Thai 20 tuần là mấy tháng? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Thai 20 tuần là mấy tháng? Mẹ cần lưu ý những gì trong thời điểm này?… Hàng loạt câu hỏi mẹ luôn băn khoăn và thắc mắc trong giai đoạn này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để Aplicaps giải đáp cho mẹ nhé!

Thai 20 tuần là mấy tháng?

Thai 20 tuần tức là em bé và mẹ đã bên nhau 5 tháng. Mẹ lúc này đang trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ và đã đi được nửa chặng đường. Thời điểm này là giai đoạn phát triển mạnh nhất của thai nhi. Mẹ đã có thể cảm nhận được từng cử động của bé.

20 tuần là mấy tháng?
20 tuần là mấy tháng?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 20

Ở tuần thai thứ 20, thai nhi đã cơ bản hình thành đầy đủ bộ phận. Em bé lúc này có chiều dài khoảng 16,5cm và kích thước tương đương với quả xoài. Khác biệt lớn nhất là tại thời điểm này, những dấu vân tay, lòng bàn tay, bàn chân của trẻ được hình thành. Tóc của thai nhi cũng được mọc ra nhiều hơn.

Tiểu não của trẻ cũng không ngừng phát triển. Đây là cơ quan quan trọng với thần kinh vận động, nhận thức và cảm xúc của trẻ. Ngoài ra, cơ thể trẻ cũng được bao phủ bởi một lớp chất gây màu trắng. Chất này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ làn da của trẻ không bị kích ứng trong nước ối. Ngoài ra, nó cũng giúp trẻ chuyển động dễ dàng và giúp quá trình sinh dễ dàng hơn. Đặc biệt, vào tuần thứ 20, em bé đã bắt đầu chuyển động và có những cú huých mạnh mẽ vào bụng mẹ.

Sự phát triển của thai nhi qua từng tháng

Một số chỉ số của thai nhi vào tuần thứ 20 (tham khảo) như sau:

  • CRL (Chiều dài đầu mông): 164mm.
  • BPD (Đường kính lưỡng đỉnh): 46mm.
  • AC (Chu vi vòng bụng): 159mm.
  • HC (Chu vi đầu): 177mm.
  • FL (Chiều dài xương đùi): 31mm.
  • EFW (Cân nặng ước tính): 275-387g.
Hình ảnh thai nhi 20 tuần tuổi

Những thay đổi của mẹ khi thai 20 tuần

Với sự phát triển của thai nhi, người mẹ cũng có nhiều thay đổi cả về cơ thể và cảm xúc. Bạn hãy lắng nghe những thay đổi của cơ thể xem nhé!

Thay đổi về thể chất

Thể chất, sức khoẻ mẹ là yếu tố thay đổi lớn và dễ thấy nhất trong giai đoạn thai kỳ. Các thay đổi của cơ thể mẹ bao gồm:

  • Cân nặng tăng: Khi đến tuần 20, trọng lượng của cơ thể mẹ tăng khoảng 4-5kg. Sự tăng cân của mẹ do nhiều yếu tố tác động đến, bao gồm: sự phát triển của em bé, nạp nhiều calo hơn, trọng lượng của tử cung, túi ối, tuần hoàn tăng,…
  • Hình dáng rốn thay đổi: Thai nhi lớn chèn ép vào thành bụng và khiến cho hình dáng của rốn thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này không phải mẹ nào cũng rõ ở tuần thứ 20. Mẹ bầu không cần lo lắng về tình trạng này do nó sẽ trở lại hình dáng bình thường sau sinh.
  • Chuột rút: Đây là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ của mẹ vào giai đoạn này. Trường hợp chuột rút nhẹ sẽ không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài và ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ nên đi khám sớm [1].
  • Phù chân: Nguyên nhân là do thể tích chất lỏng và thể tích tuần hoàn cơ thể mẹ tăng lên. Cùng với đó là những thay đổi của hormon, tử cung chèn ép vào tĩnh mạch. Điều này khiến lượng máu bị dồn nhiều xuống chân và gây phù.
  • Tình trạng ngứa ngáy: Sự phát triển của thai nhi khiến vùng da ở bụng và ngực bị căng rạn ra. Điều này khiến mẹ có cảm giác ngứa ngáy. Mẹ có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm, khăn mát để chườm vào da để thoải mái hơn.
  • Đau lưng: Những áp lực của tử cung cộng thêm việc thai nhi rút canxi từ xương mẹ nhiều hơn khiến cho lưng của mẹ bị đau.
hình ảnh bụng bầu 20 tuần
Hình ảnh bụng bầu 20 tuần

Thay đổi về cảm xúc

Đa số phụ nữ mang thai trở nên thay đổi tính cách, dễ xúc động, dễ cáu gắt và lo âu nhiều hơn. Nguyên nhân phổ biến nhất là sự thay đổi hormone khiến tâm lý mẹ nhạy cảm hơn. Ngoài ra, những lo lắng trong thai kỳ và khi chuẩn bị làm mẹ cũng khiến tâm lý mẹ trở nên bất ổn hơn.

Lời khuyên của bác sĩ sản khoa

Để có một thai kỳ trọn vẹn, mẹ hãy tuân thủ một số lời khuyên dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng

Khi mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và con phát triển. Đặc biệt, trong tuần thứ 20 thì nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi lớn hơn rất nhiều. Điều mẹ cần làm là bổ sung đa dạng vi chất, đặc biệt là:

  • Sắt: Lúc này, thể tích tuần hoàn cơ thể mẹ tăng đến 30-50%. Do đó, cơ thể sẽ cần bổ sung thêm nhiều sắt hơn để tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, đảm bảo đủ nhu cầu của mẹ và nuôi dưỡng bé. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung 30-60mg sắt.
  • Canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng vào quá trình hình thành hệ xương của bé và ngăn ngừa tình trạng nhức mỏi xương ở mẹ. Nhu cầu canxi của mẹ vào tuần thai thứ 20 là 1000-1200mg mỗi ngày. Khi thai nhi bước sang tam cá nguyệt thứ 3 (tháng thứ 7) thì nhu cầu canxi mỗi ngày sẽ tăng lên 1200-1500mg.
  • DHA: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành não bộ và thị lực của trẻ. Hơn nữa, bổ sung DHA còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng căng thẳng, lo âu và ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm thai kỳ, sau sinh.
Mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ

Chế độ sinh hoạt

Thai 20 tuần tuổi đã tương đối ổn định nên mẹ có thể đi lại làm việc nhẹ nhàng. Mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh. Mỗi ngày mẹ nên dành ra khoảng 25-30 phút để đi bộ hoặc tập yoga giúp cơ thể giảm mệt mỏi, giảm các cơn đau.

Ngoài ra, mẹ không nên làm việc nặng nhọc, tránh mang vác vật nặng và tránh những áp lực.

Những lưu ý khi khám thai

Thai 20 tuần mẹ cần đi khám thai để kiểm tra mức độ phát triển của con và phát hiện các dị tật thai nhi trước sinh. Khi đi khám thai vào tuần thứ 20, mẹ cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm: Kiểm tra hình thái và sự phát triển của trẻ.
  • Xét nghiệm máu: Giúp mẹ phát hiện ra các bệnh di truyền hoặc những bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ qua con.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ. Từ tuần thứ 20, mẹ bầu sẽ được kiểm tra mỗi tháng 1 lần để đánh giá.

Giải đáp một số thắc mắc của mẹ khi thai 20 tuần tuổi

Mang thai 20 tuần bụng bị căng cứng có sao không?

Đa số các mẹ bầu đều bị căng tức bụng khi mang thai vào tuần 20. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển nhanh, cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi để thích nghi với điều đó. Hơn nữa, áp lực của thai nhi chèn xuống xương và bụng dưới cũng khiến mẹ cảm thấy bị căng cứng.

Do đó, mang thai 20 tuần bị căng cứng bụng mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Nếu hiện tượng căng cứng nặng hơn và ảnh hưởng đến sinh hoạt, mẹ hãy đi gặp bác sĩ để được khám.

Thai 20 tuần đã biết được chính xác giới tính chưa?

Tại thời điểm 16-18 tuần, mẹ đã có thể biết được giới tính của con. Tuy nhiên tỉ lệ chính xác chỉ khoảng 80%. Từ tuần thứ 20 trở đi, bộ phận sinh dục của thai nhi được hoàn thiện nên có thể biết chính xác giới tính của thai nhi nhất.

Mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng dưới có sao không?

Thai phát triển càng lớn khiến cho cổ tử cung hoạt động càng nhiều nên có thể gây những cơn đau bụng dưới. Trong trường hợp cơn đau dữ dội với mức độ tăng dần kèm máu cục, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay.

Bầu 20 tuần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chưa?

Vào thời điểm 20 tuần, mẹ chưa cần đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Thời điểm cần thực hiện là vào lần khám thai đầu tiên hoặc vào tuần thứ 24-28. Thời điểm này, bác sĩ sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường để khẳng định kết quả, sàng lọc tiểu đường thai kỳ muộn ở người có nguy cơ cao.

Với câu trả lời cho câu hỏi “20 tuần là mấy tháng” và chia sẻ xoay quanh thai kỳ, Aplicaps hy vọng mẹ sẽ có thêm kiến thức về thai kỳ. Nếu mẹ vẫn còn những băn khoăn về thai kỳ, hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ thai kỳ qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập https://aplicaps.vn/.

Tài liệu tham khảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ