tuần tuổi chỉ được xem là một phôi thai. Xương đuôi của con đang co lại và sẽ tự biến mất sau vài tuần. Đây cũng là thời điểm tay và chân của con bắt đầu hình thành với kích thước rất nhỏ.

Thai 7 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Theo dõi tim thai tuần 7 là việc mẹ bầu cần chú ý. Vì nhịp tim là yếu tố giúp bé biết được sức khỏe của bé ra sao. Thông thường tim thai bắt đầu hoạt động từ tuần thứ 6.

Khi thai được 7 tuần tim thai đã lớn và chia làm 2 ngăn trái phải và nhịp tim thai 7 tuần đã đập rõ ràng. Nhịp tim thai tuần 7 tuổi khoảng 90 – 100 lần/phút.

Hình ảnh thai nhi 7 tuần tuổi
Nhịp tim thai 7 tuần tuổi khoảng 90 – 100 lần/phút.

Thai 7 tuần kích thước túi ối bao nhiêu?

Túi ối hay còn gọi là túi thai là nơi để thai nhi dễ dàng cử động và di chuyển trong bụng mẹ; đồng thời tránh được những tổn thương hoặc va đập không đáng có. Là một túi chứa chất lỏng bao bọc toàn bộ dạ con và cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi thai nhi trong thai kỳ.

Ngoài ra túi ối còn là màng chắn ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập vào bào thai. Thế nên với các trường hợp chưa đến ngày dự sinh mà bị vỡ túi ối sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của em bé.

Khi thai được 7 tuần tuổi kích thước túi ối khoảng 15 – 20mm. Tuy nhiên trong một vài trường hợp túi ối lại nhỏ hơn hoặc lớn tuổi thai đó là những dấu hiệu bất thường của thai. Mẹ bầu cần lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thai 7 tuần có dấu hiệu gì?

Trong tuần này, mẹ có thể nhận thấy một số thay đổi về cả thể chất lẫn tâm thần như:

  • Cân nặng của mẹ tiếp tục tăng lên so với các tuần trước đó nhưng thường không nhiều, khoảng 05-1kg/tháng. Thai phụ không cần quá lo lắng, vì đó là dấu hiệu cho thấy em bé đang lớn dần lên.
  • Những trường hợp nghén nhiều cân nặng có thể không tăng trong 3 tháng đầu, thậm chí còn sụt cân. Nếu thai phụ thấy nôn nghén nhiều quá mệt mỏi cần đi khám bác sĩ để điều trị.
  • Âm đạo có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn. Điều này hoàn toàn bình thường nhưng nếu dịch tiết có màu và mùi bất thường, thai phụ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.
  • Có thể gặp tình trạng chuột rút khi mang thai ở giai đoạn này.
  • Núm vú to ra, hơi đau nhói và sẫm màu hơn.
  • Bụng dần to ra, eo dầy lên và ngực cũng to hơn. Kích thước tử cung của mẹ bầu cũng dần tăng lên.
  • Đôi khi thai phụ có thể cảm thấy hơi choáng váng, buồn nôn, nôn, nhức đầu và mệt mỏi.

Góc giải đáp cho mẹ

Trong quá trình mang thai, mẹ có rất nhiều câu hỏi và thông tin cần biết. Sau đây là những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm nhiều nhất.

Thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi

Việc siêu âm thấy phôi thai hoặc tim thai hay chưa hoàn toàn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự tự phát triển của thai. Thường vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, mẹ sẽ phát hiện được Yolksac khi đi siêu âm. Khoảng 6-7 tuần tuổi, phôi thai có kích thước khoảng 2mm và dần to hơn, hoàn thiện hơn theo thời gian bởi vậy, mẹ có thể thấy rõ hơn phôi thai và nghe được tim thai.

Một số trường hợp thai 7 tuần có yolksac nhưng chưa có phôi thai có thể là do thai nhi phát triển khá chậm. Lúc này, phôi thai đang trong giai đoạn chuẩn bị hình thành hoặc đã hình thành nhưng còn quá nhỏ nên siêu âm chưa nhìn rõ được.

Tuy nhiên, đa phần trường hợp thai 7 tuần tuổi có yolksac chưa có phôi thai cần phải được kiểm tra và làm thêm một số xét nghiệm càng sớm càng tốt đã biết chắc chắn nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí tốt nhất. Bởi có năng lúc này thai đã bị sảy mà mẹ không hay biết.

thai-7-tuan-cho-yolksac-chua-co-phoi
Thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi có thể là do thai nhi phát triển khá chậm.

Thai 7 tuần biết trai hay gái chưa

Hiện này, theo một nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học của đại học Stanford – Mỹ khẳng định rằng phương pháp xét nghiệm máu của người mẹ có thể xác định được giới tính của thai nhi chỉ sau 7 tuần tuổi, tỷ lệ chính xác lên tới 95%. 

Để thực hiện được phương pháp này, cần phải lấy máu và nước tiểu của người mẹ và sau đó đem đi xét nghiệm, phân tích AND bào thai để biết giới tính của thai nhi. Việc xét nghiệm máu thường cho kết quả chính xác hơn nước tiểu bởi AND bào thai được lọc từ nước tiểu sẽ nhanh chóng bị phá hỏng. 

Tuy nhiên, với chi phí xét nghiệm khác đắt đỏ nên phương pháp này hiện mới chỉ áp dụng ở các nước tiên tiến như Châu Âu, còn ở Việt Nam thì chưa áp dụng.

Hiện tại ở nước ta, thai 7 tuần chưa thể xác định được giới tính. Do đó mẹ nên chờ đợi thêm vài tuần nữa. Tuần thứ 11, siêu âm sẽ cho kết quả chẩn đoán giới tính sẽ có độ chính xác từ 40 – 70%; tuần thứ 12 – 14 độ chính xác là 80% và tuần thứ 16 – 19 thì độ chính xác là 85 – 90%.

Thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu dò

Siêu âm ngày nay không còn là một khái niệm xa lạ trong chẩn đoán, điều trị bệnh, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ chủ yếu là thông qua kỹ thuật này. Với siêu âm thai, có hai hình thức siêu âm phổ biến đó là siêu âm đầu dò và siêu âm bụng.

Vậy thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Trả lời: Khi mang thai 7 tuần tuổi hoàn toàn có thể thực hiện cả siêu âm đầu dò lẫn siêu âm bụng. Bởi cả hai phương pháp này không hề giới hạn đối tượng là phụ nữ mang thai. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào thể trạng cơ thể của người mẹ tại thời điểm siêu âm và bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định.

thai-7-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do
Thai 7 tuần siêu âm ổ bụng hay đầu dò sẽ phụ thuộc vào thể trạng cơ thể của mẹ tại thời điểm siêu âm.

Thai 7 tuần bụng đã to chưa

Ở tuổi thai 7 tuần, bụng mẹ có to chưa còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. các chuyên gia cho rằng bắt đầu từ giai đoạn thai nhi 13 tuần tuổi trở lên mới có thể thấy bụng nhô lên rõ rệt, bởi vì trong giai đoạn này trọng lượng của thai nhi và mức độ giãn nở của tử cung tăng lên gấp 20 lần so với ban đầu.

Chế độ ăn uống

Trong 3 tháng đầu, mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Sau đây là một số loại thực phẩm mẹ nên ăn và nên kiêng.

Mang thai 7 tuần kiêng ăn gì?

Đồ nướng, hun khói kiêng không dùng cho phụ nữ mang thai tuần 7

Những món đồ nướng, đồ hun khói luôn là món khoái khẩu với nhiều người. Tuy vậy, nó lại hoàn toàn không tốt với mẹ có thai 7 tuần tuổi. Ngoài việc các thực phẩm này dễ nhiễm vi khuẩn listeria, việc hun khói hay nướng còn sẽ tạo ra các vết cháy làm biến chất thịt. Bởi vậy, các thịt này chế biến không kỹ có thể gây độc đối với mẹ bầu.

thit-hun-khoi
Việc hun khói hay nướng sẽ tạo ra các vết cháy làm biến chất thịt.

Không ăn dưa muối

Dưa muối là loại món ăn phổ biến, được làm từ cách lên men chua các loại rau, củ quả. Chúng có một số chất dinh dưỡng nhất định, tuy vậy nếu làm không cẩn thận thì có thể gây ra tác hại cho người ăn. Dưa muối chưa chín sẽ tăng lượng nitric có trong thực phẩm. Mẹ bầu ăn thực phẩm này vào cơ thể, chúng sẽ chuyển thành nitrat rất có hại cho sức khỏe thai 7 tuần tuổi.

Rau má không nên dùng cho phụ nữ thai tuần 7

Rau má có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Tuy vậy, khi người mang thai 7 tuần tuổi sử dụng rau má thì sẽ có nguy cơ cao bị sảy thai. Tốt nhất là bạn nên tránh ăn canh rau má, hay uống nước ép rau má khi trong thai kỳ.

[su_box title=”Xem thêm” box_color=”#1C7E73″ title_color=”#ffffff”]

Có thai 7 tuần nên ăn gì? Top 7 loại thực phẩm tốt nhất

Mang thai 7 tuần kiêng ăn gì? Những điều mẹ cần biết khi mang thai

[/su_box]

Thai tuần 7 nên ăn gì?

Axit folic tốt cho thai tuần 7

Axit folic là vitamin không thể thiếu trong quá trình mang thai. Loại chất này giúp hình thành nên các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ và dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Giai đoạn 7 tuần tuổi là thời điểm các tế bào thần kinh của bé dần hình thành để phát triển nên hệ thống thần kinh đầy đủ nhất. Vậy nên việc bổ sung đầy đủ axit folic sẽ hạn chế thấp nhất những sự cố không mong muốn trong quá trình phát triển của bé.

do-an-giau-axit-folic
Acid folic có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Bổ sung sắt cho thai tuần 7

Bên cạnh axit folic, sắt cũng là dưỡng chất đặc biệt quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Sắt giúp tạo thêm tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ và thai nhi, đồng thời hạn chế tình trạng sinh non. Hơn nữa, sắt còn tham gia tích cực vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể và thai nhi. Đó là lý do, các bác sĩ hoặc chuyên viên y tế luôn khuyên các mẹ bầu bổ sung sắt trước và trong khi mang thai.

Bổ sung canxi cho thai 7 tuần

Việc bổ sung canxi sẽ ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, hạ huyết áp,…ở mẹ và tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở thai nhi. Hàm lượng canxi cần thiết trong 3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng 800mg. Cách bổ sung canxi tốt nhất cho cơ thể là thông qua thực phẩm như hải sản tươi ngon, sữa, trứng sạch chứa nhiều dinh dưỡng, rau xanh,…

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học thì việc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất bằng viên uống là một điều vô cùng cần thiết. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bổ bầu Befoma là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

bo-bau-befoma
Bổ bầu Befoma – Giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh.

Với công thức  3 tác động chính là:   

  • Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và hạn chế tối đa nguy cơ táo bón.
  • Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, phòng sảy thai.
  • 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Befoma là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 636 985

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều kiến thức về chủ đề thai 7 tuần tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh để có một sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh nhé!

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-symptoms-week-7

https://www.medicalnewstoday.com/articles/298139

https://www.babycentre.co.uk/7-weeks-pregnant

https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/7-weeks/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ