lời khuyên sau khi sảy thai

6 Lời khuyên sau sảy thai từ chuyên gia chuẩn nhất

Sau biến cố sảy thai, sức khỏe nhiều mẹ bầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, việc chăm sóc sau sảy thai sẽ ảnh hưởng đến thời gian hồi phục, tình trạng sức khỏe thậm chí khả năng sinh sản sau này. Dưới đây là những lời khuyên sau khi sảy thai của các chuyên gia. Mời mẹ cùng theo dõi!

Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau sảy thai

Sảy thai tự nhiên hoặc xảy ra có can thiệp y tế đều gây những ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Trong đó, những biến chứng phổ biến nhất đó là:

  • Sót nhau: Tình trạng này dễ gặp nhất, biểu hiện bằng việc các tế bào nhau thai còn sót lại trong tử cung. Người mẹ thường bị chảy máu, đau bụng dưới, sốt và chuột rút. Sót nhau dễ gây viêm nhiễm nếu không được phát hiện sớm.
  • Băng huyết: Khi âm đạo bị chảy máu với số lượng lớn, thường trên 1000 ml trong 24 giờ thì được gọi là băng huyết sau sảy thai. Kèm theo đó là các triệu chứng như da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, chóng mặt,… Một điều đáng buồn là khoảng 25% sản phụ băng huyết bị tử vong nên mẹ cần theo dõi để tránh gặp phải biến chứng này.
  • Nhiễm trùng: Nếu thai chết lưu hoặc sót thai không phát hiện sớm có thể gây hoại tử bên và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sản phụ bị nhiễm trùng sẽ thấy dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu, chảy máu, ngứa hoặc đau rát âm đạo.
  • Sảy thai liên tiếp: Khoảng 1% phụ nữ phải trải qua sảy thai liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do phá thai nhiều lần hoặc chăm sóc không cẩn thận hậu sảy thai khiến tử cung không hồi phục hoàn toàn. Tử cung yếu ớt không đủ sức để phôi thai làm tổ hoặc cung cấp dinh dưỡng cho thai ở các lần thai kỳ tiếp theo.
  • Trầm cảm: Nhiều thai phụ phải trải qua cảm xúc dằn vặt, tội lỗi vì mất con. Họ đau buồn, cáu gắt hoặc tức giận với mọi người, không muốn giao tiếp hoặc chia sẻ với người khác. Đây thực sự là giai đoạn khó khăn của người mẹ nên rất cần sự hỗ trợ từ chồng và người thân.

[1]

  • Rối loạn lo âu: Trầm cảm và rối loạn lo âu có nhiều triệu chứng khá giống nhau. Sản phụ bị rối loạn lo âu thường có cảm xúc lo sợ kèm theo các cơn đau đầu, toát mồ hôi, tim đập nhanh, ngực khó thở hoặc lòng hồi hộp không yên. Nếu gặp tình trạng này mẹ cần đến gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.

Nếu không chăm sóc cẩn thận, nhiều biến chứng có thể xảy ra sau sảy thai

Lời khuyên sau khi sảy thai

Để việc phục hồi tử cung sau sảy thai diễn ra thuận lợi, phòng ngừa thật tốt những biến chứng sau sảy thai, người mẹ nên chú ý:

Tuân theo chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng với người bị sảy thai. Bởi nếu kiêng cữ đúng, bồi bổ tốt thì tử cung mới nhanh hồi phục và sức khỏe tinh thần cũng được nâng cao.

Sảy thai nên ăn gì?

Sau sảy thai, chị em nên tập trung những thực phẩm giúp hồi phục sức khỏe nói chung và vết thương tử cung nói riêng. Trong đó, những nhóm thực phẩm dưới đây rất quan trọng:

  • Thực phẩm giàu sắt:  Chất sắt từ các loại thịt đỏ, ngũ cốc, rau bina, nho, ngô,… giúp cơ thể tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt sau sảy thai. Nếu thai phụ bị thiếu máu rất dễ bị sảy thai hoặc sinh non ở các lần mang thai tiếp theo.
  • Thực phẩm giàu canxi: Trong quá trình mang thai, nếu em bé không được cung cấp đủ canxi thì sẽ lấy canxi từ chính cơ thể mẹ. Vì vậy, sau sảy thai, dù em bé không còn nhưng mẹ vẫn cần bổ sung canxi để phòng ngừa nguy cơ các bệnh do thiếu canxi gây ra như đau mỏi tay chân, loãng xương.
  • Thực phẩm giàu axit folic: Bổ sung axit folic sau sảy thai có thể phòng ngừa biến chứng rối loạn cảm xúc và băng huyết. Sản phụ có thể bổ sung axit folic tử cam quýt, bông cải xanh, các loại hạt họ đậu, hướng dương, bơ,…
  • Thực phẩm giàu magie: Magie được biết đến là khoáng chất có thể giảm lo lắng, căng thẳng và các triệu chứng khác của trầm cảm.

[2]

Ngoài ra, để sản dịch bị đẩy ra ngoài nhanh hơn, hạn chế nguy cơ sót thai gây viêm nhiễm, chị em nên dùng thêm một số loại thực phẩm giúp sạch tử cung. Những thực phẩm điển hình là rau ngót, đậu đỏ, mè, chè vằng, nước dừa,…

Những thực phẩm nên ăn sau sảy thai
Những thực phẩm nên ăn sau sảy thai

Sảy thai nên kiêng gì?

Ăn uống đầy đủ thôi cũng chưa đủ, sản phụ cần kiêng cữ sau sảy thai thật cẩn thận. Bởi nhiều loại thực phẩm có thể khiến vết thương lâu lành hơn hoặc dễ gây dị ứng. Hải sản hoặc các loại thức ăn có tính hàn ảnh hưởng không tốt đến mẹ, dễ gây dị ứng. Thức uống có ga, đồ ngọt, đồ cay nóng hoặc chất kích thích như bia, rượu, cafe chị em nên tránh. Chúng dễ khiến tử cung tổn thương, gây sưng tấy và khiến vết thương sau sảy thai khó lành hơn.

Nghỉ ngơi hợp lý

Sau sảy thai, sản phụ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường để không ảnh hưởng đến vết thương tử cung. Đặc biệt, những công việc nhà nặng nhọc như giặt giũ, mang vác nặng, leo cầu thang cao,… nên tránh. Thay vào đó, chị em chỉ nên vận động nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông, cơ thể thoải mái hơn mà thôi.

Theo dõi tình trạng sức khỏe

Các biến chứng sau sảy thai nếu được phát hiện và chữa trị càng sớm thì càng ít ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ và khả năng sinh sản sau này. Vì vậy, bên cạnh việc chăm sóc, sản phụ và người thân cần luôn chú ý những triệu chứng bất thường. Sau khoảng 2 tuần, chị em nên tái khám để  bác sĩ kiểm tra tử cung, phòng ngừa sót thai.

Giữ vệ sinh vùng kín

Sau sảy thai, chị em tiếp tục bị chảy máu nên phải dùng băng vệ sinh. Chị em hãy nhớ thay băng vệ và vệ sinh vùng kín bằng nước ấm sạch thường xuyên, khoảng 4h một lần. Các loại tăm bông cũng không nên được sử dụng để tránh tổn thương bên trong âm đạo.

Ngoài ra, chị em tuyệt đối không dùng dung dịch vệ sinh hoặc chất tẩy rửa mạnh. Tắm bồn cũng làm tăng tỷ lệ viêm nhiễm tử cung sau sảy thai hơn nên chị em cần chú ý.

Kiêng quan hệ tình dục

Tùy vào thể trạng của sản phụ mà thời gian kiêng cữ cũng khác nhau. Thông thường thai phụ phải kiêng quan hệ ít nhất 2 – 3 tuần để sạch sản dịch và máu sảy thai. Đồng thời, trong quá trình quan hệ tránh làm quá mạnh để không tổn thương âm đạo, gây chảy máu và nhiễm trùng.

Phục hồi tinh thần sau sảy thai

Do tỷ lệ trầm cảm và rối loạn tinh thần sau sảy thai khá cao nên người thân và bạn bè xung quanh chính là nguồn động viên lớn nhất với người mẹ. Mọi người hãy cố gắng lắng nghe, chia sẻ và chú ý sự thay đổi cảm xúc để sản phụ luôn cảm thấy được quan tâm, không suy nghĩ tiêu cực. Nếu các triệu chứng rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm diễn biến nặng, chị em cần gặp chuyên gia tâm lý để có lời khuyên hữu ích nhất.

[3]

Một số lời khuyên tự chăm sóc bản thân sau sảy thai
Một số lời khuyên tự chăm sóc bản thân sau sảy thai

Một số thắc mắc thường gặp

Bên cạnh vấn đề chăm sóc sức khỏe sau sảy thai, việc chăm sóc cơ thể như thế nào để mang thai tiếp cung rất quan trọng. Dưới đây là một số thông tin chị em có thể tham khảo.

Mất bao lâu để cơ thể hồi phục sau sảy thai

Thời điểm sảy thai, chế độ chăm sóc, cơ địa sẽ ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau sảy thai. Nếu sảy thai khi em bé còn ít tháng tuổi thì thời gian hồi phục nhanh hơn so với sản phụ bị sảy thai ở những tháng về sau. Nếu thai nhi nhỏ hơn 5 tuần tuổi, mẹ thường chỉ mất 5 – 7 ngày để nghỉ ngơi. Nếu muộn hơn, mẹ cần một vài tuần, thậm chí 1 – 2 tháng để tĩnh dưỡng và hồi phục sức khỏe như bình thường. Tham khảo: Sảy thai kiêng nước lạnh bao lâu? Giải thích và tư vấn sau sảy thai của chuyên gia phụ sản

Kỳ kinh đầu tiên sau sảy thai

Sau sảy thai, niêm mạc tử cung cần thời gian tái tạo lại để hồi phục độ dày như ban đầu. Hệ thống hormon cũng bắt đầu cân bằng lại, buồng trứng hoạt động bình thường sau 2 – 3 tháng. Vì vậy, thường sau 1 – 2 tháng, chị em sẽ thấy kỳ kinh đầu tiên sau sảy thai. Nhiều trường hợp phải đợi đến 3 tháng, tùy thuộc cơ địa, tình trạng sức khỏe cũng như tiến độ hồi phục của cơ thể.

Đọc thêm: Thai ngừng phát triển bao lâu thì ra máu? Những điều mẹ cần biết

Thời điểm mang thai trở lại

Theo WHO, chị em nên đợi ít nhất 6 tháng để mang thai trở lại. Đây cũng chính là khoảng thời gian để sức khỏe thể chất và tinh thần chị em hồi phục hoàn toàn, chuẩn bị sẵn sàng cho thai kỳ mới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy việc mang thai lại trong vòng 3 tháng sau sảy thai làm tăng tỷ lệ thụ thai và giảm nhiều biến chứng trong thời gian mang thai.

Sảy thai có ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo không?

Sảy thai có thể do di truyền hoặc biến cố trong thai kỳ. Nếu nguyên nhân do di truyền hoặc bất thường ở cơ thể mẹ, việc khám và phát hiện nguyên nhân cực kỳ quan trọng. Chỉ khi chị em điều trị triệt đề nguyên nhân thì mới có thể yên tâm cho lần mang thai tới.

Nếu nguyên nhân gây sảy thai không do chị em thì không cần lo lắng nhiều. Sản phụ chỉ cần chăm sóc sức khỏe và tử cung thật tốt thì sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ tiếp theo.

Một số nguyên nhân có thể gây sảy thai

Hi vọng những lời khuyên sau khi sảy thai trên đây có thể giúp mẹ chăm sóc bản thân tốt hơn sau sảy thai. Nếu mẹ cần trợ về các vấn đề sức khỏe thai kỳ khác, vui lòng truy cập website aplicaps.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Depression after miscarriage. Ngày truy cập: 28/10/2022. https://www.healthline.com/health/depression/miscarriage-depression
2 Best food to eat after miscarriage. Ngày truy cập: 28/10/2022. https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/parenting/web-stories/best-foods-to-eat-after-miscarriage/photostory/81124863.cms
3 Miscarriage: Cause, treatment & recovery. Ngày truy cập: 28/10/2022. https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/parenting/web-stories/best-foods-to-eat-after-miscarriage/photostory/81124863.cms

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ