thai-14-tuan-tuoi

Thai 14 tuần tuổi – Những điều mẹ cần biết về thai nhi tuần 14

Thai 14 tuần tuổi chắc hẳn mẹ đã hết triệu chứng ốm nghén rồi phải không? Sang đến tuần thứ 14 mẹ bắt đầu ăn được nhiều hơn so với trước. Do đó, mẹ hãy cố gắng ăn uống thật tốt để bé yêu phát triển một cách khỏe mạnh. Vậy thai nhi tuần 14 phát triển như thế nào? Mẹ hãy cùng Aplicaps theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Thai tuần 14 như thế nào?

Chắc hẳn không ít mẹ tò mò về thai nhi tuần 14 phát triển như thế nào phải không nào? Để biết được tuần này bé phát triển ra sao, mẹ hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Thai nhi tuần 14 phát triển như thế nào?

tuần 14 trên mặt của bé bắt đầu mọc lông tơ để bảo vệ làn da của. Lớp lông tơ này sẽ phát triển toàn cơ thể đến khi bé được sinh ra. Phần cổ của thai nhi cũng được hình thành rõ ràng hơn so với các tuần trước. Cổ của thai nhi dài ra và giữ được phần đầu thẳng hơn. 

Tuần này, đối với các bé trai, tuyến tiền liệt hình thành. Ở các bé gái thì buồng trứng di chuyển từ vùng bụng vào khung chậu. Bên cạnh đó tuyến giáp của bé giờ đây bắt đầu hoạt động và sản xuất hormon.

Phần đầu của bé sẽ phát triển gấp 4 lần so với kích thước hiện tại và tăng 60 lần về thể so với lúc bắt đầu hình thành. Bên cạnh đó vòm miệng của bé đã phát triển đầy đủ. Đồng thời bé bắt đầu biết nhăn mặt, cau mày hay nheo mắt.

Trong khoảng tuần này bé bắt đầu có những chuyển động trong bụng của mẹ như ưỡn mình, dang chân tay, thi thoảng bé có nấc hoặc đạp qua đạp lại. Tuy nhiên những cú đạp của bé chưa mạnh nên mẹ không cảm nhận được rõ ràng.

Bên trong cơ thể, hệ bài tiết của bé đã hoạt động khá nhuần nhuyễn. Thận đã thực hiện chức năng lọc nước tiểu và đào thải ra ngoài nước ối. Gan và lá lách cũng bắt đầu thực hiện chức năng tạo mật, tạo hồng cầu để hỗ trợ hoạt động tuần hoàn và hoàn thiện các cơ quan nội tạng của bé. Thành bụng của bé cũng bắt đầu dày lên, có khả năng phòng thủ nhất định để bảo vệ các cơ quan nội tạng.

thai-14-tuan-phat-trien-nhu-the-nao
Ở tuần 14 trên mặt của bé bắt đầu mọc lông tơ để bảo vệ làn da của mình.

Thai 14 tuần nặng bao nhiêu?

Thai nhi 14 tuần tuổi trọng lượng của cơ thể bé cũng tăng lên. Ở tuần này bé nặng khoảng 45 g (1,5 ounce) và có chiều dài khoảng 87mm (3,5 inch đo từ đầu đến mông). Kích thước tuần này của bé tương đương khoảng 1 của chanh dây.

Góc giải đáp dành cho mẹ bầu

Bên cạnh các thắc mắc về quá trình phát triển của bé, mẹ còn rất nhiều những câu hỏi liên quan đến quá trình mang thai. Sau đây là một số kiến thức bổ ích, giúp mẹ có thể lời giải đáp cho chính mình.

Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa?

Vào tuần 14, bộ phận sinh dục của thai nhi dần dần hoàn thiện, tuy nhiên việc biết được con là trai hay gái chỉ đạt khoảng 60 – 80%. Bởi kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc siêu âm, kinh nghiệm của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.

Không chỉ ở tuần thứ 14 mà đến trước 20 – 22 tuần tuổi nói chung, bộ phận sinh dục của con vẫn chưa thấy được rõ ràng vì còn đang phát triển, nên không dễ để xác định trai hay gái, nhất là khi, bé nằm co chân, nằm quay mặt vào bên trong hay trường hợp dây rốn buông xuống che mất.

thai-14-tuan-biet-trai-hay-gai-chua
Vào tuần 14 việc biết được con là trai hay gái chỉ đạt khoảng 60 – 80%.

Thai 14 tuần bụng đã to chưa?

Tuần thứ 14 của thai kỳ đỉnh tử cung của mẹ sẽ nhô cao hơn, cụ thể, chóp trên tử cung sẽ cao hơn so với xương chậu khoảng 16cm. Điều này có nghĩa là bụng bầu sẽ nhô ra một chút và rất dễ dàng nhận ra mẹ đang có thai. Nhưng mẹ nên nhớ rằng, việc bụng mẹ to hay bé không đánh giá được phát triển của bé yêu đâu, việc này phụ thuộc vào các yếu tố như cơ bụng của mẹ, mẹ bị thừa cân, mẹ ít vận động, di truyền…

Thai 14 tuần tuổi đã máy chưa?

Ở tuần thai thứ 14, các hoạt động của thai nhi đã diễn ra nhiều hơn và đa dạng hơn. Bé đã biết dạng chân tay, ưỡn mình, nấc và đạp qua lại. Lúc này những cú đạp của thai nhi bắt đầu có lực hơn nhưng mẹ vẫn khó có thể cảm nhận được lực tác động bởi thành tử cung và nước ối vẫn còn khá dày.

Càng về các tuần thai sau những chuyển động này sẽ càng rõ ràng hơn, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được bé đang ngọ nguậy trong bụng mẹ, thậm chỉ thỉnh thoảng còn bị bé đạp đau nữa đấy.

thai-14-tuan-da-may-chua
Ở tuần thai thứ 14 bé biết dạng chân tay, ưỡn mình, nấc và đạp qua lại.

Thai 14 tuần rau bám diện rộng có sao không?

Thai 14 tuần tử cung chưa lớn lên nhiều nên diện rau bám chưa khu trú rõ ràng ở thành trước, thành sau, thành bên hay đáy tử cung. Chính vì thế, bác sĩ thường báo với mẹ là rau đang bám diện rộng. Nhưng dù rau bám ở vị trí nào miễn là không bám thấp thì đều bình thường. 

Sau 1 tháng nữa mẹ đi khám thai lại sẽ thấy bánh rau khu trú rõ ràng vị trí, bác sĩ siêu âm mô tả vị trí bánh rau, để khi sinh bác sĩ đỡ đẻ hoặc bác sĩ mổ có hướng kiểm soát buồng tử cung của mẹ nếu xảy ra tình trạng sót rau sau khi bánh rau sổ ra ngoài.

Thai 14 tuần vẫn nghén phải làm thế nào?

Các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước được gọi là nghén khi mang thai. Tình trạng này thường xảy ra vào trước tuần thứ 9 của thai kỳ và kết thúc trước 12 – 14 tuần. Tùy thuộc vào cơ để và các yếu tố khác, một số mẹ có thể kéo dài đến vài tháng cuối hoặc nghén đến hết thai kỳ. 

Nghén thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngược lại nghén cho thấy thai nhi đang phát triển tốt, bánh nhau tiết ra các hormon như Beta hCG, estrogen…vào máu mẹ. Điều này khiến cho mẹ bị nghén nhiều. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bị nghén trong thai kỳ có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn người không nghén. 

Tuy nhiên nếu mẹ bị nghén quá nhiều và bị sụt cân thì có thể làm bé bị nhẹ cân lúc sanh. Một số trường hợp mẹ đang nghén bỗng đột ngột hết nghén thì mẹ nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng thai.

Khi thai được 14 tuần mà mẹ vẫn bị nghén thì đừng ép mình phải ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc. Hãy lựa chọn món ăn phù hợp và yêu thích trong những thực phẩm được khuyến khích dành cho bà bầu. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Đồng thời nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa. 

thai-14-tuan-van-nghen
Khi thai được 14 tuần vẫn bị nghén thì mẹ đừng ép mình phải ăn quá nhiều.

Thai nhi tuần 14 mẹ nên ăn gì?

Trong quá trình mang thai, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh là một điều vô cùng cần thiết. Sau đâu là một số loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung khi mang thai được 14 tuần.

Theo khuyến cáo của tổ chức USDA của Hoa Kỳ một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai cần bổ sung đủ các nhóm chất sau.

Carbohydrates

Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn mà mẹ bầu sử dụng để tạo ra năng lượng để nuôi dưỡng tế bào của mẹ và bé. Một số loại thực phẩm chứa carbohydrate tốt như: cơm, ngô, khoai lang, bí đỏ, đậu, lạc, khoai tây, ngô, củ cải vàng, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt…

Chất béo

Các loại chất béo tốt cho sức khỏe của mẹ là những chất béo không bão hòa đơn. Chúng có trong một số loại thực phẩm như: bơ, hạnh nhân, hạt điều, quả phỉ và quả hồ đào, dầu ô liu, dầu cải…

Protein

Protein đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển, duy trì sức khỏe. Chính vì thế, để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh mẹ nhớ bổ sung đủ lượng protein mỗi ngày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều protein như: tôm, cua, cá, thịt, vừng, lạc, các loại đậu…

thai-14-tuan-nen-bo-sung-protein
Để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh mẹ nhớ bổ sung đủ lượng protein mỗi ngày.

Vitamin & khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ dẫn đến nhiều biến chứng sản khoa nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ một số loại vitamin và khoáng chất như: vitamin D, vitamin C, sắt, canxi, acid folic, kẽ, iot,…

Nước

Nước đóng một vai trò quan trọng đối với bà bầu. Nước giúp hòa tan, hấp thụ và chuyển dinh dưỡng đến các tế bào máu. Thông qua nhau thai, máu sẽ đưa các dưỡng chất cần thiết đến để nuôi thai nhi. Do đó mẹ bầu nhớ uống đủ nước mỗi ngày

Chất xơ

Các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch chứa rất nhiều chất xơ, việc bổ sung chất xơ sẽ giúp mẹ ngăn chặt chứng táo bón.

[su_box title=”Xem thêm” box_color=”#1C7E73″ title_color=”#ffffff”]

Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 41

Thai 13 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai 12 tuần tuổi phát triển ra sao?

Khám phá quá trình phát triển của thai 11 tuần tuổi.

Tất tần tật những điều mẹ cần biết về thai 10 tuần tuổi[/su_box]

Thai 14 tuần cần bổ sung gì?

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, các chuyên gia đã khuyến nghị mẹ bầu nên bổ sung một số dưỡng chất cần thiết sau đây.

  • Sắt: Nhu cầu sắt của bà bầu theo khuyến cáo là 30mg sắt nguyên tố trên ngày trong suốt quá trình mang thai và sau sinh một tháng. Nếu thiếu sắt mẹ có nguy cơ gặp phải tai biến sản khoa cao. Bé sinh ra dễ bị nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ…
  • Canxi: Canxi cần cho sự phát triển khung xương của thai nhi. Nhu cầu canxi trong suốt quá trình mang thai từ 800mg- 1000mg mỗi ngày, 3 tháng cuối thai kỳ có thể tăng lên đến 1500mg
  • Acid folic:  Acid folic có tác dụng chống lại thiếu sót của ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo cho bà bầu là 400 – 600 mcg/ ngày.
  • Kẽm: Kẽm giúp phòng ngừa tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thai bị già tháng. Nhu cầu kẽm của mẹ bầu khoảng 12 mg/ mỗi ngày.
  • Vitamin C: Vitamin C tham gia vào quá trình tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng hấp thu sắt giúp giảm thiểu tình trạng thiếu máu khi mang thai. 
  • Iot: Bổ sung thiếu iot sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Hoặc trẻ sinh ra bi chậm nói, nói ngọng, câm điếc. Chính vì thế khi mang thai mẹ bầu nhớ bổ sung đầy đủ iot nhé.

Để bổ sung đủ các dưỡng chất trên, ngoài việc cung cấp bằng chế độ ăn, mẹ bầu nên bổ sung bằng viên uống. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bộ đôi bổ bầu & canxi của Aplicaps là các sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

Befoma với công thức vượt trội  3 tác động cho thai kỳ toàn diện

  • Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và không lo táo bón.
  • Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, chống sảy thai.
  • 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.
bo-bau-befoma
Bổ bầu Befoma – Giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh.

Menacal với công thức ưu việt 3 tác động giúp hấp thu đủ lượng canxi  cần thiết cho cơ thể, không lo táo bón, không lắng đọng.

Canxi từ tự nhiên: Canxi tảo đỏ, canxi san hô giúp hình thành hệ xương ở bé và ngăn ngừa mất xương ở mẹ.

Nhóm khoáng chất: Kẽm, Magie, Selen kích hoạt & hoạt hóa enzym hấp thu canxi.

Nhóm vitamin K2 & vitamin D3 giúp vận chuyển canxi đến đích ( hay đến tế bào xương). 

Bộ đôi bổ bầu & canxi của Aplicaps là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 636 985

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều kiến thức về chủ đề thai 14 tuần tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh để có một sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh nhé!

__Vũ Thoa__

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ