Khi mang thai, mẹ không những thay đổi về ngoại hình, vóc dáng mà ngay cả cảm xúc, tâm lý cũng thay đổi. Bà bầu hay suy nghĩ linh tinh, cảm xúc thay đổi thất thường – điều này ảnh hưởng rất lớn đến thai kỳ. Vậy làm thế nào để cải thiện điều chỉnh tâm lý cho mẹ bầu tránh suy nghĩ linh tinh? Hãy tham khảo bài viết sau của Ferrolip.
Tại sao bà bầu hay suy nghĩ linh tinh?
Mang thai là một bước ngoặc lớn trong cuộc đời của người mẹ. Mẹ đối diện với nhiều thay đổi và cần thời gian để thích nghi với những điều đó. Trong đó, cảm xúc là một yếu tố mẹ dễ bị tác động nhất và dẫn đến tình trạng bà bầu hay suy nghĩ linh tinh. Các yếu tố khiến mẹ hay rơi vào trạng thái suy nghĩ linh tinh như [1]:
- Nội tiết tố nữ thay đổi: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sản sinh ra nhiều hormone progesteron và estrogen hơn bình thường. Hai loại nội tiết tố này tác động lớn đến trạng thái cảm xúc của mẹ. Điều này là tác nhân chính khiến mẹ dễ bị thay đổi cảm xúc nhất.
- Chưa thích ứng với sự thay đổi: Khi mới biết mang thai, mẹ luôn cảm thấy có rất nhiều thứ phải lo và có thể là áp lực trước trọng trách mới. Mẹ bỡ ngỡ và chưa kịp thích ứng với những thay đổi như: thai nghén, mất ngủ, mệt mỏi,… Mẹ có thể cảm thấy lo lắng về tương lai, tài chính, việc làm,… và gây khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc.
- Thay đổi ngoại hình: Có nhiều người cảm thấy không quen và khó chịu khi cơ thể ngày càng thay đổi. Điều này cũng có thể gây căng thẳng và gián đoạn trong cảm xúc.
- Stress trong công việc: Điều này thường khó tránh khỏi đối với các mẹ. Tâm lý thay đổi cộng thêm các áp lực từ công việc, gia đình,… khiến mẹ thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng nhiều tới mức độ hoàn thành công việc khiến mẹ càng suy nghĩ nhiều hơn. Điêu này rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến chứng trầm cảm ở bà bầu
- Mất ngủ: Đây là nỗi niềm của hầu hết các mẹ bầu, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân do kích thước tử cung tăng gây chèn ép hệ tiêu hoá khiến mẹ bị khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, khi nằm mẹ cũng cảm thấy khó thở hơn do thai chèn ép cơ hoành. Chính những điều này làm cho mẹ bầu ngủ không ngon giấc. Đồng thời, nó cũng khiến mẹ hay suy nghĩ linh tinh thi không thể ngủ được.
Hay suy nghĩ linh tinh – nguy cơ trầm cảm khi mang thai
Mẹ bầu hay suy nghĩ linh tinh thường có một cảm xúc lo lắng, sợ hãi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ rơi vào trạng thái trầm cảm khi mang thai. Đây là một bệnh lý nguy hiểm với mẹ bầu và mẹ sau sinh. Khi bị trầm cảm, mẹ có thể có những suy nghĩ, hành động thiếu tỉnh táo và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hơn nữa, khi suy nghĩ quá nhiều, các hormone cortisol, epinephrine sẽ được kích thích sản xuất ra nhiều. Điều này gây một loạt các vấn đề sức khoẻ như đau dạ dày, mất ngủ, tim đập nhanh, mệt mỏi,… Thử ngay bài test trầm cảm khi mang thai của Aplicaps nhé!
Suy nghĩ nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Trạng thái thể chất và tinh thần của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi:
- Tâm lý của trẻ: Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi đều cảm nhận được những tín hiệu từ mẹ. Con không những nghe được những âm thanh, nhịp tim của mẹ mà còn cảm nhận được những tín hiệu, trạng thái cảm xúc của mẹ. Do đó, bà bầu hay suy nghĩ linh tinh, thường xuyên có áp lực cũng khiến con gặp trạng thái tương tự.
- Sự phát triển của trẻ: Nhiều nghiên cứu cho thấy sự lo lắng, hay suy nghĩ của người mẹ có khả năng gây cản trở động mạch tử cung để dẫn máu nuôi thai nhi [2]. Điều này khiến thai nhi chậm tăng trưởng, cân nặng khi sinh thấp,…
- Ảnh hưởng tới não bộ của trẻ: Suy nghĩ nhiều khiến cơ thể mẹ căng thẳng, mệt mỏi và kích thích tăng co bóp tử cung. Từ đó gây kích ứng vùng nước ối và có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ sau này.
Giải pháp đình chỉnh tâm trạng cho mẹ bầu
Mẹ hay suy nghĩ nhiều ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của cả mẹ và trẻ. Do đó, mẹ hãy thực hiện các biện pháp để điều chỉnh cảm xúc, tránh suy nghĩ nhiều. Một bổ giải pháp hữu ích cho mẹ là:
Tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân
Mẹ lo lắng, suy nghĩ gì hãy cố gắng chia sẻ cho những người thân yêu của mình. Họ sẽ thấu hiểu, đồng cảm và dành cho bạn những lời khuyên tốt nhất. Đây chính là liều thuốc hiệu quả với tinh thần của mẹ. Mẹ sẽ gạt bỏ được những suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
Tham gia vào các lớp học thai giáo
Lo lắng quá mức khiến mẹ thường xuyên suy nghĩ và cảm thấy bất an. Một phần là do mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức thai sản. Do đó, mẹ hãy đăng ký các lớp học tiền sản và thai giáo để được cung cấp những kiến thức hữu ích về thai kỳ. Khi được trang bị kiến thức, mẹ cảm thấy tự tin, chủ động và bớt lo nghĩ hơn. Hơn nữa, mẹ sẽ biết cách chăm sóc bản thân và loại bỏ những cảm xúc tiêu cực.
Hạn chế tiếp xúc với những thông tin tiêu cực
Mẹ bầu vốn dĩ đã nhạy cảm lại thêm những những tác động xấu khiến mẹ càng suy nghĩ nhiều hơn. Do đó, mẹ nên hạn chế tối đa sử dụng mạng xã hội để tránh những thông tin tiêu cực đó.
Xây dựng một lối sống lành mạnh
Bên cạnh công việc, mẹ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân mình hơn. Cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Cố gắng ngủ nhiều hơn mỗi ngày để cơ thể được nạp thêm nhiều năng lượng và tránh cáu gắt, mệt mỏi và suy nghĩ nhiều.
Mẹ bầu nên dành thời gian luyện tập nhẹ nhàng, đi bộ hoặc tập các bài yoga dành cho thai phụ. Ngoài ra, thiền cũng rất hữu ích với mẹ bầu. Ngồi thiền mỗi ngày 20-30 phút giúp mẹ thư giãn và giảm sự kích thích thần kinh não bộ.
Nói chuyện với bác sĩ
Nếu mẹ cảm thấy tình trạng suy nghĩ linh tinh ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và tinh thần, hãy nói chuyện với bác sĩ sản phụ hoặc bác sĩ tâm lý. Các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ hơn về tình trạng của mẹ để đưa ra lời khuyên tốt nhất. Điều này giúp mẹ bớt lo lắng và vượt qua giai đoạn khủng hoảng tốt hơn.
Mong rằng bài viết “Bà bầu hay suy nghĩ linh tinh” sẽ hữu ích, giúp mẹ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Mẹ còn những thắc mắc gì về sức khoẻ thai kỳ, hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Aplicaps qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).
Tài liệu tham khảo
↑1 | Pregnancy Emotions. Truy cập ngày 30/3/2023. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/pregnancy-emotions/#:~:text=Hormones,ability%20to%20monitor%20those%20emotions |
---|---|
↑2 | Association between maternal anxiety in pregnancy and increased uterine artery resistance index: cohort based study. Truy cập ngày 30/3/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC27690/ |