sau-sinh-di-lai-nhieu-co-bi-sa-tu-cung

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Dấu hiệu cảnh báo cho mẹ

Sa tử cung là biến chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Biểu hiện sa tử cung sau sinh

Sa tử cung là tình trạng các cơ sàn chậu và dây chằng bị căng ra quá mức do mang thai hoặc bị yếu đi do suy giảm hormone estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh. Từ đó khiến tử cung không được nâng đỡ, trượt khỏi vị trí ban đầu xuống vùng khung chậu nhỏ hoặc tụt xuống phía trong âm đạo. Đặc biệt, một số trường hợp nặng tử cung tụt xuống lộ hẳn ra ngoài âm đạo, gọi là sa thành âm đạo hoặc sa sinh dục.

Tình trạng sa tử cung thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã sinh nở nhiều lần, đặc biệt là sinh thường.

Các dấu hiệu sa tử cung bao gồm:

  • Vùng bụng dưới căng tức, khó chịu như đang ngồi trên quả bóng nhỏ
  • Cảm giác có thứ gì đó đang tụt ra từ vùng âm đạo.
  • Đau bụng dưới, thắt lưng.
  • Tiểu bí, tiểu rắt, cảm giác muốn đi tiểu nhưng không đi hết được.
  • Đau rát, chảy máu hoặc dịch nhầy màu đỏ khi quan hệ.
  • Đầy hơi, táo bón, cần dùng tay ép vào vùng bụng dưới để hỗ trợ đại tiện dễ dàng hơn. [1]

Các triệu chứng của sa tử cung thường xuất hiện sau sinh khoảng 2 – 4 tuần. Tuy nhiên các dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với co hồi tử cung hoặc sản dịch sau sinh. Do đó, nếu mẹ xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ hoặc lo lắng sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không, thì hãy đi khám để chẩn đoán chính xác nhất. Siêu âm giúp mẹ phát hiện chính xác tình trạng sa tử cung hoặc dấu hiệu bất thường của tử cung sau sinh. Từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

anh-chup-x-quang-tu-cung-sa-xuong-am-dao
Ảnh chụp X – Quang tử cung sa xuống âm đạo

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?

Do đó, nếu mẹ xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ hoặc lo lắng sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không, thì hãy đi khám để chẩn đoán chính xác nhất. Siêu âm giúp mẹ phát hiện chính xác tình trạng sa tử cung hoặc dấu hiệu bất thường của tử cung sau sinh. Từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Sa tử cung sau sinh có nguy hiểm không?

Để trả lời câu hỏi “Sa tử cung có nguy hiểm không?” thì cần phụ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Sa tử cung mức độ nhẹ thường không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Các cơ vùng chậu và tử cung có thể tự hồi phục thông qua các biện pháp luyện tập, dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt.

Tuy nhiên, sa tử cung sau sinh nếu phát hiện muộn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Tử cung tụt ra ngoài âm đạo có thể gây viêm loét, nhiễm trùng âm đạo và tử cung.
  • Sa tử cung có thể kéo theo sa các cơ quan khác trong vùng chậu: Bàng quang (sa bàng quang), trực tràng (sa trực tràng). Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các cơ quan này. Nặng hơn có thể khiến bàng quang, trực tràng lồi vào trong âm đạo gây nhiễm trùng nghiêm trọng. [2]

Cách trị sa tử cung tại nhà

Điều trị sa tử cung phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng bệnh, tuổi tác và kế hoạch sinh sản của người bệnh. Với sa tử cung mức độ nhẹ, mẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ, các thực phẩm dễ tiêu hóa. Với các mẹ bị béo phì cần tích cực giảm cân. Từ đó giúp cơ vùng chậu dần hồi phục, đưa tử cung trở lại vị trí bình thường.
  • Bài tập cơ sàn chậu: Mẹ có thể tham khảo các bài tập kegel tại nhà. Giúp hồi phục sau sinh và siết chặt các cơ vùng sàn chậu, cơ hoành hiệu quả hơn.
  • Bổ sung hormone sinh dục estrogen, dưới dạng viên uống hoặc viên đặt. Phương pháp này hiệu quả với trường hợp sa tử cung ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trị sa tử cung tại nhà nhưng không đỡ, vùng kín bị đau rát, chảy máu hoặc dịch màu đỏ, hồng,… Mẹ nên đi khám để được điều trị phù hợp nhất. Tránh để quá lâu dẫn đến viêm nhiễm, tử cung tụt xuống âm đạo,… thậm chí mẹ phải  cắt bỏ tử cung và nhiều biến chứng nghiêm trọng. [3]

bai-tap-kegel-tri-sa-tu-cung-sau-sinh
Bài tập kegel trị sa tử cung sau sinh 

Giải đáp thắc mắc cho mẹ sau sinh

Theo thống kê, có đến 1 phần 3 mẹ sau sinh bị sa tử cung. Do đó, các thông tin về dấu hiệu bệnh, thời gian mắc và sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung hay không luôn được các mẹ quan tâm. Hãy cùng Aplicaps giải đáp các câu hỏi này nhé!

Sau sinh bao lâu thì bị sa tử cung?

Sau sinh, tử cung và các cơ vùng sàn chậu sẽ dần co lại, đẩy sản dịch và hồi phục về trạng thái bình thường.

Nếu tử cung và cơ sàn chậu co quá chậm sẽ dẫn đến sa tử cung sau sinh, không thể đưa tử cung về vị trí bình thường. Tình trạng này thường xảy ra khoảng 3 – 4 tuần sau sinh thường và có thể kéo dài hơn đối với sinh mổ.

Do đó, nếu quá thời gian này mà mẹ vẫn bị đau tức bụng dưới, có cảm giác căng tức trong âm đạo hoặc các triệu chứng nghi ngờ, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

Sinh mổ có bị sa tử cung không?

Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ sau khi sinh. Thực tế, khi sinh mổ mẹ sẽ hạn chế được rất nhiều các tổn thương ở tử cung và các cơ, dây chằng vùng sàn chậu trong quá trình chuyển dạ. Do đó hạn chế khả năng bị sa tử cung sau sinh.

Tuy nhiên, sa tử cung sau sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tiền sử sinh sản,… Mẹ sinh mổ vẫn có khả năng bị sa tử cung nhưng sẽ thấp hơn so với các mẹ sinh thường. Do đó, sau sinh mẹ vẫn cần chú ý nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh và theo dõi để hồi phục sức khỏe tốt nhất.

Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không?

Như đã biết, sau quá trình mang thai và chuyển dạ, cơ thể cần được nghỉ ngơi để tử cung và cơ sàn chậu dần hồi phục và co lại vị trí ban đầu. Do đó, nếu mẹ vận động mạnh, ngồi nhiều hoặc đi lại nhiều sau sinh có thể gây sức ép lên vùng bụng dưới. Từ đó làm gián đoạn quá trình hồi phục của tử cung và làm tăng nguy cơ sa tử cung sau sinh.

Vì vậy, sau sinh mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học để cơ thể hồi phục và hạn chế tối đa nguy cơ sa tử cung và các biến chứng sau sinh khác.

ngoi-nhieu-co-the-lam-tang-nguy-co-sa-tu-cung-sau-sinh
Ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ sa tử cung sau sinh

Sa tử cung sau sinh có tự khỏi không?

Nếu sa tử cung ở mức độ nhẹ, mẹ vẫn còn trong độ tuổi sinh sản, cơ thể có thể tự hồi phục hoàn toàn thông qua các biện pháp vận động, tập kegel và chế độ dinh dưỡng tại nhà.

Tuy nhiên, với các trường hợp sa tử cung sau sinh ở các mẹ đã sinh nở nhiều lần hoặc phụ nữ tiền mãn kinh, các hormone đã suy giảm. Từ đó làm giảm khả năng hồi phục của cơ thể. Khi đó, mẹ bị sa tử cung cần được can thiệp điều trị bằng các biện pháp: Dùng thuốc, phẫu thuật. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, mẹ có thể cần phải cắt bỏ tử cung.

Hy vọng các thông tin trong bài viết hỗ trợ mẹ giải đáp câu hỏi sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không. Đồng thời bài viết cùng cấp các dấu hiệu, cách trị bệnh giúp mẹ chăm sóc sức khỏe và hồi phục sau sinh tốt nhất. Nếu mẹ còn các thắc mắc, câu hỏi liên quan đến sa tử cung sau sinh hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Hãy liên hệ đến hotline 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại ĐÂY để được giải đáp chi tiết nhất.

Xem thêm:

Mổ đẻ ăn được quả gì? 15+ loại quả an toàn – thơm ngon – bổ dưỡng

Bổ sung sắt và canxi cho phụ nữ sau sinh bao lâu thì tốt?

Sau sinh ăn na có được không? 6 lợi ích và 5 lưu ý khi ăn na an toàn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Uterine prolapse Truy cập ngày 12/12/2022
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/
2 Prolapsed uterus Truy cập ngày 13/12/2022
https://www.webmd.com/women/guide/prolapsed-uterus
3 Pelvic organ prolapse Truy cập ngày 13/12/2022
https://www.nhs.uk/conditions/pelvic-organ-prolapse/treatment/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ