Hình ảnh em bé quay đầu trong bụng mẹ? Thai không quay đầu có sao?

Chuẩn bị vượt cạn có rất nhiều lưu ý các mẹ cần lưu ý, một trong số đó là trạng thái quay đầu của thai nhi. Thai nhi quay đầu hay không quay đầu là hiện tượng thai sản tốt hay xấu, cùng xem hình ảnh em be quay đầu trong bụng mẹ sau đây để biết câu trả lời ở dưới đây nhé!

Thời gian em bé quay đầu trong bụng mẹ?

Trong các tháng đầu và trong quá trình phát triển các cơ quan, thai nhi thường nằm theo vị trí có hướng môn thẳng về phía tử cung của người mẹ. Trong các tuần cuối của thai kỳ, 95% thai nhi có xu hướng quay đầu ngược lại để thuận lợi cho mẹ vượt cạn.

Với những bà mẹ mang thai lần đầu, các em bé có xu hướng quay đầu trong bụng vào khoảng tuần thứ 34 hoặc 35. Với những bà mẹ mang thai từ em bé thứ 2 trở đi thì số tuần em bé quay đầu thường rơi vào tuần thứ 36 hoặc 37.

Theo như các ghi nhận hiện nay, thời gian được cho là lý tưởng diễn ra quá trình thai nhi quay đầu là từ tuần thứ 32 tới 36. Thế nhưng, có rất nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm (chiếm tới 20%) và có trường hợp quay đầu khi mẹ bắt đầu chuyển dạ. Vậy nên rất khó xác định thời gian chính xác diễn ra quá trình quay đầu của bé trong bụng mẹ.[1]

Vậy liệu có dấu hiệu nào để các mẹ nhận ra rằng em bé trong bụng đã quay đầu hay chưa? Dấu hiệu dễ nhất đó chính là cảm nhận ở vùng xương mu, khi bé trong bụng quay đầu thì vị trí đầu em bé sẽ nằm ở vùng xương mu, các mẹ có thể ấn nhẹ và cảm nhận. Thông thường các mẹ sẽ thấy cứng và thấy cảm giác có gì đó tròn tròn, đó khả năng cao chính là đầu của em bé. Ngoài ra, các mẹ có thể cảm nhận cơn đạp ở vùng bụng trên hoặc nhờ các bố nghe tiếng tim thai ở vùng bụng dưới. Đây cũng là những dấu hiệu mà các mẹ có thể tự cảm nhận dễ dàng tại nhà.

Em bé khi chưa quay đầu và khi đã quay đầu trong bụng mẹ
Em bé khi chưa quay đầu và khi đã quay đầu trong bụng mẹ

Hình ảnh em bé quay đầu trong bụng mẹ

Dưới đây, là một số hình ảnh các em bé đã quay đầu trong bụng mẹ, xin mời các mẹ tham khảo:

Hình ảnh thai nhi quay đầu sớm tuần 28-29

Hình ảnh em bé quay đầu trong bụng mẹ tuần 28-29
Hình ảnh em bé quay đầu trong bụng mẹ tuần 28-29

Hình ảnh thai nhi quay đầu từ tuần 34-35

Hình ảnh thai nhi quay đầu từ tuần 34-35
Hình ảnh thai nhi quay đầu từ tuần 34-35

Hình ảnh thai nhi quay đầu từ tuần 36-37

Hình ảnh em bé quay đầu trong bụng mẹ tuần 36 – 37

Hỉnh ảnh thai nhi đã quay đầu trong bụng mẹ

Hình ảnh thai nhi ngôi đầu

Hình ảnh thai nhi ngôi đầu
Hình ảnh thai nhi ngôi đầu

Ngôi đầu là hình thái thai nhi quay hẳn phần đầu xuống dưới. Thai nhi ngôi đầu là hình thai tốt nhất để em bé được sinh ra theo cách tự nhiên

Hình ảnh thai nhi ngôi mông

Hình ảnh thai nhi ngôi mông
Hình ảnh thai nhi ngôi mông

Thai nhi ngôi mông là tình trạng thai xoay phần mông, chân xuống phía dưới – Tỉ lệ thai ngôi mông thường là 4%. Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho tính mạng của bé.

Hình ảnh thai nhi ngôi xiên

Thai nhi quay ngôi xiên

Thai ngôi xiên là hình thái thai nhi nằm xiên trong bụng mẹ gây nguy cơ vỡ ối rất cao ở các tuần thai cuối do thai nằm xiên gây áp lực lớn tới túi ối. Trường hợp ngôi xiên luôn cần được theo dõi và cân nhắc kỹ càng từ các bác sĩ.

Hình ảnh thai nhi ngôi ngang

Thai nhi quay ngôi ngang

Ngôi ngang là khi thai nhi nằm theo trục ngang thay vì trục dọc như ngôi đầu. Ngôi ngang gây áp lực lớn cho bụng mẹ vì vậy bà bầu cần nghỉ ngơi, hạn chế tối đa vận động trong tháng cuối của thai kỳ để tránh biến chứng vỡ ối, sa tay… Ngoài ra cần có sự theo dõi của chuyên gia y tế để cân nhắc sinh mổ khi thai nhi đã đủ tháng.

Thắc mắc của bà mẹ bầu khi thai nhi quay đầu

Càng gần tới ngày vượt cạn chắc hẳn các mẹ sẽ càng có nhiều thắc mắc về quá trình đi sinh của mình. Một trong số đó có lẽ là các thắc mắc về chuyện em bé trong bụng mình quay đầu hay chưa? quay đầu có đúng vị trí không? hay nếu thai nhi không quay đầu có sao không? Chúng ta cùng giải đáp nhé!

Vị trí thai nhi sau quay đầu như thế nào là tốt?

Trong thời kỳ tam nguyệt cá thứ 3, thai nhi có thể quay đầu hoặc không, nếu thai nhi quay đầu có thể kể đến 4 trường hợp có thể xảy ra bao gồm: thai nhi ngôi đầu, thai nhi ngôi mông, thai nhi ngôi xiên, thai nhi ngôi ngang.

Trong 4 trường hợp thai nhi quay đầu nói trên, vị trí tốt nhất cho mẹ vượt cạn chính là thai nhi quay đầu ngôi thuận. Thai nhi quay đầu ngôi thuận có vị trí đầu hướng thẳng xuống tử cung của mẹ, gáy em bé sẽ hướng về phía ngực mẹ và mông thì hướng về hướng ngực mẹ. Vị trí quay đầu này là vị trí thuận tiện nhất cho quá trình sinh nở của mẹ. Khi chuyển dạ ở vị trí này thai nhi sẽ tạo áp lực lên tử cung mẹ và các cơn co thắt cũng từ đây bắt đầu xuất hiện. Hơn thế, với thai nhi ngôi thuận, em bé chào đời sẽ chui đầu ra trước hạn chế các biến chứng cho cả mẹ và bé trong quá trình sinh nở.

Ngôi đầu là thai nhi sau quay đầu tốt nhất cho sinh đẻ
Ngôi đầu là thai nhi sau quay đầu tốt nhất cho sinh đẻ

Thai nhi không quay đầu có nguy hiểm không?

Thai nhi không quay đầu hay thai nhi ngôi mông là hiện tượng em bé trong bụng mẹ có hướng vị trí đầu hướng về phía ngực dù đã bước sang những tuần thai cuối. Thai nhi không quay đầu sẽ khiến quá trình sinh nở bị kéo dài. Điều này có thể tạo ra nhiều trường hợp nguy hiểm trong khi sinh như sa dây rốn khiến em bé ngưng thở ngay trong bụng mẹ. Vậy nên thai nhi không quay đầu thường được các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên sinh mổ để giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho cả mẹ và bé. [2]

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK567727/#:~:text=Due%20to%20the%20fetal%20head,descend%2C%20resulting%20in%20prolonged%20labor.

Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh?

Thông thường, thai nhi quay đầu là dự báo thời điểm các em bé lọt lòng sẽ tới rất gần, tùy vào các lần mang thai mà các mẹ có thể xem như đã nói ở trên. Lần thai đầu thì các em bé sẽ quay đầu trong bụng mẹ sớm hơn các lần mang thai sau.

Biện pháp chăm sóc mẹ bầu và thai nhi trong quá trình quay đầu

Thời kỳ thai nhi quay đầu thường là những tuần cuối cùng của thai kỳ, các mẹ dù không nên quá lo lắng nhưng cũng nên tham khảo các biện pháp chăm sóc cho cơ thể mình như sau:

Tập thể dục tốt cho bà bầu

Tập thể dục luôn được khuyến khích với mẹ bầu, các mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng giúp hệ thống tuần hoàn lưu thông, nâng cao thể trạng chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Một số bài tập còn giúp em bé dễ quay đầu có thể kể đến như: tập thể dục với quả bóng mềm, đi bộ nhẹ nhàng, vận động kích thích khung xương chậu tạo không gian cho bé quay đầu,…

Tập thể dục nâng cao thể trạng sức khỏe bà bầu

Nằm đúng tư thế giúp thai nhi quay đầu

Trong thời kỳ em bé trong bụng các mẹ quay đầu, tư thế nằm của mẹ luôn cần được chú ý. Các mẹ khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái để em bé có không gian quay đầu, điều này cũng giúp tuần hoàn dễ lưu thông tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Các mẹ hạn chế nằm ngửa và không được nằm cao chân khi đang nằm ngửa, điều này sẽ tạo ra khó khăn cho quá trình quay đầu của bé.

Siêu âm chẩn đoán thai nhi quay đầu

Siêu âm định kỳ sẽ giúp các mẹ bầu và các bác sĩ nắm được tình hình hiện tại của em bé. Siêu âm chẩn đoán sẽ là phương pháp chính xác nhất để xác định ngôi thai của thai nhi. Các mẹ luôn cần siêu âm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để cả hai nắm được tình hình và có phương án chuẩn bị cho quá trình sinh nở thuận lợi nhất.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích mà các mẹ bầu và mọi người đang tìm kiếm. Thông qua bài viết hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của các bạn về hình ảnh em bé quay đầu trong bụng mẹ? Thai không quay đầu có sao? Aplicaps Việt Nam chúc các bạn và các mẹ bầu sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Intrauterine Fetal Demise. Truy cập ngày 7/06/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557533/
2 Delivery, Face and Brow Presentation. Truy cập ngày 7/06/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK567727/#:~:text=Due%20to%20the%20fetal%20head,descend%2C%20resulting%20in%20prolonged%20labor

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ