Sa tử cung sau sinh là biến chứng rất phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản và sức khỏe của mẹ. Chính vì vậy, vấn đề sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không? Các dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa sa tử cung luôn là vấn đề được các mẹ quan tâm. Cùng Aplicaps tìm hiểu chi tiết về sa tử cung sau sinh trong bài viết dưới đây.
Sa tử cung dễ gặp khi sinh thường hay sinh mổ?
Theo thống kê, có đến 35% phụ nữ sau sinh bị sa tử cung. Đây là tình trạng khi tử cung không được nâng đỡ và tụt xuống sàn chậu, thậm chí là nhô ra ngoài âm đạo. [1]
Sa tử cung thường gặp ở các mẹ sinh thường, đặc biệt là sinh đôi, sinh ba hoặc đã sinh nở nhiều lần. Nguyên nhân là do trong suốt quá trình mang thai, phần cơ và dây chằng vùng bụng phải căng ra để nâng đỡ thai nhi. Đến khi chuyển dạ sinh thường, vùng cơ bụng lại tiếp tục phải co bóp để đẩy em bé ra ngoài.
Do đó, các cơ và dây chằng sàn chậu này bị tổn thương nhiều hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ mất khả năng hồi phục, nâng đỡ tử cung và các cơ quan khác gây sa tử cung. Vì vậy, mẹ sinh thường có nguy cơ bị sa tử cung cao hơn sinh mổ.
Sinh mổ có bị sa tử cung không? Đối với sinh mổ, các cơ và dây chằng vùng chậu ít bị kéo dãn hơn khi chuyển dạ so với sinh thường. Điều này giúp làm giảm nguy cơ bị sa tử cung sau sinh. Tuy nhiên, nếu không được nghỉ ngơi đúng cách, tử cung co hồi chậm thì mẹ sinh mổ vẫn có thể bị sa tử cung và gặp các biến chứng nguy hiểm khác.
Thông thường, quá trình hồi phục tử cung sau sinh thường kéo dài trong khoảng 3 tuần, chậm nhất là 1 tháng sau sinh. Qua thời gian này, nếu tử cung vẫn chưa về lại kích thước và vị trí ban đầu sẽ dẫn đến sa tử cung.
Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không?
Sa tử cung rất phổ biến ở các mẹ sau sinh, chủ yếu là do không được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách. Vậy nên vấn đề sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không được rất nhiều mẹ quan tâm.
Thực tế, trong quá trình tử cung co lại và hồi phục sau sinh, nếu mẹ ngồi nhiều sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của tử cung và các cơ, dây chằng vùng chậu, thậm chí có thể dẫn đến sa tử cung.
Ngoài ra, vận động mạnh hoặc đi lại, leo cầu thang nhiều cũng làm tăng nguy cơ sa tử cung sau sinh. Vì thế sau sinh các mẹ nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế tình trạng sa tử cung.
Cách nhận biết sa tử cung sau sinh
Triệu chứng phổ biến của sa tử cung sau sinh là mẹ luôn cảm thấy có gì đó phình ra ở phần bụng dưới, giống như đang ngồi trên quả bóng. Ngoài ra, phụ nữ bị sa tử cung sau sinh có thể gặp một số triệu chứng khác:
- Đau vùng xương chậu và bụng dưới.
- Đi tiểu nhiều lần nhưng thường tiểu khó, tiểu rắt hoặc tiểu không tự chủ.
- Đầy hơi, có thể bị táo bón.
- Đau vùng lưng dưới, cảm giác đau có thể cải thiện khi nằm xuống.
- Có khối u nằm phía trong hoặc nhô ra phía ngoài âm đạo.
- Âm đạo có cảm giác đau rát, có thể chảy máu hoặc dịch. [2]
Để xác định mẹ có bị sa tử cung hay không, mẹ cần thăm khám tại cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để kiểm tra bên trong vùng âm đạo và cổ tử cung có bất thường hay không. Bên cạnh đó, mẹ có thể được kiểm tra bằng siêu âm hoặc chụp X-quang. Hình ảnh sa tử cung sau sinh có thể thấy tử cung nằm ở vị trí bất thường và tụt vào phía trong âm đạo. Từ đó xác định chính xác tình trạng và cách điều trị phù hợp.
Sa tử cung sau sinh có tự khỏi không?
Sa tử cung là hậu quả của tình trạng mất khả năng co hồi tử cung và co giãn của các cơ, dây chằng vùng chậu. Do đó, sa tử cung sau sinh không thể tự khỏi mà cần có các biện pháp can thiệp, điều trị cụ thể.
Mẹ có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để cải thiện tình trạng sa tử cung sau sinh:
- Nằm sấp và kê gối xuống dưới hông, giúp tăng cường lưu thông máu và co hồi tử cung tốt hơn.
- Luyện tập yoga hoặc các bài tập kegel sẽ giúp co cơ tử cung và cơ sàn chậu, hồi phục sau sinh hiệu quả.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên để hạn chế tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng âm đạo,… [3]
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trị sa tử cung tại nhà nhưng không hiệu quả, mẹ nên đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. Tránh tình trạng tử cung sa ra ngoài âm đạo gây viêm nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biện pháp phòng ngừa sa tử cung sau sinh
Để phòng ngừa sa tử cung hiệu quả nhất, các mẹ sau sinh cần lưu ý:
- Dành thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sau sinh. Hạn chế tối đa mang vác vật nặng, đi lại, ngồi nhiều.
- Tăng cường bổ sung các chất xơ từ rau xanh, ngũ cốc, hoa quả,… Hạn chế bị táo bón sau sinh.
- Tập luyện một số bài tập kegel hoặc đi lại nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu và tử cung hồi phục tốt hơn.
Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không? Không chỉ ngồi nhiều, đi lại nhiều, vận động quá sức cũng khiến mẹ bị sa tử cung sau sinh. Do đó, các mẹ sau sinh cần duy trì chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp để hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa sa tử cung hiệu quả nhất.
Nếu mẹ có các câu hỏi về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe khi mang thai và sau sinh, hãy liên hệ ngay tới HOTLINE 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY để được Aplicaps giải đáp chi tiết nhất.
Đọc thêm:
- 10+ hình ảnh vết khâu tầng sinh môn – Phân biệt vết khâu lành và bị hở
- Bị đứt chỉ khâu tầng sinh môn có sao không? Làm sao để vết hở mau lành
Tài liệu tham khảo
↑1 | IS PROLAPSE NORMAL AFTER GIVING BIRTH?. Truy cập ngày 20/02/2023. https://drjohnmacey.com/is-prolapse-normal-after-giving-birth/ |
---|---|
↑2 | Prolapsed Uterus, truy cập ngày 21/02/2023. https://www.webmd.com/women/prolapsed-uterus |
↑3 | Vaginal prolapse, truy cập ngày 22/02/2023. https://www.thewomens.org.au/health-information/vaginal-prolapse/ |