an-gi-de-giam-protein-trong-nuoc-tieu

Ăn gì để giảm protein trong nước tiểu ở bà bầu? Không thể bỏ lỡ

Trong xét nghiệm sức khỏe định kỳ, chỉ số protein niệu là chỉ số quan trọng đối với bà bầu. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy protein nước tiểu tăng cao là dấu hiệu của bệnh nào? Bà bầu nên ăn gì để giảm protein trong nước tiểu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Protein trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?

Thận là cơ quan quan trọng, đóng vai trò bài tiết, sàng lọc cặn bã, độc tố thông qua đường tiết niệu. Do thận có khả năng tái hấp thu protein liên tục nên thông thường protein ít có cơ hội đi qua màng lọc cầu thận để vào nước tiểu. Do đó, trong nước tiểu của người khỏe mạnh hầu như không có hoặc có rất ít protein.

Protein niệu là khái niệm chỉ sự có mặt của thành phần protein trong nước tiểu với hàm lượng cao. Đối với người bình thường, lượng protein toàn phần trong nước tiểu thường nhỏ hơn 0,2g/ngày. Nếu con số này vượt quá 3g/ngày thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về thận, điển hình là suy giảm chức năng thận.

Đặc biệt, với phụ nữ mang thai sau tuần 20, protein niệu có thể là triệu chứng của tiền sản giật – một biến chứng thai kỳ nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu và em bé. Trường hợp thai nhi < 20 tuần tuổi, protein niệu thường  là dấu hiệu của bệnh thận. Để đánh giá lượng protein trong nước tiểu, người bệnh được chỉ định làm xét nghiệm lấy nước tiểu:

bo-que-test-nuoc-tieu-tai-nha
Bộ que test nước tiểu tại nhà

Bà bầu có protein trong nước tiểu cao là do đâu?

Protein niệu xuất hiện ở phụ nữ mang thai có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Khi xuất hiện protein trong nước tiểu, thai phụ có thể nằm trong những trường hợp sau:

  • Protein tăng tạm thời: Đối tượng bị nhiễm trùng, suy tim do thiểu niệu, chấn thương não, sốt hoặc vận động quá sức,… dễ bị tăng protein niệu. Tuy nhiên, những đối tượng này chiếm tỷ lệ không cao.
  • Protein tăng thường xuyên: Đây là dấu hiệu khi thận bị tổn thương do nhiều bệnh lý khác nhau như suy thận, viêm cầu thận, thận hư, lao, ung thư, lupus, tiểu đường,…

Vì vậy, khi xuất hiện protein trong nước tiểu, bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá các cơ quan, đặc biệt tổn thương thận để lên kế hoạch điều trị thích hợp. Một số đánh giá cận lâm sàng thường dùng như tổng phân tích nước tiểu, siêu âm, CT bụng,…

Dấu hiệu khi xuất hiện protein trong nước tiểu

Trong những giai đoạn đầu, khi lượng protein trong nước tiểu thấp, thai phụ thường không thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi những tổn thương trên các cơ quan nhiều hơn, thai phụ sẽ gặp nhiều triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng khi nước tiểu có protein

Một số triệu chứng của protein niệu cao có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu thường gặp khi mang thai. Do đó, thai phụ cần hết sức chú ý với một số triệu chứng sau:

  • Đi tiểu thường xuyên: Nước tiểu có mùi khó chịu. Nhiều trường hợp, trong nước tiểu có lẫn máu hoặc sủi bọt không tan.
  • Thường xuyên phải chịu cơn chuột rút vào ban đêm hoặc đau vùng bụng dưới, xương chậu,…
  • Vùng kín bị đau/nóng bừng khi đi vệ sinh hoặc khi quan hệ.

Ngoài ra, nếu xuất hiện các dấu hiệu khác như phù nề tay chân, mặt, tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn, kém ăn,… thì khả năng cao thai phụ mắc tiền sản giật. Vì vậy, khi gặp những dấu hiệu trên, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để có kết luận chính xác và kịp thời điều trị. [2]

trieu-chung-cua-protein-nieu
Triệu chứng của protein niệu

Tại sao cần giảm protein nước tiểu

Protein niệu tăng cao ở phụ nữ mang thai liên quan phần lớn đến tiền sản giật hoặc bệnh thận. Đây là hai bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ.

Nếu không kịp thời điều trị giảm protein trong nước tiểu, thai phụ có thể bị nhiễm trùng đường tiểu, gây sốt, đau bụng, đau thắt lưng. Ngoài ra, thận phải làm việc liên tục để tái hấp thu protein gây quá tải và dẫn đến suy thận.

Ăn gì để giảm protein trong nước tiểu ở bà bầu

Thông thường, protein nước tiểu tăng cao phần lớn liên quan đến tổn thương thận. Do đó, bà bầu nên sử dụng nhiều thực phẩm có lợi cho thận, tiêu biểu như sau:

  • Đậu nành: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, đậu nành có khả năng làm tăng hấp thu protein của cơ thể. Khi ăn đậu nành, lượng protein được bài tiết qua nước tiểu có thể giảm 10%. Vì vậy, loại thực phẩm này thường được khuyến khích cho người mắc bệnh thận, đặc biệt suy thận mạn tính, lọc máu hoặc ghép thận,…
  • Đồ ăn nhạt: Hàm lượng muối khuyến nghị cho người khỏe mạnh là 2,3g/ngày. Tuy nhiên, thai phụ bị protein niệu nên giảm lượng muối xuống còn 1,5g/ngày. Nhờ đó, mẹ bầu có thể hạn chế bị giữ nước trong cơ thể, giảm gánh nặng cho thận.
  • Hạt lanh: Hiện nay chưa có kết luận chắc chắn về khả năng giảm protein niệu khi ăn hạt lanh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thử nghiệm trên chuột được đăng tải trong tạp chí Kidney International, chuột ăn hạt lanh có lượng protein trong nước tiểu thấp hơn so với chuột không sử dụng chế độ ăn này.
  • Chế độ ăn ít đường và carb tinh chế: Nếu đường huyết liên tục tăng cao có thể ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, gây suy thận. Lúc này, thai phụ nên hạn chế những thực phẩm như bánh ngọt, bánh nướng, đồ đông lạnh,… Ngoài ra, các loại carb tinh chế như ngũ cốc cũng có thể  giúp mẹ kiểm soát protein tốt hơn.
  • Tăng lượng trái cây tươi và rau quả nhiều xơ: Thai phụ nên chọn loại trái cây có chỉ số tiểu đường thấp (GI < 55) như cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi,…
  • Bổ sung nhiều nước: Bà bầu có protein niệu cao nên uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp thận thanh lọc chất độc hoặc cặn bã ra khỏi cơ thể.
  • Dầu thực vật: Dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành,… rất tốt cho người bệnh thận. Loại dầu này làm giảm lượng chất béo có hại cho cơ thể. Khi đó, thận không cần hoạt động nhiều để thanh lọc nên hạn chế tình trạng suy thận.
  • Thực phẩm giàu chất đạm: Đạm (hoặc protein) bị mất qua nước tiểu. Điều này khiến protein trong máu cũng bị suy giảm, kéo theo đó là tình trạng phù nề, suy dinh dưỡng. Vì vậy, mỗi ngày bà bầu nên bổ sung khoảng 1 gram đạm trên 1kg thể trọng cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất đạm như thịt, trứng, hải sản, sữa, đậu, sản phẩm từ gạo,… [3]
nhung-loai-trai-cay-co-chi-so-duong-thap
Những loại trái cây có chỉ số đường thấp

Lưu ý cho mẹ bầu bị tăng protein trong nước tiểu

Ngoài việc chú ý bổ sung những thực phẩm tốt cho thận, mẹ bầu cần chú ý thói quen sinh hoạt để giảm tổn thương trên thận và không gây biến chứng nguy hiểm đến thai nhi:

  • Giảm muối trong bữa ăn hàng ngày: Một chế độ ăn nhạt trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm tình trạng tích nước, phù nề ở chân, tay. Lượng muối lý tưởng là nhỏ hơn 1,5g/ngày. Đồng thời, thói quen này giảm bớt hoạt động lọc cho thận, ngăn ngừa suy thận.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, thai nhi dễ bị ảnh hưởng nếu mẹ mắc bệnh hoặc sức khỏe suy giảm. Vì vậy, mẹ bầu cần khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo phát hiện kịp thời và sớm điều trị những bệnh lý mắc phải như protein niệu.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ những loại thuốc gây hại cho thận: Sử dụng thuốc gây hại cho thận sẽ làm nặng gánh thận, từ đó ảnh hưởng đến khả năng lọc lại của cơ quan này. Ví dụ những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận như thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm (NSAID) hoặc thuốc nhuận tràng,… Vì vậy, khi sử dụng bất kỳ thuốc nào, thai phụ cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
  • Tập thể dục đều đặn: Thai phụ nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, pilates,… giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm bớt những mệt mỏi do protein niệu gây ra.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin để mẹ bầu biết ăn gì để giảm protein trong nước tiểu. Nếu mẹ muốn tư vấn thêm thì hãy truy cập website aplicaps.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Proteinuria. Ngày truy cập: 20/10/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16428-proteinuria
2 Protein in urine. Ngày truy cập: 20/10/2022.
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/proteinuria-protein-in-urine
3 4 Diet tips to lower your protein levels in urine. Ngày truy cập: 20/10/2022.
https://www.livestrong.com/article/539692-diet-to-lower-protein-in-urine/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ