thai-9-tuan-tuoi

Thai 9 tuần tuổi phát triển như thế nào?- Nhưng điều mẹ cần biết

Thai 9 tuần tuổi đã chuyển sang giai đoạn bào thai. Hiện tại cơ thể của mẹ đã có những thay đổi rõ ràng.Vậy thai 9 tuần tuổi phát triển như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng Aplicaps theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích mẹ nhé.

Thai 9 tuần tuổi như thế nào

Bắt đầu từ tuần thứ 9 trở đi bé chính thức trở thành thai nhi. Vậy tuần này thai nhi phát triển như thế nào? Để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của thai tuần 9, mẹ nhớ theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Thai 9 tuần phát triển như thế nào

Trong tuần thứ 9, đuôi của thai nhi đã biến mất và được thay thế bằng hai chân và các ngón chân đã xuất hiện. Cả 4 ngăn tim đã được hình thành và các nội tạng khác đang được phát triển. Một số cơ nhỏ ở chân và tay đã được hình thành, vì vậy thai nhi sẽ có những cử động ngẫu hứng. Những chiếc răng sữa nhỏ và xương hàm cũng đang được hình thành. Trong tuần tiếp theo, răng sẽ cứng hơn và nối với xương hàm.

Nhìn chung tay chân của bé đã có thể uốn cong. Cột sống đã hiện ra qua lớp da mỏng và dây thần kinh cũng bắt đầu căng ra từ tủy sống.

Ở giai đoạn này, não đang phát triển và nằm ở vị trí cao trên đầu, chiếm nửa chiều dài cơ thể và phần trán sẽ phình ra to hơn. Từ thời điểm này trở đi, cơ thể bé sẽ phát triển dài gấp đôi.

Móng tay và móng chân đã hình thành và hoàn thiện hơn. Lớp màng mất đi và lớp lông tơ bắt đầu xuất hiện trên lớp da của bé.

Các bộ phận trên khuôn mặt như tai, mắt, mũi, miệng đã hình thành rõ hơn và có thể nhìn được. Đặc biệt đôi tai đã hoàn thiện cả bên trong lẫn bên ngoài và sự thay đổi thính giác. Vì vậy bố mẹ có thể tương tác với con để bé cảm nhận được.

Các bộ phận bên trong cơ thể như: gan, thận, não,… đã bắt đầu hoạt động để sản xuất tế bào máu trong suốt thai kỳ. Bắt đầu nuốt chất lỏng vào trong và thực hiện sự trao đổi chất.

Ở thời điểm này bộ phận sinh dục đã hiện ra nhưng chưa rõ nên chưa thể xác định được giới tính khi siêu âm thai 9 tuần tuổi.

Thai 9 tuần kích thước bao nhiêu

Ở giai đoạn này, thai nhi đã dài gần 2.3cm, nặng khoảng 2g và sẽ tăng cân nhanh chóng. Đầu của thai nhi vẫn có kích thước lớn hơn thân, nhưng sẽ trở nên cân đối hơn trong các tuần tiếp theo.

thai-9-tuan-kich-thuoc-bao-nhieu
Thai nhi 9 tuần tuổi đã dài gần 2.3cm và nặng khoảng 2g.

Thai 9 tuần nhịp tim bao nhiêu

Theo các chuyên gia thì nhịp tim trung bình của thai nhi 9 tuần tuổi sẽ khoảng 170 lần/nhịp và có thể tăng lên 180 lần/nhịp nếu bé quẫy đạp trong bụng mẹ.

Hỏi đáp dành cho mẹ

Khi mang thai chắc hẳn mẹ có rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Để có thêm những kiến thức hữu ích, đồng thời có lời giải đáp cho những câu hỏi của mình. Mẹ hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Thai 9 tuần biết trai hay gái chưa

Việc xác định giới tính của bé phụ thuộc nhiều vào tuổi thai. Ở những cột mốc nhất định sẽ cho kết quả kiểm tra tra khác nhau. Khi được 11 tuần tuổi nếu mẹ đi siêu âm thì độ chính xác khoảng 40 – 70%, tuần thứ 12 – 14 là khoảng 80% và từ tuần 16 – 20 tuần độ chính xác sẽ là 85 – 90%.

Nếu tuần thứ 9 mẹ đi kiểm tra thì vẫn chưa thể xác định chính xác được giới tính của bé. Do đó, mẹ hãy đợi thêm vài tuần nữa để vừa đi kiểm tra sàng lọc dị tật vừa kiểm tra giới tính luôn nhé.

Thai 9 tuần đã bám chắc chưa?

Thai nhi được 9 tuần đã có sự phát triển về các bộ phận trên cơ thể và bám chặt vào tử cung để lấy nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Tuy nhiên khả năng bám dính của từng thai nhi sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như:

  • Cơ địa của người mẹ
  • Chế độ sinh hoạt của mẹ bầu
  • Các bệnh lý mà mẹ bầu mắc phải…

Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự bám chắc của thai nhi trong những tuần đầu tiên. Để biết chính xác hơn về tình trạng thai 9 tuần đã bám chắc chưa thì các mẹ nên đi thăm khám bác sĩ.

[su_box title=”Xem thêm” box_color=”#1C7E73″ title_color=”#ffffff”]

Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 41

Thai 5 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai 6 tuần tuổi phát triển ra sao?

Khám phá quá trình phát triển của thai 7 tuần tuổi.

Tất tần tật những điều mẹ cần biết về thai 8 tuần tuổi[/su_box]

Thai 9 tuần bụng đã to chưa?

Nhiều mẹ mang thai được 9 tuần nhưng chưa thấy bụng chưa to lên vô cùng lo lắng. Bước sang tuần thứ 9 của thai kỳ, một bào thai có thể gọi là một thai nhi đúng nghĩa. Thông thường, thai 8 tuần tuổi có to hay không còn phụ thuộc vào cân nặng của bé.

Trong giai đoạn này, mức cân nặng của bé khoảng 2g, kích thước to bằng một quả nho. Do đo, bụng của mẹ chỉ hơi to hơn so với bình thường một chút thôi.

Hơn thế nữa sự to lên của bụng bầu 9 tuần các mẹ sẽ khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Bởi vậy, nếu mang thai 9 tuần mà bụng không to lên thì mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng nhé!

thai-9-tuan-bung-to-chua
Thai 9 tuần bụng của mẹ chỉ hơi to hơn so với bình thường một chút thôi.

Thai 9 tuần nhịp tim 180 la trai hay gái?

Các bà mẹ thường hay rỉ tai nhau rằng, việc căn cứ vào nhịp tim thai có thể giúp dự đoán giới tính của bé yêu sớm nhất, ngay trong tam cá nguyệt đầu tiên. Theo đó, các mẹ chia sẻ rằng nếu nhịp tim trên 140 nhịp đập mỗi phút (bpm) thì thai nhi là một bé gái, dưới 140 bpm thì là bé trai.

Tim của thai sẽ hình thành vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Bạn thậm chí có thể nhìn thấy và đo được những điểm sáng nhấp nháy trên màn hình máy tính khi tiến hành siêu âm. Nhịp đập mỗi phút bắt đầu từ 90–110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày. Nhịp tim thai tiếp tục tăng cho đến khi đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần 9, từ 140 – 180 bpm cho bé trai lẫn bé gái. Do đó, bạn không thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai được.

Thai 9 tuần đã máy chưa?

Thai máy hay còn gọi là cử động của thai. Thông thường, thai nhi 9 tuần tuổi đã bắt đầu cử động nhưng rất nhẹ nên mẹ không nhận ra. Mẹ chỉ nhìn thấy khi đi khám bằng cái nhìn màn hình siêu âm.

Đến khoảng tuần thứ 18  – 20 tuần, mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy. Tuy nhiên, nếu không để ý, thì mẹ khó mà nhận biết được. 

Sau tuần thứ 20, thai nhi cử động mạnh hơn, số lần đạp cũng thường xuyên hơn, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể sờ thấy bàn tay hoặc bàn chân của trẻ.

thai-9-tuan-da-may-chua
Thai nhi 9 tuần tuổi đã bắt đầu cử động nhưng rất nhẹ nên mẹ không nhận ra.

Thai 9 tuần không có phôi?

Không có phôi thai hay còn được gọi là trứng rỗng. Đây là hiện tượng trứng đã thụ tinh và làm tổ trong tử cung nhưng không trở thành phôi thai. Tình trạng này còn được gọi là mang thai không có phôi thai. 

Trứng rỗng là nguyên nhân phổ biến nhất của sẩy thai. Các chuyên gia ước tính rằng trứng rỗng chiếm khoảng 50% tổng số ca sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên. Khoảng 15% các trường hợp mang thai đều bị sảy thai trước 13 tuần của thai kỳ.

Thai 9 tuần tuổi phát hiện ra không có phôi khi đi khám, bác sĩ sẽ thảo luận với mẹ về các lựa chọn điều trị như:

  • Đợi chờ các triệu chứng sảy thai diễn ra tự nhiên
  • Dùng thuốc, chẳng hạn như Misoprostol (Cytotec), để gây sẩy thai
  • Có quy trình phẫu thuật nong và nạo để loại bỏ các mô nhau thai khỏi tử cung.

Chế độ ăn uống

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Bởi chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của thai nhi. Sau đây là một số loại thực phẩm mẹ nên ăn và nên kiêng khi mang thai.

Bà bầu 9 tuần nên ăn gì?

Bổ sung sắt

Khi mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ sắt và có thể kéo dài đến sau sinh. Liều khuyến cáo khi mang thai từ 27 – 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày. 

Trong quá trình mang thai, thể tích máu tăng lên khoảng 50%. Do đó, việc bổ sung sắt là điều vô cùng cần thiết để tạo ra  hemoglobin. Đây là thành phần có trong màu với nhiệm vụ mang oxy đến khắp cơ thể của mẹ và thai nhi.

thai-9-tuan-tuoi-bo-sung-sat
Liều khuyến cáo khi mang thai từ 27 – 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày.

Bổ sung canxi

Khi mang thai, hệ thống xương của mẹ dễ bị suy yếu nến không bổ sung đủ canxi cho sự hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi. Nếu mẹ bị thiếu canxi thai nhi sẽ tự rút hết canxi từ xương của mẹ để bổ sung cho quá trình phát triển của minh. Điều này sẽ gây ra tình trạng tiêu xương, xốp xương và dễ bị gãy xương ở mẹ. 

Chính vì thế khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho mỗi ngày. Theo khuyến cáo, trung bình mỗi này mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1000mg canxi mỗi ngày.

Bổ sung axit folic

Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung axit folic mỗi ngày. Vì đây là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi. Nếu thiếu hụt axit folic trong những tuần đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh ống thần kinh và phát triển thành các dị tật như vô sọ, hở cột sống, hở sọ…

Vì vậy, mẹ bầu mỗi ngày cần đảm bảo 600cmg axit folic. Dưỡng chất này có nhiều trong gan động vật như bò, heo, gà hay các loại rau xanh thẫm như cải bó xôi, cải xanh, súp lơ xanh…

thai-9-tuan-bo-sung-axit-folic
Thiếu hụt axit folic trong những tuần đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.

Thai 9 tuần không nên ăn gì?

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn thì có những thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh gồm có:

  • Sữa tiệt chưa tiệt trùng, bởi sữa chưa tiệt trùng chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
  • Hạn chế uống cà phê. bởi vì uống nhiều có nguy cơ làm tăng tình trạng táo bón ở mẹ. Đồng thời nó còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch của trẻ.
  • Khi mang thai mẹ cũng nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi vì chúng chứa ít dinh dưỡng mà còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi mang thai.
  • Mẹ bầu cũng nên tránh việc ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân. Vì thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh ở thai nhi.
  • Ngoài ra mẹ cũng nên tránh các loại rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn tái sống.

Để bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Ngoài việc cung cấp bằng chế độ ăn, mẹ bầu nên bổ sung bằng viên uống. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bổ bầu Befoma là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

bo-bau-befoma
Bổ bầu Befoma – Giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh.

Với công thức  3 tác động chính là:   

  • Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và hạn chế tối đa nguy cơ táo bón.
  • Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, phòng sảy thai.
  • 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Befoma là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 636 985

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều kiến thức về chủ đề thai 9 tuần tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh để có một sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh nhé!

__Vũ Thoa__

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ