cách giảm đau đầu ti khi cho con bú

Nguyên nhân và cách giảm đau đầu ti khi cho con bú

Đau đầu ti khi cho con bú là vấn đề phổ biến ở các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu không xử lý đúng cách, tình trạng này có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc cho bé bú và thậm chí dẫn đến viêm nhiễm. Cùng Aplicaps tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm đau đầu ti khi cho con bú hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau đầu ti khi cho con bú

Trước khi tìm hiểu cách giảm đau đầu khi cho con bú, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân từ bé

  • Bé ngậm ti không đúng cách (chỉ ngậm đầu ti, không ngậm quầng vú): Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu ti là bé chỉ ngậm một phần vú mà không ngậm hết quầng vú. Điều này tạo áp lực lớn lên một điểm nhỏ trên núm vú, gây đau, nứt nẻ và khó chịu cho mẹ . Ngoài ra, còn làm giảm hiệu quả bú sữa, khiến bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • Bé mọc răng cắn ti hoặc bú quá mạnh: Khi bé mọc răng, lợi của bé có thể cắn vào núm vú, gây đau rát. Ngoài ra, một số bé quá đói hoặc hút quá mạnh, mẹ cũng có thể cảm thấy đau sau mỗi cữ bú.

Nguyên nhân từ mẹ

  • Núm vú nhạy cảm, da khô hoặc nứt nẻ do thời tiết: Một số mẹ có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Ngoài ra, thời tiết hanh khô cũng làm đầu ti nứt nẻ, làm mẹ đau ngay cả khi bé bú đúng cách.
  • Tắc tia sữa hoặc viêm vú: Tắc tia sữa không chỉ làm sữa khó lưu thông mà còn gây áp lực lên đầu ti, làm mẹ đau khi bé bú. Nếu không xử lý kịp thời, tắc tia sữa có thể dẫn đến viêm vú, gây đau và có thể kèm theo sốt.
Viêm vú gây đau đầu ti khi cho con bú
Viêm vú gây đau đầu ti khi cho con bú

Nguyên nhân khác

Cách giảm đau đầu ti khi cho con bú hiệu quả

Nếu mẹ bị đau đầu ti, hãy thử những cách sau để giảm đau và giúp bé bú thoải mái hơn.

Điều chỉnh tư thế cho con bú

Tư thế đúng giúp bé dễ dàng hơn và giảm áp lực lên đầu ti của mẹ. Một số tư thế mẹ có thể áp dụng:

Tư thế bế bé với cánh tay thuận (tư thế ôm nôi)

Tư thế ôm nôi
Tư thế ôm nôi

Đây là tư thế phổ biến, đặc biệt phù hợp với mẹ và bé trong những ngày đầu tập bú. Mẹ nên ngồi thẳng lưng, tựa vào ghế hoặc giường, có thể dùng gối hỗ trợ. Khi cho bé bú bên nào, mẹ dùng tay cùng phía để đỡ bé, khuỷu tay nâng đầu, cánh tay ôm dọc thân bé, giữ bé áp sát vào người mẹ. Tư thế này giúp bé ngậm ti dễ dàng, mẹ cũng kiểm soát được việc bé bú. Lưu ý tránh để cổ bé bị vẹo hoặc ôm bé không đủ sát vì có thể gây khó khăn khi bú.

Tư thế nằm nghiêng

Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng

Phù hợp với mẹ sinh mổ, sinh khó hoặc cho bé bú ban đêm. Mẹ nằm nghiêng, đặt bé quay mặt vào mẹ, bụng bé áp sát bụng mẹ, đầu – vai – hông bé thẳng hàng. Mẹ có thể dùng gối tựa đầu, kê sau lưng hoặc đặt khăn cuộn sau lưng bé để giữ bé ở tư thế ổn định khi bú.

Tư thế nằm nửa ngồi (bú sinh học)

Tư thế nằm nửa ngồi 
Tư thế nằm nửa ngồi

Tư thế này giúp mẹ thư giãn tối đa, đặc biệt khi mệt mỏi. Mẹ có thể ngả người trên ghế sô pha hoặc giường, tựa lưng vào gối cao để tạo tư thế nửa nằm – nửa ngồi. Bé được đặt trên người mẹ, đầu bé giữa hai bầu vú. Theo bản năng, bé sẽ tự tìm ti mẹ mà không cần điều chỉnh nhiều. Nếu cần, mẹ có thể hỗ trợ nhẹ phần đầu và vai bé nhưng tránh ép bé vào tư thế cố định.

Hướng dẫn cho con ngậm ti đúng cách

Ngậm ti đúng giúp giảm đau cho mẹ và giúp bé bú hiệu quả hơn.((Latching on. Truy cập ngày 23/03/2025.
https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/how-to-breastfeed/latching-on/)) Khi cho bé bú, mẹ giữ bé sát vào người sao cho mũi bé ngang tầm với núm vú. Để bé hơi ngửa đầu, môi trên chạm nhẹ vào đầu ti, kích thích phản xạ mở miệng rộng. Khi bé há miệng to, cằm bé chạm vào bầu vú trước, đầu hơi ngửa để lưỡi tiếp xúc nhiều với vú mẹ. Khi ngậm đúng, miệng bé mở rộng, cằm áp sát vú, mũi thông thoáng và quầng vú phía trên lộ ra nhiều hơn phía dưới.

Mẹo làm dịu núm vú bị đau

Nếu đầu ti bị đau rát hoặc nứt nẻ, mẹ có thể áp dụng những cách sau để giảm đau nhanh chóng:((First aid for sore nipples. Truy cập ngày 23/03/2025.
https://www.breastfeeding.asn.au/resources/first-aid-sore-nipples#:~:text=Trong%20khi%20b%E1%BA%A1n,nhi%E1%BB%85m%20tr%C3%B9ng%20.))

  • Chườm ấm bằng khăn ướt sau mỗi lần bú khoảng 5 phút.
  • Giữ đầu ti khô ráo giữa các cữ bú, thay miếng lót thấm sữa thường xuyên.
  • Thoa một ít sữa mẹ lên đầu ti và để khô tự nhiên, giúp làm dịu và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Hạn chế dùng kem bôi núm vú khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia.
  • Chọn áo ngực và quần áo chất liệu mềm mại, tránh ma sát gây kích ứng.
  • Nếu đau kéo dài hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Đau đầu ti khi cho con bú khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu mẹ gặp những dấu hiệu sau, hãy đến bác sĩ để kiểm tra:

  • Cơn đau kéo dài hơn 1-2 tuần dù đã thử nhiều cách.
  • Đầu ti sưng đỏ, chảy mủ hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm.
  • Sốt, ớn lạnh hoặc đau lan tỏa (dấu hiệu của viêm vú nặng).

Đi khám sớm giúp mẹ tránh được những biến chứng nghiêm trọng và đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra thuận lợi hơn.

Biện pháp phòng tránh đau đầu ti khi cho con bú

Mẹ nên chủ động áp dụng một số biện pháp tránh gây đau đầu ti khi cho con bú
Mẹ nên chủ động áp dụng một số biện pháp tránh gây đau đầu ti khi cho con bú

Để tránh tình trạng đau đầu ti, mẹ nên chủ động áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cho bé ngậm ti đúng ngay từ đầu: Hướng dẫn bé bú đúng cách sẽ giúp mẹ tránh bị đau về sau.
  • Giữ vệ sinh đầu ti: Không dùng xà phòng có chất tẩy mạnh vì có thể làm khô và nứt nẻ da.
  • Hạn chế sử dụng máy hút sữa quá mạnh: Nếu dùng máy hút, mẹ nên điều chỉnh lực hút phù hợp.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh để duy trì nguồn sữa dồi dào.

Mong rằng, qua bài viết trên, Aplicaps đã giúp mẹ bầu hiểu rõ cách giảm đau đầu ti khi cho con bú hiệu quả và tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ một cách nhẹ nhàng hơn. Mẹ bầu hãy truy cập vào website aplicaps.vn để biết thêm các thông tin chi tiết khác, nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *